Giáo dục nhà trường

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 62)

Giáo dục nhà trường đối với thế hệ trẻ Can Lộc là phần không thể thiếu bổ sung kiến thức cho các em vững chãi bước vào cuộc sống. Trên phương diện phát triển văn hoá du lịch, tiến vào xu thế hội nhập của địa phương, cùng với việc bổ sung kiến thức về văn hoá dân tộc, văn hoá nhân loại. Giáo dục nhà trường đối với thế hệ trẻ Can Lộc cần có những đặc trưng riêng. Việc đặt tên trương học theo tên các danh là rất tốt nếu trong chương trình giảng dạy bổ sung được lồng ghép vào các tiết học về các danh nhân đó, những mẫu chuyện về ý chí vươn lên của con người Hà Tĩnh, về lịch sử, văn hoá Hà Tĩnh. Xen vào đó là những tiết mục dân ca, các câu chuyện cổ về Can Lộc không những làm cho tiết học phong phú, sôi động mà còn làm cho các em hiểu rõ về văn truyền thống văn hoá quê nhà. Tổ chức các hoạt động ngoại khoá tham quan các di tích lịch sử – văn hoá trên địa bàn huyện. Để thực hiện tốt điều này, mỗi giáo viên không những có kiến thức tốt về chuyên môn giảng dạy mà còn phải hiểu rõ về văn hoá, phong tục nơi họ sống, công tác. Giải pháp này được thực hiện có thể xây dựng một cộng đồng học tập, qua đó có thể bảo lưu được những nét đẹp văn hoá tinh thần của vùng quê.

c. Đối với huyện đoàn Can Lộc:

Huyện đoàn Can Lộc cần phối hợp chặt chẽ với các đoàn xã, thôn xóm, có các hoạt động tích cực trong việc lãnh đạo đoàn viên thanh niên xây dựng nếp sống mới, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu di tích. Trong các

hoạt động văn hoá văn nghệ cần khuyến khích đoàn viên giữ gìn và phát huy các điệu hát, dân ca truyền thống trên quê hương, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh.

Những biện pháp này cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, dòng họ, các cấp, ban ngành chức năng để xây dựng được đội ngũ kế cận sáng tạo..Đây chính là nguồn lực chủ đạo cho sự phát triển vững chắc của quê hương Can Lộc . Cũng từ đó, đặc trưng văn hoá quê hương Can Lộc sẽ dược phát huy và trở thành nguồn du lịch vô tận của địa phương.

3.1.1.2 .Phát hành ấn phẩm quảng bá về du lịch Can Lộc - Hà Tĩnh

Tập gấp, băng đĩa, ấn phẩm là những tư liệu tiện dụng nhất trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương. Đây cũng là phương tiện hữu hiệu quảng bá về tiềm năng du lịch của Can Lộc đối với những du khách không có điều kiện thẩm nhận trực tiếp thông qua các chuyến tham quan. Để cho công việc quảng bá du lịch Can Lộc có hiệu quả, các loại tư liệu này cần có những đặc điểm sau:

a. Về tập gấp:

- Tập gấp phải đẹp, phong phú về nội dung có thể chia thành từng mảng lớn về thế mạnh của du lịch Can Lộc trên cùng một tập gấp.

- Có những hình ảnh ấn tượng về du lịch Can Lộc. - Phải làm nổi bật được đặc trưng văn hoá Can Lộc.

Để tập gấp trở thành nguồn tư liệu đầy đủ cho khách tham quan cần phải có sự cộng tác của các nhà văn hoá am hiểu về vùng đất Can Lộc, những nhiếp ảnh gia kinh nghiệm. Phối hợp với các ngành chức năng giảm chi phí tập gấp tối đa có thể.

- Ấn phẩm đó phải là tâm huyết của các nhà nghiên cứu về Can Lộc, những người am hiểu về vùng đất địa phương.

- Ấn phẩm phải có nội dung phong phú, chính xác, có thêm những truyền thuyết dân gian, những huyền thoại để tăng thêm tính hấp dẫn đối với du khách.

