Xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 26)

7. Bố cục đề tài

1.2.1.Xuất phát từ yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay

Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, với đường lối đổi mới kinh tế, hội nhập của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đang trước thời cơ và vận hội mới. Đó là cuộc chuyển giao khoa học kỹ thật - công nghệ trên phạm vi toàn cầu, là xu hướng toàn cầu hoá với cơ chế thông thoáng và thị trường được mở rộng. Những xu hướng trên là điều kiện thuận lợi để nước ta thực hiện cuộc chuyển giao trong cơ chế quản lý cũng như việc hiện đại hoá nền sản xuất, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại. Bên cạnh đó nền kinh tế nước ta phải đối mặt với không ít thách thức đó là: Sự chi phối, ảnh hưởng của các nước lớn. Kinh tế tăng trưởng không ổn định. Khủng hoảng kinh tế và các vấn đề toàn cầu đang tác động rất lớn đến chính trị - an ninh, kinh tế, xã hội của đất nước.

Nhằm mục đích nhanh chóng hội nhập, phát triển kinh tế vững mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân đòi hỏi các ngành kinh tế phát huy

mọi nguồn nội lực của mình, phát huy khả năng sáng tạo, nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo. Đó là một trong những mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước hiện nay. Phát triển kinh tế không phải bằng mọi giá, phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo các vấn đề xã hội, phấn đấu vì mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”

1.2.2. Xuất phát từ xu hướng phát triển du lịch trong thời đại mới

Cho đến nay, du lịch nghỉ biển vẫn là dòng du khách chính trên thế giới. Chính vì vậy có khái niệm du lịch 3S với các nghĩa là biển, cát và ánh nắng. Khi phát hiện du lịch là một ngành kinh doanh béo bở, nhiều nhà kinh doanh tìm mọi cách đáp ứng tối đa nhu cầu mọi mặt của du khách.

Hiện nay, biển không còn là địa chỉ duy nhất của các tuyến du lịch. Có thể nói rằng, du lịch bao gồm 4T là sự di chuyển (travel), phương tiện vận chuyển tốt (transport), với những nơi yên tĩnh, thanh bình (tranquillity) và có môi trường tự nhiên cũng như xã hội trong sạch (transparenty).[13,tr 5-6].

Xu hướng du lịch trên thế giới hiện nay đang có những cơ hội lớn tác động đến hoạt động du lịch ở Việt nam.

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng về các loại hình du lịch. Ngoài cảnh quan tự nhiên tươi đẹp kỳ thú, còn có nhiều cộng đồng mang đậm bản sắc văn hoá Việt. Những di sản văn hoá phi vật thể bao hàm tất cả các hình thức văn hoá truyền thống và phổ thông hay dân gian như phong tục tập quán, ngôn ngữ, lễ hội, y học dân tộc, nghệ thuật ẩm thực... Nhiều di sản văn hoá phi vật thể và vật thể có giá trị của Việt Nam lần lượt được UNESCO công nhận: Quần thể di tích Huế (1993), Vịnh Hạ Long (1994), Phố cổ Hội An (1999), Thánh địa Mỹ Sơn (1999), Văn hoá phi vật thể cồng chiêng (2005), Nhã nhạc cung đình Huế, gần đây nhất là hát Ca trù và dân ca Quan họ. Nhưng trên hết vẫn là con người Việt Nam năng động, cần cù, hiếu khách và đầy sáng tạo trong hoạch định cơ

chế chính sách cũng như trong mọi lĩnh vực của hoạt động du lịch đều là tiềm năng phát triển du lịch bền vững. Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác đảm bảo có hiệu quả về kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội an toàn môi trường và đặc biệt là tính văn hoá của du lịch để có thể phát triển bền vững thì chúng ta lại rất hạn chế. Đầu tư dàn trải gây lảng phí, ô nhiễm môi trường, sự biến dạng của các hình thức du lịch hiện hữu khắp nơi. Ngay cả môi trường văn hoá Viêt Nam vốn được coi là thuần phác, an ninh nay cũng bị biến đổi theo lối hưởng thụ tiêu xài. Lợi nhuận thu được trực tiếp từ hoạt động du lịch không được đầu tư tái tạo môi trường cảnh quan du lịch. Đời sống của cư dân tại các điểm du lịch có thể được cải thiện về thu nhập, việc làm nhưng cũng xẩy ra nhiều tệ nạn xã hội điều đó có nguyên nhân từ phát triển du lịch không bền vững sinh ra. Do đó, trước cơ hội, thách thức cũng như thực trạng của hoạt động du lịch, chúng ta cần có những biện pháp để phát triển du lịch lâu dài, có hiệu quả mà không làm tổn hại đến môi trường du lịch.

