Đền thờ Nguyễn Huy Tự

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 50)

Nguyễn Huy Tự là người có văn võ toàn tài, cuộc đời và sự nghiệp của ông có nhiều đóng góp cho đất nước trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động nửa cuối thế kỷ XVIII, đặc biệt trong phong trào Tây Sơn do Quang Trung - Nguyễn Huệ lãnh đạo. Ông là người thức thời và nhạy cảm với thời cuộc, thanh thản trút bỏ áo mũ cân đai của cận thần nhà Lê để phò tá triều Tây Sơn, cùng Quang Trung tiến quân ra Bắc phù Lê diệt Trịnh và đại phá quân Thanh xâm lược. Bên cạnh đó ông còn đóng góp cho đất nước về mặt văn học một tác phẩm có giá trị là truyện Hoa Tiên với 59 hồi, 1860 câu thơ lục bát viết bằng chữ Nôm, mở đầu thể loại thơ lục bát viết bằng chữ Nôm ở nước ta.

Ngoài công lao kể trên, Nguyễn Huy Tự cùng với gia đình, cha con lập nên một công trình văn hoá nổi tiếng tại vùng quê ông là “Phúc Giang thư viện”.

Đây là một thư viện cổ còn lưu giữ được đến ngày nay với hàng trăm bản sách khắc cổ được in trên ván gỗ, vừa là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước.

Nhà thờ Nguyễn Huy Tự có tổng thể diện tích 2000m2, kết cấu theo kiểu chữ Nhị gồm hạ và thượng điện. Phía trước có cổng tắc môn và hai nhà bia. Cổng rộng 2m được phân bố chính diện trước sân nhà hạ điện. Hai bên là hai cột nanh đứng sừng sửng đối nhau. Cột nanh được xây dựng bằng đá ong, vôi vữa, cao 5m, trên đỉnh có hai con nghê đang chầu vào nhau, bốn mặt cột nanh đều được bài trí bằng cá câu đối.

Nhà hạ điện xây theo hướng Nam, lợp ngói mũi, xây tường hai đầu hồi. Trên bốn nóc mái có đắp hình mặt nguyệt, đầu rồng đang hướng về phía trước, trông dữ tợn. Nhà gồm ba gian, hai hồi, các gian đều được kết cấu giống nhau. Gian giữa trên xà có treo một bức biểu “Võ khố Hùng lược”. chính gian giữa nhà có bộ phản gỗ lim, chân quỳ xung quanh có chạm khắc bốn chữ thọ về đề tài Tứ linh.

Nhà thượng điện gồm ba gian trên lợp ngói mũi, bốn góc mái có trang trí các đầu đao. Mặt tiền trước mái có góc bể hồi văn, có đắp hai con nghê đang chầu nhau, ở giữa có mặt nguyệt mang lửa xung quanh. Bài trí trên đường xà trong đó có treo hai tấm biển sơn son đề hai chữ “Lưu trai”. Phía trước biển có chữ “Tuý Hà”, hai bên có treo câu đối:

Giang sơn mệnh mạch tinh thần tại Kim cổ khoa danh hoạn nghiệp dư

“Mệnh mạch , tinh thần núi sông còn đó. Khoa danh, hoạn nghiệp xưa nay vẩn lưu truyền”. Ở giữa được đặt hai bàn thờ sơn son thiếp vàng được chạm trỗ tinh tế là nơi thờ cha con Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, hai bên cũng được đặt bốn bàn thờ để thờ các thể thứ tổ tiên dòng họ Nguyễn Huy.

2.1.4. Các thể thức dân ca và diễn xướng truyền thống 2.1.4.1. Hát ví

Hát ví là một oại hình dân ca mang tính chất nông nghiệp của nhà nông, vì thế người ta còn gọi là hát cày cấy, hay ví cày cấy. Hát trong vụ vơ cỏ lúa gọi là hát vơ cỏ, hát trong lúc dệp vải gọi là hát ví dệp vải hay hát phường vải. Là loại dân ca gắn liền với nghề nông nghiệp, hát ví lại giàu chất trữ tình và lãng mạn. Đây là một loại hình dân ca có tính chất phổ biến và có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống người lao động và tâm hồn tình cảm của người nông dân đồng bằng trung du Bắc Trung Bộ.