- Để có được những ấn phẩm toàn diện, đầy đủ về du lịch văn hoá Can Lộc, cần được nghiên cứu một cách toàn diện về văn hoá Can Lộc tồn tại dưới dạng vật thể cũng như phi vật thể.

- Ấn phẩm phải có nội dung, chủ đề tin cậy. Tiến hành thu thập thông tin từ mọi nơi, chú ý đến các cứ liệu dân gian, nguồn tư liệu từ các sách cổ, những người am hiểu về Can Lộc.

- Phát hành ấn phẩm song ngữ để giới thiệu về tiềm năng văn hoá du lịch của Can Lộc đối du khách quốc tế.

c. Về chính sách quảng bá:

Quảng bá tiềm năng văn hoá du lịch của huyện thông qua các diễn đàn du lịch. Phối hợp với các công ty du lịch trong và ngoài tỉnh, đưa du lịch Can Lộc trở thành điểm tham quan của du khách trong lộ trình du lịch. Để thực hiện tốt, bước đầu cần liên kết với các tuyến, điểm du lịch trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh đưa du lịch Can Lộc trở thành một điểm đến của du khách như: Nam Đàn- Vinh- Cửa Lò - Can Lộc; Hà Tĩnh - Thiên Cầm - Can Lộc để du khách có tham quan các di tích văn hoá gắn với các danh nhân, tham quan các thành tựu trong công cuộc đổi mới, thưởng thức những giá trị văn hoá của cùng quê hay thả mình vào không gian mênh mông của biển cả.

Mặt khác cần tận dụng các phương tiện thông tin liên lạc, xây dựng hình ảnh về du lịch Can Lộc. Tạo WEB SITE về du lịch và văn hoá Can Lộc. Đây là cổng thông tin mở được các trung tâm du lịch lớn sử dụng để quảng bá hình ảnh du lịch của địa pương. Qua WEB SITE có thể cung nguồn tư liệu đầy đủ cho du

khách về tiềm năng, thực trạng, các hoạt động và hướng phát triển của du lịch Can Lộc, về văn hoá Can Lộc mà không có sự hạn chế về dung lượng, khung thời gian, qua đó cũng có thể trao đổi ý kiến với khách tham quan, thẩm nhận đánh giá thực trạng hoạt động và có giải pháp phù hợp để du lịch Can Lộc từng bước phát triển.

3.1.2. Giải pháp chuyên môn nghiệp vụ

3.1.2.1. Đối với cán bộ phụ trách, quản lý du lịch

Những năm gần đây do sự phát triển của du lịch, đặc biệt là tại các điểm du lịch Chùa Hương, Ngã ba Đồng Lộc đã có sự phát triển. Ban quản lý các khu di tích được thành lập dưới sự chỉ đạo cuả Tỉnh Uỷ. Đây là đội ngũ cán bộ được tuyển lựa từ các địa phương, cán bộ được đào tạo từ các chuyên ngành khác nhau về phục vụ cho khu di tích.

Cán bộ Ban quản lý phụ trách du lịch là thành phần nòng cốt trong việc quản lý nguồn nhân lực, quản lý du khách, dự trên cơ sở tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch của điểm di tích đề ra các giải pháp duy trì hoạt động cũng như định hướng phát triển trong tương lai.

Một thực tế hiện nay là hầu hết cán bộ phụ trách du lịch tại các điểm di tích nói trên đều được luân chuyển từ các vị trí khác nhau trên địa bàn để phụ trách du lịch. Những cán bộ này cần cù, tích cực trong các hoạt động nhưng không được đào tạo đúng trình độ chuyên môn, do đó năng lực chuyên môn còn hạn chế. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phụ trách du lịch nói trên cũng như tạo nguồn nhân lực có chất lượng trong việc phát triển kinh tế du lịch của huyện Can Lộc, khai thác có hiệu quả các điểm di tích trên địa bàn. Nhiệm vụ cần đặt ra là:

+ Tổ chức các lớp các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch, hướng dẫn viên, công tác quản lý, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ.

+ Đào tạo, đào tạo mới nguồn nhân lực phụ trách du lịch. + Trẻ hoá nguồn nhân lực phụ trách du lịch.

