IV. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
1 Vị trí địa lý, phạm vi hành chính
1.2.1. Tổng quan về công tác quản lý, khai thác và bảo về công trình thủy lợi
1. Hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp trên thế giới
Tổ chức Nông lương thực Liên hợp quốc (FAO) khẳng định các hợp tác xã nông nghiệp là vũ khí sống còn trong cuộc chiến chống đói nghèo, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và biến đổi khí hậu nghiêm trọng đẩy giá lương thực leo thang trên thế giới hiện nay. Trong buổi lễ kỷ niệm ngày này và cũng là ngày thành lập Tổ chức Nông Lương Thực Liên hợp quốc tại trụ sở FAO tại Italy, với chủ đề: "Hợp tác xã nông nghiệp - chìa khóa để nuôi dưỡng thế giới".
Hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, giảm nghèo đói, cải thiện an ninh lương thực và đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở nhiều nước.
Theo thống kê của Liên hiệp quốc, hiện nay HTX thế giới thu hút trên 800 triệu thành viên, tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo cuộc sống của hơn 3 tỷ người. Riêng trong lĩnh vực nông nghiệp, HTX đóng vai trò đặc biệt quan trọng ở nhiều quốc gia với việc thu hút sự tham gia của đại bộ phận nông dân, từ những người nông dân với 2,5- 3 ha canh tác như ở Nhật, Hàn Quốc... đến các chủ trang trại với quy mô bình quân 30- 40 ha như ở Châu Âu, Bắc Âu.
Mỹ có 3.140 HTX nông nghiệp với 2,8 triệu xã viên (chiếm đại bộ phận nông dân và các chủ trang trại chăn nuôi gia súc của nước Mỹ) tạo ra giá trị sản lượng thuần hàng năm là 111 tỷ USD, giúp Mỹ trở thành một trong những nước sản xuất nông nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Tại Pháp, có hơn 3.500 HTX NN với 400.000 xã viên (chiếm 90% tổng số nông dân). Các HTX nông nghiệp sản xuất hơn 95% sản phẩm rượu vang, 60% nông sản và chiếm 40% hoạt động chế biến lương thực của nước Pháp.
Ở Nhật Bản, 98% nông dân là thành viên của hơn 850 HTX nông nghiệp đa chức năng.
nghiệp, sản xuất cây lương thực, chăn nuôi gia súc).
Thái Lan là một quốc gia nông nghiệp, HTX nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Thái Lan và trong việc nâng cao vị thế xã hội của người nông dân. Hiện nay, ở Thái Lan có khoảng 4.137 HTX nông nghiệp với khoảng 6 triệu xã viên nông dân.
HTX nông nghiệp đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, theo hướng sản xuất hàng hoá và hiệu quả kinh tế; góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nhiều HTX đã tham gia cung ứng các dịch vụ thiết yếu cho xã viên, cụ thể: 72% số HTX làm dịch vụ thủy lợi, 43% cung ứng vật tư, 56% làm dịch vụ điện, 38% làm dịch vụ khoa học kỹ thuật, 15% làm dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. Một số HTX đã mở rộng các loại hình dịch vụ khác gắn với việc đáp ứng nhu cầu sản xuất của các hộ xã viên, như dịch vụ tín dụng nội bộ
Kinh nghiệm quốc tế và bài học thành công về HTX trong nông nghiệp, nông thôn ở nhiều nước là chứng minh sinh động rằng, HTX chính là con đường thúc đẩy sản xuất ở nông nghiệp, nông thôn phát triển, đấy chính là con đường mà các hộ sản xuất, hộ nông dân, hộ tiểu chủ, những đối tượng chiếm số đông nhưng lại có tiềm lực yếu, năng lực cạnh tranh thấp, dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường, cần lựa chọn
Thực tiễn Việt Nam cũng đã có hàng trăm HTX khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong hỗ trợ các hộ nông dân vươn lên làm giàu, xoá đói, giảm nghèo và tạo dựng bộ mặt nông thôn mới
2. Hoạt động của HTX Dịch vụ Nông nghiệp ở nước ta.
Cả nước ta hiện nay có khoảng gần 9000 hợp tác xã Nông nghiệp làm dịch vụ thủy nông. Số lượng lớn hợp tác xã này được tập trung tại các tỉnh Đồng bằng Bắc bộ.
Ở Việt Nam, Chính phủ đã kịp thời hướng dẫn và triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ HTX đã xác định trong Nghị quyết TW5 (khoá IX) về kinh tế tập thể và Luật HTX năm 2003; đồng thời quan tâm đến việc bổ sung một số chính
sách về đất đai, thuế, tín dụng… để chính sách thực sự đủ mạnh, đủ tầm thúc đẩy HTX vượt qua được giai đoạn khó khăn, yếu kém hiện nay.