1.2.3. Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Can Lộc - Hà Tĩnh

Can Lộc là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Hà Tĩnh, có 29 xã, một thị trấn, rộng 42km2, dân số hiện có gần 180.000 người. Điều kiện tự nhiên có núi, sông, đồng bằng và biển. Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh, phía Tây Bắc giáp huyện Đức Thọ, phía Nam giáp huyện Thạch Hà, phía Tây Nam giáp Hương Khê, phía Đông, Đông Nam giáp huyện Lộc Hà.

Can Lộc có quốc lộ 1A, quốc lộ 15 đi qua, phía bắc giáp đường 8 sang Lào. Thủ phủ là thị trấn Nghèn, cách Thủ đô Hà Nội 330 km về phía Bắc.

Huyện Can Lộc - Hà Tĩnh là một huyện nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn huyện chỉ có hai nhà máy chính với cơ cấu lao động chưa đến 300 người, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, thương mại còn

nhỏ lẻ, kém phát triển. Kinh tế của địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Nguồn thu của địa phương dựa vào xuất khẩu lao động, do đó không ổn định. Yêu cầu cấp thiết của Can Lộc là phải đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, huy động mọi nguồn lực vào phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế của vùng cũng như cả nước. Bên cạnh đó cần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của địa phương. Coi văn hoá là bộ mặt phát triển của địa phương, là động lực để phát triển, là điều kiện hình thành nhân cách con người mới trong điều kiện hội nhập, phát triển.

Như vâỵ, có thể nói, phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện Can Lộc -Hà Tĩnh theo hướng phát triển bền vững đòi hỏi có sự tham gia đồng bộ của các cấp chính quyền, của cả cộng đồng để khai tác tiềm năng văn hoá tổng thể của địa phương. Phát triển du lịch phải đi đôi với phát triển văn hoá, coi văn hoá là nguồn gốc của sự phát triển, du lịch là hoạt động bổ trợ cho sự phát triển. Phát triển du lịch đi đôi với việc phát huy, bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống.

CHƯƠNG 2

DU LỊCH VĂN HOÁ NHÂN VĂN Ở HUYỆN CAN LỘC - HÀ TĨNH, TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG

2.1. Tiềm năng du lịch văn hoá nhân văn ở Can Lộc - Hà Tĩnh

Tiềm năng du lịch văn hoá nhân văn là những gì do con người sáng tạo ra, được bảo vệ giữ gìn và phát triển trong suốt chặng được lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, hiện đang tồn tại dưới dạng vật thể, phi vật thể mà chưa được sử dụng vào mục đích phát triển du lịch. Đó là những công trình văn hoá, kiến trúc, di tích lịch sử, nghệ thuật, những thần phong mỹ tục, nhiều thể loại văn hoá nghệ thuật dân gian, tôn giáo...

Can Lộc - Hà Tĩnh là vùng đất có truyền thống văn hoá lịch sử lâu đời, trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển - mảnh đất sơn thuỷ hữu tình này đã sản sinh ra nhiều danh nhân, nhiều khoa bảng. Can Lộc là một vùng đất giàu di sản văn hoá, với rất nhiều di tích lịch sử - văn hoá, hệ thống đình, đền, các lễ hội truyền thống, các sinh hoạt văn hoá dân gian. Đó là điều kiện thuận lợi để Can Lộc phát triển du lịch văn hoá nhân văn.

2.1.1. Di tích lịch sử - cách mạng

2.1.1.1. Khái niệm di tích lịch sử - cách mạng

Di tích lịch sử - cách mạng là những di tích ghi nhận các sự kiện trọng đại của lịch sử trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Di tích lịch sử cách mạng bao gồm: Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng, tiêu biểu, ý nghĩa quyết định chiều hướng của đất nước, một địa phương; Di tích ghi dấu chiến công xâm lược; Di tích ghi dấu những kỷ niệm về anh hùng dân tộc; Di tích ghi dấu tội ác của chiến tranh. Ngoài ra, có những di tích ghi dấu lịch sử đấu tranh cách mạng, thường là những di tích gắn liền với

cuộc đời và hoạt động của những lãnh tụ cách mạng, hoặc gắn với những sự kiện quan trọng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc [12, tr35].

