Cơ sở tính toán chế độ tưới cho cây trồng cạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao điện năng của các trạm bơm tưới do khối hợp tác xã quản lý tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 61)

IV. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

1 Vị trí địa lý, phạm vi hành chính

2.3.1. Cơ sở tính toán chế độ tưới cho cây trồng cạn

Cây trồng cạn như (khoai, ngô, lạc, đậu, rau màu....) có đặc điểm khác hẳn với cây lúa là sinh trưởng và phát triển tốt trong ruộng không có lớp nước mặt ruộng, chỉ cần tưới đủ độ ẩm trong đất từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch theo yêu cầu của cây trồng là đủ nhưng cần phải có biện pháp, kỹ thuật tưới tốt để không làm đất bão hoà nước và sẽ không có lượng nước ngấm lãng phí xuống tầng sâu.

- Là cây trồng phát triển trên môi trường đất ẩm. Độ ẩm trong tầng đất canh tác sẽ duy trì theo công thức tưới tăng sản.

- Chế độ tưới cho cây trồng cạn cũng như lúa là dựa trên phương trình cân bằng nước mặt ruộng, cụ thể hoá trong tầng đất ẩm nuôi cây. Phương trình có dạng:

Trong đó:

Σmi - tổng lượng nước cần tưới trong thời đoạn (m3 /ha). Whi - lượng nước hao trong thời đoạn tính toán (m3

/ha).

Whi = 10.ETc.ti (2.12)

ETc - cường độ bốc hơi mặt ruộng (hoặc cường độ nước hao, mm/ngày). ti - thời gian hao nước (số ngày).

Wci - lượng nước cần trữ trong tầng đất canh tác ở cuối thời đoạn tính toán (m3/ha), Wci có thể tính toán như sau:

Wci=10.βci.γk.Hi(m3/ha). (2.13) γk - dung trọng khô của đất (tấn/m3

).

βci - độ ẩm đất ở cuối thời đoạn, có thể tính theo (%) dung trọng khô của đất. - Lượng nước chứa trong tần đất cuối thời đoạn Wci được khống chế theo điều kiện:

Wβmini≤ Wci≤ Wβmaxi (2.14) Trong đó:

Wβmax i = 10.γk.βmaxi.Hi (m3/ha). (2.15)

Wβmini = 10.γk .βmini.Hi (m3/ha). (2.16)

Woi - lượng nước sẵn có trong đất đầu thời đoạn tính toán, xác định theo: Woi=10.γk.β0i.H0i (m3/ha). (2.17)

∑P0i - lượng nước mà cây trồng sử dụng được trong thời đoạn tính toán:

∑P0i=∑αi.Ci.Pi (2.18)

Trong đó:

Pi - lượng mưa thực tế rơi xuống ruộng theo tần suất thiết kế (mm).

Ci - hệ số biểu thị phần nước mưa có thể ngấm xuống đất, xác định theo thực nghiệm: Ci = 1 - σi

σi - hệ số dòng chảy, xác định theo thực nghiệm.

αi - hệ số sử dụng nước mưa, thông qua tính toán xác định. - Chú ý khi tính toán cần nhân với 10 để đổi ra m3

/ha.

ΔWi=WHi+Wmi (2.19)

WHi - lượng nước mà cây trồng sử dụng được do sự gia tăng chiều sâu tầng đất canh tác vì rễ cây ngày càng phát triển:

WHi = 10.γk.β0i.(Hi - Hi-1) (m3/ha) (2.20)

Wmi - lượng nước ngầm dưới đất mà cây trồng có thể sử dụng được do tác dụng mao quản leo làm cho cây trồng hút được lượng nước này. Lượng nước này phụ thuộc vào chiều sâu mực nước ngầm và loại đất vùng trồng trọt. Khi thiếu tài liệu thực nghiệm có thể xác định theo hệ thức:

Wmi = Kni.ETC (2.21)

Trong đó:

Kni - hệ số sử dụng nước ngầm phụ thuộc độ sâu mực nước ngầm và loại đất và được xác định theo thực nghiệm.

Để tính toán nhu cầu nước cho các loại cây trồng, trong phạm vi luận văn này tôi sử dụng phần mềm Cropwat 8.0 để tính toán.

Tính toán tương tự đối với ngô xuân hè, đậu tương, khoai tây. Kết quả tính toán xem phụ lục 2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao điện năng của các trạm bơm tưới do khối hợp tác xã quản lý tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)