Hát ví đồng ruộng gắn liền với lịch canh tác của nhà nông. Một năm có hai vụ gặt cấy chiêm mùa, đó là dịp hát ví sôi nổi nhất trên đồng ruộng, do đó trên ruộng đồng người ta không chỉ thu hoạch mùa màng mà còn thu hoạch cả những giá trị tinh thần. Chổ này là tiếng hát tự sự tâm tình, chổ kia la tiếng hát chua của cô thợ cấy thông minh, tinh nghịch. Những người đi cày cấy cũng có thể hát chua, hát chọc trong cùng bọn với nhau. Hát chua là một cách đấu trí giữa đôi bên trai gái, người hát càng chua, càng hay, càng được mọi người hưởng ứng. Cũng từ hình thức hát chua này mà trong sáng tác dân gian mang tính hài hước, châm biếm. Trong trường hợp này cũng giống như những giây phút giải trí đã làm thay đổi cảm xúc, thẩm mỹ bằng cách người ta đi tìm trong tiếng cười mà người ta thường bắt gặp trong các sáng tác văn nghệ dân gian. Cười qua câu hát chua, qua câu đố, qua chuyện tiếu lâm, qua anh hề, cái cười của những kẻ phát ngôn tự do, và chân lý. Họ trào lộng theo bản năng để ức chế cái mệt, nhưng dần dần nó đã trở thành thói quen, một phong cách sống hài hước mà trí tuệ và trở thành một khuynh hướng nghệ thuật. Hài hước và châm biếm là vũ khí của người lao động khi mà xã hội đầy rẫy sự bất công và thói hư tật xấu. Trào lộng trong nội bộ dân gian và trào lộng cả với giai cấp thống trị, bị áp bức bóc lột và

bị toả chiết tình cảm bởi đạo lý phong kiến. Tâm lý trào lộng của người nông dân được phát triển hầu hết trong các trò diễn dân gian và các tác phẩm văn nghệ dân gian. Người ta hát chua, hát tức trong lao động, trong vui chơi hẹn hò và hát chua ngay cả trước cửa đình, hát cho hả lòng, hả dạ để nói lên cái tâm lý cuả những kẻ yếu về sức mạnh mà lại khoẻ về chân lý.

Ngày nay, trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hình thức hát ví cũng đã thay đổi, chủ yếu ca ngợi sự đổi thay của quê hương, niềm tin vào chế độ mới, sự tin tưởng lạc quan vào tương lai. Hát ví trở thành một hoạt động văn hoá tinh thần phong phú trong các cuộc giao lưu văn hoá nghệ thuật, hội hè, lễ tết.

2.1.4.2. Hát phường vải Trường Lưu

Hát phường vải gồm ba chặng: Thứ nhất là hát dạo; Thứ hai là hát đố, hát đối; Thứ ba là hát mời, hát xe duyên và hát tiễn. Hình thức sinh hoạt này có mô hình ổn định; về thời gian, từ chập tối đến nửa đêm; về không gian, trong nhà- ngoài ngõ hoặc sân; Về đối tượng nữ vừa quay xe kéo vải vừa hát, nam đứng ở ngõ hoặc sân để hát; Về nội dung là hình thức hát giao duyên với các hình thức hát qua lại, vấn đáp, đố giảng, đối chọi và xe kết. Hình thức văn nghệ “ tự túc” này dần dà đã trở thành bà mối nam thanh nử tú gửi gắm những khao khát hạnh phúc lứa đôi và cả những băn khăn về phận người, quê hương.

Người Trường Lưu xưa và nay tự hào vì trên mảnh đất này, bên khung cửi- một không gian lao động đặc thù của người dân đã sản sinh ra hát phường vải. Tuy vậy, cùng với sự thay đổi của đời sống xã hội, con người, một thời gian khá dài hát phường vải ở đất Trường Lưu bị lảng quên. Từ khi có Nghị quyết TƯV (khóa VIII) về “phát triển văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Trường Lưu, Can Lộc đang nổ lực từng bước khôi phục nét sinh hoạt văn hoá dân gian này. Trong ba năm trở lại đây, hát phường vải là một yếu tố văn hoá phi

vật thể được xã Trường Lưu quan tâm nhằm bảo tồn và phát triển, trở thành một hoạt động giao lưu văn hoá tinh thần của người dân.

Khách du lịch đến Trường Lưu có thể hoà mình vào tiếng hát giao duyên giữa những đôi trai gái, cảm nhận được sự hồn nhiên, trong sáng của tình cảm lứa đôi nơi thôn quê.