3.1.2.2. Đối với cán bộ lãnh đạo địa phương

Cán bộ địa phương các xã là thành phần then chốt trong việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy lợi thế so sánh của địa phương, đưa địa phương mình phát triển tiến lên con đương công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Thành phần này là mắt xích cuối cùng trong cơ cấu bộ máy lãnh đạo của Đảng, nhưng là lực lượng trực tiếp, gần dân nhất, mọi đường lối phát triển kinh tế xã hội, cũng như các pháp lệnh du lịch được thực hiện tốt hay không một phần quan trọng là do lực lượng này.

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, sự tồn tại và phát triển của nó trong những năm gần đây tác động rất lớn đối với mọi hoạt động kinh tế – xã hội tại những nơi du lịch phát triển. Du lịch lấy từ văn hoá vô vàn của cải, ngược lại ngành du lịch cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc nâng cao đời sống vật chất, tăng nguồn thu nhập, phát triển kinh tế ở những đại phương có điều kiện phát triển du lịch.

Can Lộc là vùng văn hoá đặc sắc của miền đất Hồng Lam, nền văn hoá đó là sự cố kết của cả cộng đồng từ đời xưa để lại. Do đó, để những nguồn tài nguyên du lịch văn hoá nhân văn trên địa bàn không bị “ngủ quên”, đội ngũ cán bộ địa phương nhất là cán bộ của các Ban văn hoá xã cần phải năng động, sáng tạo trong việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để thực hiện tốt việc khai thác nguồn tài nguyên du lịch, đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo địa phương cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

+ Thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng, phát triển kinh tế xã hội.

+ Phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương đưa địa phương mình không ngừng phát triển.

+ Khai thác có hiệu quả những nguồn tài nguyên du lịch sẵn có trên địa bàn.

+ Phối hợp với các ban ngành có chính sách bảo đảm an toàn cho khách du lịch trong lộ trình tham quan của du khách

Phương hướng thực hiện:

+ Nâng cao năng lực lãnh đạo chuyên môn. + Tham gia các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch.

+ Thu hút nhân tài, cán bộ có kinh nghiệm trong việc quản lý kinh tế du lịch

+ Trẻ hoá đội ngũ cán bộ địa phương.

Trên đây là những vấn đề cơ bản có tính chất tổng thể nhằm phát huy thế mạnh của địa phương, khai thác có hiệu quả các điểm di tích cũng như phối hợp với các ban ngành đảm bảo an toàn cho du khách.

3.1.2.3. Thu hút nguồn nhân lực trẻ, đào tạo thuyết minh viên tại điểm

Một đặc điểm quan trọng đối với thế hệ trẻ Can Lộc nói riêng, Hà Tĩnh nói chung là số lượng rất lớn nguồn lao động có tri thức, thế hệ trẻ được học tại các trường khác trong cả nước, sau khi học xong đều ở lại các đô thị lớn trong cả nước làm việc còn rố ít trở về quê lập nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do ở Can Lộc - Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện thiên nhiên khắc nhiệt, cơ sở vật chất kỹ thuật không đáp ứng yêu cầu, không thu hút được nguồn nhân lực trẻ mong muốn trở về quê hương công tác. Mặt khác chính sách ưu đãi đối với nguồi nhân lực này còn nhiều bất cập dẫn đến quê nhà còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người

dân. Trong khi đó, đội ngũ trí thức này lại làm việc rất tốt, đảm nhiệm nhiều cương vị quan trọng trong các địa phương khác.

Con người với tư cách là động vật bậc cao biết sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần phục vụ cho bản thân, cho cộng đồng xã hội. Tinh thần đó không ngừng được phát triển theo thời gian, nhằm vươn tới một xã hội thái hoà, thịnh trị. Trong quá trình vươn tới những chân lý của cuộc sống ý chí, nghị lực của con người được nuôi dưỡng, được tu luyện, hình thành nên các giá trị tinh thần, tính cách tiêu biểu của mỗi cộng đồng, mỗi vùng miền, mỗi cá nhân.

