Chùa Chân Tiên

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 43)

Từ thị trấn Nghèn rẽ về hướng Đông theo đường liên huyện 18km, chúng ta bắt gặp một ngôi chùa có kiến trúc hài hoà, cảnh trí nên thơ nằm trong điạ

phận xã Thịnh Lộc, sát bờ Biển Đông. Đó là chùa Chân Tiên thờ Phật Tổ và Thánh Mẫu.

Chùa nằm trên núi Tiên Am. Đứng trên chùa nhìn xuống chung quanh thông mọc tự nhiên trùng trùng điệp điệp, xanh tươi bốn mùa. Cách chùa Chân Tiên 5km về phía Đông trên một tảng đá hoa cương có hình dấu chân người, tương truyền đây là dấu chân Tiên để lại sau khi xuống chốn trần gian này ngoạn cảnh. Cạnh đó là dòng suối róc rách ngày đêm hoà với tiếng thông reo, sóng biển tạo nên bản nhạc di động, trầm hùng. Bên cạnh suối có giếng chùa, nước trong có thể nhìn thấy tận đáy, không bao giờ cạn. Trên núi Tiên Am có nhiều động như động Trúc, động Mai, Động Thạch Thất, động Người nhiều hang đá xưa có tiếng như đá Bàn Cờ, đá Giã gạo, đá Cối xay. Đặc biệt có đá Chồng, đá Vợ cao lớn sừng sững sánh đôi ngàn đời dưới chân núi, mặt hướng về biển mênh mông. Trên núi Tiên Am còn có những khu đất bằng phẳng gọi là “ bàng” như khu dựng chùa Chân Tiên, khu Hang Phật. Dưới chân núi, trước mặt chùa Chân Tiên có Bàu Tiên, từ trên nhìn xuống tựa như tấm gương khổng lồ thu cả cảnh sắc trời mây. Gần sát Bàu Tiên có tảng đá lớn hình chữ nhật, mặt trên vạch những đường thẳng ngang, được gọi là Bàn Cờ Tiên. Theo nhân dân trong vùng thì dưới Bàu Tiên có Mạch nước ngầm thông qua Hồng Lĩnh, qua Khe Hao nên nước Bàu bao giờ cũng tràn đầy. Phía Nam Bàu Tiên là đỉnh Hàm Rồng. Trên đỉnh có nền Sơn Tinh. Phía Đông Bàu là động cát vàng. Phía Đông chùa Chân Tiên là Biển Đông bao la.

Chùa Chân Tiên được xây dựng vào đời Trần (thế kỷ XIII), lúc bấy giờ kiến trúc còn đơn giản. Ở nơi đầu sóng ngọn gió, chùa bị hư hỏng nặng và nay được trùng tu lại. Chùa gồm hai ngôi thờ, một thờ Phật Tổ, một thờ Thánh Mẫu. Chùa thờ Phật có diện tích 50m2, kiến trúc theo kểu tứ trụ gồm ba gian lợp ngòi

âm dương, bốn cột xây, tường bao 3 phía. Trước mặt tiền phía trước có ba chữ Hán “Chân Tiên Tự”. Hai bên chùa có tượng hình quan văn, quan võ.

Chùa thờ Thánh Mẫu gọi là “ Điện Thánh Mẫu” gồm Thượng điện, kiện Long Đình, bái đường có tổng diện tích 56m2. Trước cữa Thượng điện có đề 4 chữ Hán “Thiên hạ mẫu nghi” và hình con phượng đang dang cánh bay lên. Giữa đỉnh nóc có hình mặt nguyệt, bốn góc mái có hình rồng và hoa lá viền quanh. Trong điện trên mái sau có ba chữ Hán “Thượng Thánh cung”. Kiệu Long Đình là nơi đặt đồ tế lễ và hương hoa của khách đến viếng. Bốn đầu đao trên mái kiệu có 8 hình rồng. Trong kiệu có 8 con hạc chầu. Hai bên hành lang thờ bộ hạ của Thánh Mẫu có hai con hổ phù.

Nhà bái trước có ba chữ Hán: “Tạ phúc đường”. Bốn cột nhà đều treo câu đối ca ngợi công đức của Thánh Mẫu. Trong chùa Chân Tiên hiện có 14 tượng Phật làm bằng gỗ mít, một bàn thờ, một lư hương.

Chùa Chân Tiên không những là một danh thắng có nhiều yếu tố cảnh quan như núi non, mặt nước, công trình kiến trúc, cảnh sinh hoạt làng quê mà còn là một di tích lịch sủ cách mạng. Trong phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, cũng như trong hai cuộc kháng chiến sau này Chùa Chân Tiên là căn cứ quan trọng của nghĩa quân và của đảng bộ Hà Tĩnh sau này.

Chùa Chân Tiên thực sự là một di tích lịch sử cách mạng và danh lam thắng cảnh có giá trị của huyện Can lộc, Hà Tĩnh cần được giữ gìn, tôn tạo, khai thác.

Ngoài ra ở Can Lộc còn có chùa Diệu Linh, chùa Thanh Quang đang được khôi phục, trùng tu xây dựng với quy mô lớn. Sau khi hoàn thành sẽ tạo ra cụm chùa liên tiến, hình thành nên tuyến du lịch tâm linh hấp dẫn của du khách.

2.1.3. Hệ thống đình, đền ở Can Lộc - Hà Tĩnh 2.1.3.1. Đặc trưng của đình, đền 2.1.3.1. Đặc trưng của đình, đền

Đình làng là kiến trúc lớn ở nông thôn. Đình vốn là một nhà công cộng dùng để nghỉ chân (đình trạm), dần dần chúng chuyển thành một dạng nhà đặc biệt để mang nhiều chức năng mới ( dịch đình, phương đình). Ban đầu, đình làng được thành lập mang mục đích chính là nhằm mục đích đề cao chính quyền quân chủ, qua nhân vật tiêu biểu của chủ thể ấy “ vua”. Nhưng về sau đình làng đã trở thành một thực thể văn hoá của làng xã [18, tr214 - 224]. Đình là ngôi nhà công cộng, nơi giải quyết mọi việc trong làng, nơi các bô lão, chức sắc, dân đinh hội họp, bàn công việc, cũng là nơi thường xuyên tổ chức lễ hội làng [8, tr131- 132].

Đền là nơi thờ thánh hoặc những nhân vật lịch sử được thần thánh hoá. Đền có nhiều dạng. Loại hình to lớn cả về mặt bằng lẫn ý nghĩa, có thể kể tới Đền Hùng, đền Gióng, đền Đô, đền vua Đinh, vua Lê, rồi đến thờ thần linh dân dã như thần Độc Cước, cũng có khi đền gắn với việc thờ các thần linh hoặc những danh nhân của địa phương được thiêng hoá. [8, tr 45 – 46]

2.1.3.2. Hệ thống đình, đền ở huyện Can Lộc - Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển du lịch văn hoá nhân văn ở huyện can lộc tỉnh hà tĩnh (Trang 43)