2.2. Thực trạng du lịch ở Can Lộc- Hà Tĩnh

2.2.1. Về thị trường khách

Trong những năm qua hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Can Lộc có những bước tiến đáng kể. Hàng năm có hàng vạn du khách đến các điểm di tích trên địa bàn, đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống của người dân. Năm 2005, khách tham quan chỉ mới 60.500 lượt khách; năm 2006 là 93.450 lượt khách; 2007 là 130.051 lượt khách; 2008 : 180.300 lượt khách; 2009 là 200,710 vạn khách [ Phòng văn hoá thông tin huyện Can Lộc]. Khách tham quan chủ yếu là khách trong nước (chủ yếu là vùng Nghệ An, Hà Tĩnh), hành hương, tham quan học tập tại các khu di tích. Số lượng khách quóc tê đến với Can Lộc còn hạn chế, nhưng chắc chắn sẽ có bước đột phá nếu công tác quảng bá có hiệu quả.

2.2.2. Về thu nhập

Việc thu hút một lượng lớn khách du lịch đến Can Lộc có một ý nghĩa rất quan trọng, tăng nguồn thu nhập, nâng cao hình ảnh của du lịch Can Lộc so với các vùng khác trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh. Năm 2005 thu ngân sách từ du lịch là 800 triệu đồng; năm 2006: 2,5 tỉ đồng; 2007: 3,7 tỉ đồng; năm 2008 là 6,3 tỉ đồng; năm 2009 là 8,5 tỉ đồng.

Bảng thống kê số lượng khách, thu nhập từ du lịch ở huyện Can lộc giai đoạn 2005 - 2009 Đơn vị: nghìn lượt khách/ nghìn triệu

TT 2005 2006 2007 2008 2009

Số lượng khách/ 6,5 93,450 130,05 180,3 20,71

Thu ngân sách 0,8 2,5 3,7 6,3 8,5

( số liệu Phòng văn hoá thông tin huyện Can lộc)

Hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Can Lộc có bước phát triển nhưng chủ yếu là du khách vùng Nghệ Tĩnh, tập trung vào hai điểm di tích Ngã ba Đồng Lộc và khu du lịch Chùa Hương Tích. Khách du lịch chỉ tham quan trong ngày, mục đích chủ yếu là du xuân, hành hương lễ phật, tham quan học tập. Trong khi đó, Can Lộc - một vùng văn hoá đặc sắc với hàng chục đình đền thờ các danh nhân văn hoá với kiến trúc độc đáo, các diễn xướng dân gian, lễ hội truyền thống không được khách tham quan chú ý đến.

2.2.3. Về cơ sở vật chất

Can Lộc có quốc lộ 1A đi qua, phía Bắc là đường 8 sang Lào, cùng với đó là hệ đường liên huyện đang được nâng cấp đó là điều kiện thuận lợi cho du khách khi đến tham quan du lịch tại đây. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Riêng về lĩnh vực khách sạn còn nhiều hạn chế. Trên địa bàn huyện không có một khách sạn nào. Nhà nghỉ công đoàn đang đầu tư xây dựng do đó hạn chế rất lớn trong việc thu hút khách lưu trú trên địa bàn.

2.2.4. Về nguồn nhân lực

Đội ngũ cán bộ phụ trách du lịch tại huyện Can Lộc (chủ yếu là hai điểm di tích Ngã ba Đồng Lộc và Chùa Hương Tích), gồm 41 người. Trong đó số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng là 13 người, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và các trường khác là 23 người. Số còn lại được luân chuyển từ các vị trí khác nhau tại các xã trên địa bàn huyện để đảm nhận công tác du lịch. Về cơ cấu độ

tuổi lao động, lao động có độ tuổi trên 40 là 15 người, chiếm 36,5%. Do đó, chúng ta cần có chính sách đào tạo nguồn nhân lực phù hợp để đảm bảo sự phát triển bền vững tại các khu du lịch cũng như khai thác tiềm năng du lịch văn hoá

của Can Lộc.

2.2.5. Thành tựu đạt được và hướng phát triển

Những năm qua, hoạt động du lịch được phát triển tại các điểm du lịch trên địa bàn Can Lộc. Du khách đến các điểm du lịch ngày một đông. Hoạt động du lịch đã trực tiếp hoặc gián tiếp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và nguồn thu ngân sách cho địa phương. Du Lịch góp phần nâng cao chất chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, du lịch Can Lộc cũng đối mặt với không ít thách thức như tác động tiêu cực của du lịch mang lại, vấn đề môi trường tại các khu tích, tính thời vụ thể hiện rõ ràng.