2.1.1.2. Di tích lịch sử- cách mạng ở Can Lộc- Hà Tĩnh

a. Ngã ba Đồng Lộc

Từ những năm 1965, khi cuộc chiến tranh của Mỹ đã leo thang ra miền Bắc, cùng với các vùng miền khác trong tỉnh, Can Lộc đã phải hứng chịu những trận bom thù. Hệ thống cầu cống, bến phà trên đoạn đường quốc lộ 1A, 15A và tỉnh lộ 2 bị máy bay địch tập trung đánh phá nhiều lần. Địch muốn kiểm soát chặt chẽ và tiêu diệt các phương tiện chuyển chở khí tài, đạn dược trên đường chi viện co tiền tuyến. Khẩu hiệu “địch phá một ta làm mười”, “xe chưa qua nhà không tiếc” đã trở thành quyết tâm, hành động của mọi lực lượng giao thông vận tải.

Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 1968, ngày 3-3-1968, Tổng thống Mỹ tuyên bố xuống thang chiến tranh, ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra. Chúng tập trung bom đạn đánh mạnh vào Liên Khu Bốn nhằm ngăn chặn sự chi viện cho miền Nam. Trong khoảng thời gian từ ngày 4-3-1968 đến cuối tháng 10-1968, Mỹ đã trút xuống Liên Khu Bốn số bom đạn gấp 6 lần so với những năm trước đó. Cùng với cả tỉnh và nhiều vùng đất khác trong Liên Khu Bốn, Can Lộc đã phải gồng mình hứng chịu những trận bom đạn ác liệt của kẻ thù. Từ 20-4-1968, đường 1A bị chặt đứt, việc vận chuyển theo tuyến Bắc - Nam chỉ có thể đi qua Ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc trở thành tuyến lữa của kẻ thù. Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 1968, máy bay Mỹ đã đánh vào Đồng Lộc 1683 lần, ném xuống đa gần 50 ngàn quả bom các loại. Bình quân mỗi tháng chúng đánh tới 28 ngày, có ngày tới 103 lần/chiếc với trên 800 quả bom các loại. Bầu trời Đồng Lộc chẳng mấy khi được yên tĩnh, luôn ầm ào tiếng rú rít của các loại máy bay Mỹ.

Nhận biết được mức độ tàn khốc và âm mưu thủ đoạn thâm hiểm của địch, lãnh đạo Hà Tĩnh đã chỉ đạo các ngành, địa phương dồn sức cho Đồng Lộc để giữ vững huyết mạch giao thông cho tiền tuyến Miền Nam. Lực lượng trực tiếp chiến đấu có Trung đoàn pháo cao xạ 210 mới được điều từ Bắc vào, Tiểu đoàn pháo cao xạ của Tỉnh đội, một bộ phận của Tiểu đoàn 30 công binh Quân Khu Bốn và lực lượng dân quân du kích các xã quanh vùng. Ban đảm bảo giao thông trực tiếp chỉ đạo giải toả điểm chốt Đồng Lộc, hình thành các tổ quan sát đếm bom, cắm tiêu và phá bom, ứng cứu đường bộ, thông tin liên lạc, điều hành giao thông và giữ gìn trật tự an ninh trong khu vực.

Tổng đội Thanh niên xung phong P18 do Tỉnh đoàn và ngành Giao thông vận tải đã điều động về đây 7 đại đội rải trên tuyến đường từ Cơn Mạng đến Khe Giao. Ngành giao thông vận tải cũng đã điều động về Đồng Lộc một tổ cơ giới giao thông do Uông Xuân Lý làm tổ trưởng, 3 đội công trình, một tổ máy gạt. Trong quá trình chiến đấu, đảm bảo giao thông ở Ngã ba Đồng Lộc, những người dân và lực lượng dân quân du kích xã Đồng Lộc và các xã dọc theo tuyến đương 15A đã tích cực tham gia giải toả giao thông, tiếp tế lương thực, thực phẩm đạn dược. Nhiều gia đình đã nhường nhà, nhường vườn cho các đơn vị đóng quân, làm nơi cứu thương, làm kho, mở đường xế, đường tránh.

