Tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng hòa tan lân, tổng hợp iaa và enzyme chitinase của vi khuẩn phân lập từ đất vùng rễ lúa (Trang 27)

2.8.1. Trên thế giới

Theo trích dẫn của Kloepper et al. (1989), Weller (1988) đã sử dụng các vi khuẩn vùng rễ để kiểm soát các tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ đất. Trong đó, một chủng

Pseudomonas đã cho thấy khả năng đối kháng nấm Rhizoctonia solani nhiễm trên cây cải dầu non.

Nghiên cứu của Kamil et al. (2007) trên các dòng vi khuẩn phân lập từ vùng rễ của các loại cây trồng khác nhau tại Ấn Độ đã ghi nhận được 4 dòng vi khuẩn có tiềm năng sản xuất chitinase tốt nhất. Bằng phân tích SDS-PAGE các protein trong tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh bào tử của 4 dòng, Kamil đã xác định được 4 dòng này thuộc về 3 loài vi khuẩn khác nhau là Bacillus licheniformis, Stenotrophomonas maltophiliaB. thuringiensis. Hai trong số 4 dòng này còn thể hiện khả năng ức chế sự phát triển của các nấm gây bệnh Rhizoctonia solani, Macrophomina phasiolina,

Fusarium culmorum, Pythium sp., Alternaria alternataSclerotium rolfsii tương ứng với khả năng tiết chitinase của chúng.

Karnwal (2009) đã phân lập được 30 dòng vi khuẩn Pseusomonas có khả năng tổng hợp IAA, siderophore, chất huỳnh quang và biểu hiện một số đặc tính kích thích sinh trưởng thực vật từ vùng rễ của nhiều loại cây trồng khác nhau thuộc tỉnh Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ.

Kết quả thí nghiệm của Shahab et al. (2009) cho thấy 3 chủng vi khuẩn hòa tan lân thu được từ đất vùng rễ (đường kính vòng hòa tan lân lên đến 20-40mm) được khảo sát đều có khả năng tổng hợp IAA. Khi xử lý hạt đậu xanh với từng chủng vi khuẩn, cả 3 chủng đều kích thích sự sinh lông hút và rễ bên cũng như làm tăng chiều dài rễ.

Bảy chủng vi khuẩn vùng rễ lúa được sử dụng trong nghiên cứu của Gopalakrishnan et al. (2010) biểu hiện khả năng đối kháng nấm Macrophomina phaseolina gây bệnh thối than trên cây cao lương thông qua khả năng tổng hợp chitinase và siderophore. Ngoài ra, chúng còn có khả năng hòa tan lân, sản xuất huỳnh quang và HCN.

Lisek et al. (2011) đã sử dụng phương pháp BOX-PCR để so sánh sự cách biệt di truyền giữa các dòng vi khuẩn thuộc chi Pseudomonas và các dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân khó tan phân lập từ vùng rễ cây táo và cây anh đào chua.

Shyamala và Sivakumaar (2012) đã sử dụng chủng vi khuẩn Pseudomonas flourescens phân lập từ vùng rễ lúa để thử khả năng đối kháng nấm Pyricularia oryzae

gây bệnh đạo ôn trên lúa. Kết quả cho thấy chủng vi khuẩn sử dụng có khả năng ức chế sự phát triển hệ sợi của nấm, đồng thời nó còn tiết protease, IAA và siderophore giúp tăng cường hiệu quả kháng nấm.

Noori và Saud (2012) đã phân lập được 20 chủng Pseudomonas flourescens từ đất trồng lúa, cả 20 chủng vi khuẩn đều có thể tổng hợp siderophore trên môi trường nuôi cấy thiếu sắt. Bên cạnh đó, chúng còm tổng hợp HCN và đối kháng nấm

Pyrcularia oryzae hiệu quả. Mười lăm dòng trong số này cũng biểu hiện khả năng tổng hợp IAA.