Định hướng phát triển du lịch Can Lộc trong những năm tới cũng chỉ tập trung vào hai điểm du lịch chính là Chùa Hương Tích và Ngã ba Đồng Lộc, hình thức tổ chức du lịch mang tính chất ăn xổi không có biện pháp lâu dài. Trong khi tiềm năng văn hoá chưa được khai thác đúng mức. Đây chính là cơ sở để người viết thực hiện đề tài này nhằm đưa ra các giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở Can Lộc- Hà Tĩnh.

Nhìn chung, tiềm năng du lịch văn hoá của huyện Can Lộc - Hà Tĩnh khá lớn, đặc biệt là sự đa dạng của các loại tài nguyên như: di tích lịch sử cách mạng, hệ thống đình, đền, những danh thắng nổi tiếng gắn với những công trình kiến trúc tôn giáo tiêu biểu, những điệu hát tiêu biểu, đặc trưng của một vùng quê bình dị. Tất cả những nguồn lực văn hoá đó tạo nên cho Can Lộc một diện mạo văn hoá có sức sống mãnh liệt, trường tồn cùng với thời gian. Đó là một một trong những nguồn nội lực quan trọng nhất giúp cho Can Lộc phát triển du lịch. Nhưng để hoạt động du lịch phát triển mà không là tổ hại đến môi trường du lịch

(môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn), thì chúng ta cần phải có định hướng, giải pháp cụ thể.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở HUYỆN CAN LỘC - HÀ TĨNH

3.1. Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Can Lộc- Hà Tĩnh Tĩnh

3.1.1. Giải pháp tuyên truyền giáo dục, quảng bá

3.1.1.1. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục đối với thế hệ trẻ

Sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc, vùng miền dựa trên ba chân kiềng chính: chính trị - an ninh; kinh tế và văn hoá. Sự phát triển này được đảm bảo bởi đường lối chính sách phù hợp và đội ngũ kế cận, thế hệ trẻ biết tiếp thu tinh hoa của truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, không ngừng học tập, rèn luyện và sáng tạo. Nhận thức được điều đó, trong các kỳ Đại Hội Đảng gần đây, cùng với việc đổi mới, hội nhập đất nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách, Nhà nước ta luôn luôn coi trọng chính sách giáo dục đối với thế hệ trẻ, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo cho sự phát triển của đất nước.

Huyện Can Lộc - Hà Tĩnh cũng như các vùng khác trong cả nước đang thực hiện đầy đủ chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước, bên cạnh đó không ngừng học hỏi, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hoá của vùng. Thực hiện chính sách giáo dục toàn diện, giáo dục ngay từ ban đầu (giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội), nhằm phát huy tài năng sáng tạo, sự cống hiến của thế hệ trẻ cho mục tiêu xây dựng, bảo vệ tổ quốc trong quá trình hội nhập, cho sự phát triển của tương lai.

Một đứa trẻ, một sinh linh ra đời, lớn lên sẻ tiếp xúc bới vùng văn hoá nơi họ sống. Đó là nền tảng văn hoá đầu tiên giúp con người thoát ly khỏi thế giới động vật. Do đó ngay từ ban đầu, chúng ta cần có chính sách giáo dục phù hợp

đối với thế hệ trẻ, về kiến thức, nhân cách, những quy phạm xã hội mang tính bắt buộc. Một khi nhận thức con người được nâng cao, họ sẻ có ý thức trong việc bảo tồn, phát huy nền các giá trị văn hoá nơi họ sinh sống. Nền văn hoá đó sẻ được đảm bảo phát triển vững chắc trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, trở thành yếu tố nội sinh tinh thần của nền văn hoá. Đây cũng chính là yếu tố khác biệt giữa văn hoá các vùng miền trên cùng một phạm vi lãnh thổ, cùng một loại hình văn hoá. Sự khác biệt đó chính là nguồn gốc cho sự phát triển đa dạng các hình thức

du lịch văn hoá hiện nay. Bởi hiện nay, khi “ kinh tế càng nhất thể hoá bấy nhiêu thì văn hoá của mỗi dân tộc càng khu biệt bấy nhiêu” (Phạm Đức Dương)

Chính sách tuyên truyền, giáo dục đối với thế hệ trẻ Can Lộc bao gồm:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 50)