Hà Tĩnh - vùng đất còn nhiều khắc nhiệt do đó mỗi người sinh, trong tâm thức của họ đều mong muốn vượt lên mọi khó khăn, xây dựng cuộc sống tốt đẹp

hơn. Trong tâm hồn luôn luôn một suy nghĩ vươn lên. Tâm hồn đó càng được bổ

sung, được đùm bọc, giáo dục từ gia đình, từ cuộc sống nghĩa tình nơi thôn quê. Trong quá trình vượt qua khó khăn, gian lao của cuộc sống các yếu tố thẩm mỹ được hình thành. Đó là tình yêu quê hương, yêu đồng bào, là sự cống hiến quên mình cho gia đình, cho xã hội, cho thế hệ mai sau. Cũng từ đó biết bao người con Hà Tĩnh đã thành danh trong cả nước, nếu như lực lượng này trở về quê công tác thì chắc chắn quê hương Can Lộc (Hà Tĩnh) sẽ có sự thay đổi lớn. Do đó công tác thu hút nguồn nhân lực trẻ có tài, có đức là yếu tố tiên quyết hàng đầu trong việc xây dựng quê hương Can Lộc ngày càng vững mạnh, phát triển. Do đó yêu cầu, nhiệm vụ được đặt ra là:

+ Dựa vào văn hiến của quê hương Can lộc, có chính sách giáo dục toàn diện, lâu dài đối với con em địa phương.

+ Có chính sách ưu đãi thu hút nguồn nhân lực trẻ. + Chính sách ưu tiên đối với cán bộ quản lý du lịch. - Công tác đào tạo thuyết minh viên tại điểm.

Ở Can lộc có hai điểm di tích lớn: Ngã ba Đồng Lộc và Chùa Hương Tích. Đội ngũ cán bộ phụ trách công tác thuyết minh ở đây có 3 người (ở Ngã ba Đồng Lộc). Trong tương lại sự phát triển của hoạt động du lịch trên địa phương Can lộc với các tuyến, điểm du lịch lớn được hình thành sẽ cần rất lớn đội ngũ lao động này. Tuy vậy, trước mắt ở các đình, đền thờ các danh nhân văn hoá, nhà thờ tổ. Chúng ta có thể liên liên kết với con em, các vị chức sắc trong các dòng họ làm thuyết minh viên. Nhưng về lâu dài phải thực hiện các nguyên tắc chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Các nhiệm vụ được đặt ra là:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực. + Đào tạo lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có. Kết hợp với đào tạo mới để đáp ứng yêu cầu trước mắt và chuẩn bị lâu dài.

+ Gắn giáo dục và đào tạo nguồn lao động du lịch với nhà trường, chú trọng giáo dục toàn dân.

Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ quy hoạch, tuyển dụng và sắp xếp, sử dụng quản lý đến đãi ngộ. Chú trọng từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ tay nghề, ý thức chính trị và kinh nghiệm cao.

3.1.3. Giải pháp đầu tư, quy hoạch và xã hội hoá công tác bảo tồn 3.1.3.1. Giải pháp đầu tư và xã hội hoá công tác bảo tồn 3.1.3.1. Giải pháp đầu tư và xã hội hoá công tác bảo tồn

Đầu tư cho du lịch là đầu tư cho phát triển, nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho một ngành kinh tế. Vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cự cho công tác đầu tư và phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch Can Lộc và hổ trợ các hướng phát triển ưu tiên trong việc xây dựng các khu, tuyến du lịch, trong việc tạo cảnh quan, môi trường di tích lịch sử văn hoá. Đồng thời đầu tư để nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất tạo thuận lợi trong việc di chuyển và nghỉ ngơi của du khách.

Chính quyền cần tập trung đánh giá đúng thực trạng công tác đầu tư du lịch để từ đó có sự điều chỉnh trong đầu tư, tránh đầu tư dàn trải không hợp lý. Chú trọng ưu tiên, xúc tiến đầu tư các điểm du lịch có thế mạnh nhằm gây dựng thương hiệu cho du lịch của huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 62)