Chính phủ và các tổ chức chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ giúp các HTX nông nghiệp phát triển như giảm miễn thuế nông nghiệp, hỗ trợ giống, cây con và miễn giảm, cấp bù thủy lợi phí.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, đến tháng 5/2012. Nhân lực tham gia công tác quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi đối với các HTX DVNN trên địa bàn Tỉnh có số lượng tương đối lớn, cụ thể là 4.234 lao động. Tuy vậy, lực lượng lao động ở các Hợp tác xã DVNN phần lớn chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành về thủy lợi. Đối chiếu với các quy định hiện hành, công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của các HTX chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định.
Theo thống kê (số liệu của Chi cục Phát triển nông thôn), tới tháng 7/2012 toàn tỉnh có 343 HTX, tổ hợp tác làm dịch vụ về nông nghiệp, chăn nuôi, NTTS, trong đó có 314 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, tổ hợp tác làm dịch vụ thủy nông. Các HTX DVNN của Tỉnh chủ yếu quản lý các CTTL nhỏ phụ trách từ vài chục ha đến vài trăm ha
3. Tổng quan về công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Gia Lộc
a. Tổng quan về hệ thống công trình thủy lợi huyện Gia Lộc
Huyện Gia Lộc có diện tích đất tự nhiên: 12.215 ha; 8.335 ha đất canh tác, cây lâu năm và thuỷ sản. Phần lớn diện tích của huyện chủ yếu thuộc khu thuỷ lợi Gia Lộc - Tứ Kỳ, còn 5 xã Phạm Trấn, Đồng Quang, Đức Xương, Nhật Tân, Quang Minh thuộc khu Bình Giang - Bắc Thanh Miện.
Toàn huyện có 101 trạm bơm, trong đó: Xí nghiệp KTCTTL huyện Gia Lộc thuộc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh quản lý 35 trạm bơm (06 trạm chuyên tưới; 04 trạm chuyên tiêu; 25 trạm tưới tiêu kết hợp); 76 trạm do hợp tác xã quản lý (59 trạm chuyên tưới, 03 trạm chuyên tiêu, 14 tram tưới tiêu kết hợp)
Về tưới: 8.335 ha đât cần tưới của huyện lấy nước chủ yếu từ sông Sặt, Đình Đào, Thạch Khôi - Đoàn Thượng , Chùa So - Quảng Giang thuộc hệ thống Bắc Hưng Hải được cấp bởi 31 trạm bơm tưới thuộc xí nghiệp KTCTTL huyện và các trạm bơm hợp tác xã. Thực tế diện tích tưới chủ động là 6.507 ha diện tích canh tác. Nhìn chung toàn huyện công trình tưới đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước, tuy nhiên trong đó có khoảng 100 ha khu vực Thạch Khôi, Kiên Hồng, toàn Thắng bị thiếu nước. Các trạm bơm Thạch Khôi, Điền Nhi bị xuống cấp.
Về tiêu: Diện tích tiêu trong đê là 12.068 ha. Tòan huyện được tiêu bằng: + 10 trạm bơm do doanh nghiệp KTCTTL quản hợp tác xã tiêu cho 9.915 ha. Hầu hết tiêu vào trục Bắc Hưng Hải, chỉ có 2.000 ha tiêu ra sông Thái Bình bằng trạm bơm Đò Neo thuộc huyện Tứ Kỳ. Các trạm bơm tiêu đều đạt hệ số tiêu thiết kế 4,86l/s/ha như trạm bơm Đò Neo, Khuông Phụ, Thanh Xá, Hồng Hưng A,B, Quang Tiền, Chệnh...
+ Có 2.153 ha tiêu tự chảy nằm dọc trục Thạch Khôi - Đoàn Thượng và rải rác ở khu vực phía Nam huyện thuộc khu thuỷ lợi Bình Giang - Thanh Miện. Khu vực tiêu ra trục Thạch Khôi - Đoàn Thượng tiêu tự chảy tương đối khó khăn do trục tiêu kéo dài, mực nước sông trục tăng cao và nhu cầu tiêu cao và nhanh do đây là khu vực chủ yếu trồng màu.
Diện tích thiết kế tiêu các công trình tiêu là 12.068 ha, thực tế mới chỉ tiêuđảm bảo cho 9.528 ha. Các kênh trục bồi lắng, lấn chiếm vi phạm công trình thuỷ lợi
b. Đặc điểm của hệ thống công trình thủy lợi huyện Gia Lộc
Hệ thống công trình thủy lợi huyện Gia Lộc có chung những đặc điểm sau: - Đều phục vụ đa mục tiêu: tưới, tiêu, giao thông, thuỷ sản, chống lũ, môi trường sinh thái, sản xuất công nghiệp…
- Vốn đầu tư xây dựng Công trình thủy lợi thường rất lớn. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng vùng, để có công trình khép kín trên 1ha được tưới thì bình quân phải đầu tư thấp nhất 50 triệu đồng.
- Công trình thủy lợi muốn phát huy hiệu quả cao phải được xây dựng đồng bộ, khép kín từ công trình đầu mối (phần do nhà nước đầu tư) đến tận ruộng (phần
do dân tự xây dựng).