Chỉ trong tháng 7 của năm 1968, 14 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Đồng Lộc. Các lực lượng đã phối hợp phá được 1780 quả bom, góp 974.240 ngày công để thông tuyến từ Khiêm Ích qua Truông Kén, Bãi Địa dài 6km. Quân và dân các xã đã đóng góp 185.450 ngày công với 42.620 lượt người phục vụ chiến đấu, đào đắp 95.209m3 đất đá, vận chuyển 45m3 gỗ, cung cấp 22.448 cọc tre, 24.000 gánh chổi chống lầy. Tổng số quân cao điểm nhất trên mặt trận có lúc lên tới 16.000 người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cuộc chiến đấu tại Ngã ba Đồng Lộc đã xuất hiện nhiều tập thể và cá nhân tiêu biểu cho ý chí kiên cường, không ngại gian khổ, hiểm nguy, sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Lịch sử chẳng thể nào quên hình ảnh nữ anh hùng La Thị Tám - người con gái sông La ngày ngày đứng trên đỉnh đồi cao, tay cầm ống nhòm, vai khoác áo nguỵ trang, bình tĩnh quan sát đém bom và chỉ chờ máy bay địch vừa đi là lao xuống trận địa cắm tiêu bom nổ chậm cho đồng đội đến rà phá. Suốt 200 ngày đêm, mình chị đã đánh dấu 1.205 quả bom nổ chậm. Anh hùng Nguyễn Tri Ân - Đại đội trưởng TNXP đối mặt với hiểm nguy, dũng cảm bám trận địa, cùng đồng đội phá 545 quả bom các loại. Anh hùng cảnh sát giao thông Nguyễn Tiến Tuẩn dũng cảm hy sinh thông tuyến cứu xe, cứu hàng, giữ gìn trật tự an ninh vùng trọng điểm. “Vua” phá bom - dũng sĩ Vương Đình Nhỏ chỉ huy cả tiểu đội phá được 529 quả bom các loại, trong đó tự tay mình phá được 198 quả, lấy được 620kg thuốc nổ. Ngã ba Đồng Lộc cũng đã chứng kiến cuộc chiến đấu ngoan cường của Trung đoàn pháo cao xạ 210, Tiểu đoàn pháo cao xạ 8. 122 đồng chí đã hi sinh, 259 đồng chí bị thương trong chiến đấu. Và những chiến công của tổ máy gạt Uông Xuân Lý, tổ máy I - Cục công trình I với nhiệm vụ san ủi, sửa chữa cho xe qua. Đó còn là Chiến sĩ TNXP 551, 552 gan dạ, kiên cường mà tiêu biểu là tập thể mười cô gái đã anh dũng hy sinh khi đang làm nhiệm vụ.

Trong khu di tích Ngã ba Đồng Lộc, bên cạnh dấu tích chiến tranh hố bom dù đã được rào chắn lại là khu nghĩa trang liệt sĩ dành riêng cho mười cô gái thuộc Tiểu đội 4, Đại đội 2, Tổng đội 55. Trên từng nấm mộ nhỏ trắng toát phủ đầy hương hoa là là những bức chân dung được khắc chạm vào đá cùng với dòng chú thích về năm sinh, quê quán. Võ Thị Tần, Hồ Thị Cúc, Nguyễn Thị Nhỏ, Dương Thị Xuân, Võ Thị Hợi, Nguyễn Thị Xuân, Trần Thị Hường, Hà Thị Xanh, Trần Thị Rạng, Võ Thị Hà. Nếu ở thời điểm năm 1968, đa số họ đều là

những thiếu nữ mười chín đôi mươi, người nhiều tuổi nhất cũng chỉ 24, còn trẻ nhất như Võ Thị Hà mới 17 tuổi. Giờ đây, những ngôi mộ được xếp thành hai hàng như khi còn sống các cô vẫn đứng tập hợp điểm danh trước khi làm nhiệm vụ.

Trước khi được điều về Ngã ba Đồng Lộc, tiểu đội Võ Thị Tần làm nhiệm vụ ứng cứu tuyến đường 15A, hết phà Địa Lợi, Cầu Cháy, Phú Lễ đến đoạn Tùng Cóc sang Đức Thọ. Tháng 4 năm 1967, Tiểu đội được tăng cường cho Đồng Lộc và được bổ sung thêm quân số. Đại đội 552 đóng tại xã Thanh Lộc, cách Ngã ba Đồng Lộc chừng 2km. Tiểu đội 4 do Võ Thị Tần làm Tiểu đội trưởng ở trong các nhà dân trong làng. Ngày 14-7-1968, suốt buổi sáng máy bay địch kéo tới, bắn phá các đoạn đường Ngã ba Đồng Lộc. Hai quả bom thả trúng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 26)