Đền Tam Lang

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 46)

Đền Tam Lang còn gọi là đền lớn, ở địa phận hai thôn Phan Xá và Lợi Xá xã Ích Hậu, tổng Phù Lưu nay là xã Hậu Lộc.

Đền được xây dựng ở một khu đất rộng, xung quanh cây cối um tùm, ngoảnh ra cánh đồng hướng Nam cách sông Kênh Cạn gần 1km, gồm ba toà nhà chính xếp theo hình chữ tam và một số công trình khác. Từ ngoài vào trước cổng đền là bồn phần hoa xây hình bông sen, cao 1m. Qua bậc tam cấp thì đến cổng chính với hai cột quyết cao khoảng 2m, trên đắp bông sen, hai bên tả hửu có hai voi đá quỳ, kích thước không rộng lớn nhưng tinh xảo. Qua cổng thì đến hạ

đường, trung đường rồi đến thượng đường. Giữa trung, thượng đường có sân, hai bên tả hửu vu và chính giữa là toà lâu các hai tầng.

Thượng đường, tương truyền tiến sĩ Trần Đức Mậu (1441 ?) người Ích Hậu, được vua sai về xây dựng vào năm Giáp Ngọ (1475). Ngôi nhà này có tên Điện Xuân Đài, có ba gian hai hồi, bốn vì với 16 cây cột, kèo xà, hạ…đều bằng gỗ lim, hai đầu hè được xây tường bịt đốc. Phía sau cũng là tường bịt kín, còn phía trước là ba khung cửa, cửa hai bên rộng 1m, cửa chính giữa rộng gấp rưỡi 1,5m. Mặt bằng khá rộng ( 6,6m.5,m) nhưng nhà thấp nên trông giáng nặng nề, bố trí nội thất cũng rất đơn sơ.

Trung đường, tương truyền do tiến sĩ Nguyễn Văn Giai (1544-1628) làm từ Thăng Long chuyển về cũng người Ích Hậu, dựng vào năm 1583 dưới triều Lê Thế Tông. Đây là ngôi nhà tiêu biểu nhất cho nghệ thuật kiến trúc đền Tam Lang.

Nhà có ba gian, bốn mái dựng trên một mặt bằng rộng 13m.6m kiến trúc theo lối “tiền bông hậu bẩy” (trước kẻ, sau kẻ) bộ vì kèo gian giữa kết cấu theo kiểu tứ trụ đỡ lấy bốn mái. Hệ thống cột 16 chiếc, to nhưng hơi thấp cùng rường kèo bằng gỗ lim, các cửa lớn phía trước và các bức thưng đóng xung quanh, khung đố và ván ghép đều bằng lim. Mặt trước, bờ nóc nhà hình “lưỡng long triều nguyệt” đắp nổi ghép mảnh sứ, hai bờ mái nổi bật những đầu đao to mập, uốn cong vút, đắp hình rồng, phượng, nghe chầu. Hai đầu hồi mái nhà có hình đắp nổi. Hồi phía đông đắp hình hoa lá chim muông. Hồi phía Tây đắp cảnh đền, thuyền rồng với hình nét, màu sắc đậm nhạt làm cho bức tranh sống động, gợi cảm. Trong nhà có nhiều mảnh chạm khắc hoa lá chim muông, đặc biệt là hình rồng, phượng trên gỗ. Rồng ở đây có rồng mẹ, rồng con, con nào cũng thân hình thon thả, mềm mại, râu tóc xoã dài thoải mái trông hiền lành mà linh hoạt. Có các bức khắc chạm gà, cá chép hoá rồng, hình kỵ sĩ cầm cờ. Các bức chạm khắc

là cảnh sinh hoạt hàng ngày: người đánh cờ, người chèo thuyền, thiếu nữ múa, nhạc công thổi sáo, kéo nhị đánh đàn, trận mạc trở về. Ngoài ra còn có các hình chạm khắc hình dây leo, hoa lá, sóng nước với nét mảnh mai, lưu loát, nhẹ nhàng. Tất cả đều là những tác phẩm dân gian có giá trị nghệ thuật cao.

Nội thất ngôi trung đường cũng bài trí đơn sơ, gian chính là bàn thờ, phía trước là hương án sơn son thiếp vàng, trên đặt lư hương đá và ngũ sự gỗ. Hai bên hương án là đôi hạc chầu.

Nối Thượng Đường với Trung đường có ngôi lâu các hai tầng sáu mái, đầu mái đắp các đầu đao cong vút, trên nóc đắp hình “lưỡng long truyền nguyệt”, trong có bệ thờ vuông.

Hạ đường do tổng Phù Lưu xây dựng vào năm Đinh Sửu đời Tự Đức (1877), ngôi nhà có chiều dài 11,9m, rộng 9,5m, năm gian, hai hồi, kiến trúc theo kiểu “tiền bông hậu bẩy” gồm 6 cột cái, 8 cột quân. Vì kèo và bộ phận phụ chủ yếu nối với nhau bằng xà. Trên xà có chạm hình phượng ngậm bao kim hai bên chữ thọ ở giữa các vì kèo đều chạm khắc tinh xảo.

Hạ đường là bái đường nên chỉ treo các bức biển và đối liễn hầu hết đều từ thời Tự Đức về sau.

Đời Lê, hàng trăm dịp tế xuân và tế thu, triều đình sai trấn thần về chủ trì tế thần. Nhưng từ năm Canh Dần, Cảnh Hưng năm đầu (1740) triều đình giao cho tổng Phù Lưu thờ phụng, trông coi việc tế lễ nên đền Tam Lang cũng được gọi là đền Hành Tổng.

Đền Tam Lang - đền Cả - đền Lớn là di tích nghệ thuật có giá trị. Loại hình kiến trúc nói trên ghi đậm phong cách hậu Lê, quy mô nhỏ hẹp nhưng duyên dáng, không phô trương dáng vẻ bề ngoài mà nặng về nội thất. Đền Tam Lang là công trình kiến trúc truyền thống tiêu biểu của huyện Can Lộc nay còn

lưu giữ được khá nguyên vẹn. Nó sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách trong lộ trình khám phá văn hoá truyền thống Can Lộc.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 46)