- Hệ thống Công trình thủy lợi nằm rải rác ngoài trời, trải trên diện rộng, có khi qua các khu dân cư nên ngoài tác động của thiên nhiên còn chịu tác động trực tiếp của con người (người dân).
- Hiệu quả của Công trình thủy lợi hết sức to lớn và đa dạng, có loại có thể xác định được về mặt kinh tế, có loại về mặt xã hội... riêng về lĩnh vực tưới tiêu thì hiệu quả thể hiện rõ ở mức độ tưới hết diện tích, tạo khả năng tăng vụ, cấp nước kịp thời vụ, đảm bảo yêu cầu dùng nước của mỗi loại cây trồng, chi phí quản lý thấp, tăng năng suất và sản lượng cây trồng…góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập, làm ổn định cuộc sống cho nông dân ở nông thôn.
Từ những đặc điểm trên cho thấy Công trình thủy lợi không đơn thuần mang tính kinh tế, kỹ thuật mà còn mang tính chính trị xã hội. Vì vậy việc đầu tư xây dựng và quản lý, bảo vệ, khai thác CTTL phải có sự tham gia của người dân thông qua việc thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước.
c. Việc phân cấp quản lý đối với hệ thống CTTL trên địa bàn huyện Gia Lộc(theo địa giới hành chính)
- Công ty TNHH MTV Bắc Hưng Hải (thuộc Bộ NN&PTNT): quản lý sông Bắc Hưng Hải; sông Sặt, sông Đình Đào
- Theo Quyết định số 18/2011/QĐ-UBND ngày 22/7/2011 của UBND tỉnh Hải Dương Ban hành quy định bảo vệ và phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hải Dươngphân cấp như sau:
* Các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Trạm bơm: Các trạm bơm do các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đang quản lý, khai thác bao gồm: Công trình đầu mối, hệ thống kênh, các công trình trên kênh từ công trình đầu mối đến mặt ruộng.
Kênh, các công trình trên kênh từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng.
* Xí nghiệp KTCTTL Gia Lộc - trực thuộc công ty TNHH MTV KTCTTL tỉnh Hải Dương (thuộc UBND tỉnh Hải Dương):
- Trạm bơm: Các trạm bơm do doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi đang quản lý, khai thác. Bao gồm: Công trình đầu mối, hệ thống kênh, các công trình trên kênh từ công trình đầu mối đến cống đầu kênh.
- Kênh dẫn, công trình trên kênh dẫn không thuộc hệ thống các trạm bơm, hồ chứa, bao gồm: Kênh, các công trình trên kênh từ công trình đầu mối đến cống đầu kênh.
* UBND huyện Gia Lộc
Quản lý và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn; tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện.
- Quyết định xử lý đối với các công trình xây dựng trái phép theo đề nghị của chính quyền xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã) và các cơ quan, tổ chức liên quan. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã kịp thời tổ chức thực hiện quyết định xử lý các công trình xây dựng trái phép, các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho tổ chức và cá nhân các quy định của pháp luật về bảo vệ, quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật tới mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý sử dụng đất đai trong và ngoài phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật.
Khi lập quy hoạch sử dụng đất để mở rộng đường bộ, xây dựng thị trấn, thị tứ, khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư... có liên quan đến công trình thuỷ lợi phải được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi.
- Phối hợp với đơn vị quản lý trực tiếp các công trình thuỷ lợi trên địa bàn trong công tác bảo vệ, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi.
- Huy động mọi lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình thuỷ lợi và kịp thời khôi phục đảm bảo an toàn cho công trình thuỷ lợi khi bị thiên tai, địch hoạ.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi đối với các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn) tình hình vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện
* UBND các xã, thị trấn
Thực hiện nghiêm sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc thực hiện các quy định của pháp luật hiện hành và các nội dung của Quy định này về bảo vệ, phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục công dân các quy định của pháp luật về bảo vệ, phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi để mọi người tự giác thực hiện.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc phát hiện và tổ chức xử lý kịp thời các vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn. Trường hợp đặc biệt, báo cáo kịp thời Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết. Có biện pháp quản lý không để tái vi phạm xảy ra.
- Chấp hành quy hoạch của cấp có thẩm quyền. Khi đề nghị lập quy hoạch sử dụng đất để mở rộng đường bộ, xây dựng thị trấn, thị tứ... có liên quan đến công trình thuỷ lợi phải được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Uỷ ban nhân dân cấp huyện về chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi.
- Chịu trách nhiệm chính trong việc huy động lực lượng, vật tư, thiết bị để bảo vệ công trình thuỷ lợi, kịp thời khôi phục, đảm bảo an toàn cho công trình thuỷ lợi khi bị thiên tai, địch hoạ.
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi đối với các công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo tình hình bảo vệ, quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi với Uỷ ban nhân dân cấp huyện.