Ramyasmruthi et al. (2012) đã thu nhận được chủng Pseudomonas flourescens có khả năng tổng hợp IAA, siderophore, HCN bên cạnh khả năng cố định đạm, hòa tan lân khó tan và đối kháng nấm hiệu quả từ vùng đất rễ của một số loài cây thuộc họ Cà (Solanaceae). Hạt ớt được xử lý với chủng vi khuẩn này cho chỉ số nảy mầm 100% và giảm nhiễm các bệnh gây bởi Collectotrichum gleosporidose OGC1 đến gần 50%.

Zaim et al. (2013) đã phân lập được 131 dòng vi khuẩn từ đất vùng rễ cây đậu hồi/đậu garbanzo (Cicer arietinum) khỏe mạnh, trong đó 29/131 dòng thể hiện khả năng đối kháng in vitro 2 chủng nấm FOC1 và FOC2 gây bệnh héo Fusarium trên cây đậu hồi, với tỉ lệ ức chế sự phát triển lần lượt lên đến 71,11% đối với FOC1 và 60,65% đối với FOC2. Các dòng vi khuẩn này đã được xác định thuộc chi Bacillus dựa trên các kiểm tra hình thái, sinh lý và sinh hóa.

2.8.2. Việt Nam

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2012) đã bước đầu thành công trong thử nghiệm các vi khuẩn đối kháng Pseusomonas, Burkhoderia Bacillus (các vi khuẩn dễ dàng tìm thấy tại vùng rễ cây trồng) để kiểm soát nấm Fusarium oxysporum

Rhizoctonia solani trên rau diếp và cà chua.

Đỗ Thị Trường (2000) đã phân lập được 23 dòng vi khuẩn lam có khả năng cố định đạm từ đất trồng lúa ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Các dòng vi khuẩn này thuộc vào các chi Cylindrospermum, Anabaenosip, Anabaena, Nostoc, Aulosia,

Pseudanabaena, Scytonema, Tolypothrix, Nodularia, trong đó 2 chi Nostoc

Anabaena chiếm đa số.

Từ thân, rễ cây lúa mùa Nàng Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên và Một Bụi, Lăng Ngọc Dậu (2006) đã phân lập được 36 dòng vi khuẩn cố định đạm, trong đó có 12 dòng đã được xác định là vi khuẩn Azospirillum lipoferum.

Nguyễn Thị Phương Thảo (2010) đã phân lập được 25 dòng vi khuẩn

Pseudomonas có khả năng cố định đạm cao từ vùng đất phù sa tại tỉnh Vĩnh Long. Năm 2010, Ngô Thanh Phong et al. đã phân lập được 51 dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm tốt từ đất vùng rễ lúa thu tại mẫu đất phù sa thuộc tỉnh Kiên Giang.

Phạm Thị Ánh Loan (2012) đã phân lập được 28 dòng vi khuẩn Pseudomonas từ tám mẫu đất vùng rễ lúa, 28 dòng vi khuẩn này đều có khả năng sinh tổng hợp IAA.

Năm 2012, Nguyễn Thị Phương Oanh et al. đã phân lập được 57 dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm từ đất vùng rễ lúa thuộc tỉnh Cần Thơ và Trà Vinh. Bốn chủng có hàm lượng đạm và IAA cố định đạm cao nhất trong số 57 dòng này còn biểu hiện khả năng hòa tan lân khó tan và khả năng kích thích sinh trưởng cây lúa OM3536. Nguyễn Bá Hữu và Đặng Thị Cẩm Hà (2007) đã sử dụng phương pháp BOX- PCR để phân tích sự khác biệt giữa 3 dòng vi khuẩn có khả năng sử dụng 2,4- Dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D) phân lập từ đất nhiễm chất diệt cỏ chứa Dioxin tại Đà Nẵng.

Nguyễn Thị Phi Oanh et al. (2011) cũng đã sử dụng phương pháp BOX-PCR để phân tích di truyền của 32 dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy 2,4-D phân lập từ các mẫu đất lúa ở Tiền Giang và Sóc Trăng.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng hòa tan lân, tổng hợp iaa và enzyme chitinase của vi khuẩn phân lập từ đất vùng rễ lúa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)