0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Cơ sở tính toán chế độ tưới cho lúa mùa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO ĐIỆN NĂNG CỦA CÁC TRẠM BƠM TƯỚI DO KHỐI HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ TẠI HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 55 -55 )

IV. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

1 Vị trí địa lý, phạm vi hành chính

2.2.3. Cơ sở tính toán chế độ tưới cho lúa mùa

Vụ mùa do điều kiện thời tiết ít nắng, nhiều mưa việc phơi ải khó thực hiện nên hình thức làm đất trước khi gieo cấy là làm dầm tức là sau khi gặt xong vụ trước đưa vào ruộng một lớp nước nhất định hoặc được trữ lại sau những trận mưa lớn đầu vụ để cày bừa và gieo cấy luôn. Lượng nước này có thể lấy theo các kết quả tổng kết, thí nghiệm, thực nghiệm. Tham khảo quy trình QT-NN-TL-9-78 “Quy trình tưới tiêu nước cho lúa và một số cây trồng cạn”

nước do ngấm bão hoà mà chỉ có quá trình hao nước do ngấm ổn định và hao nước do bốc hơi mặt ruộng), hình thức gieo cấy đồng thời.

- Phương trình cơ bản để xác định chế độ tưới cho lúa mùa giống như phương trình cân bằng nước xác định chế độ tưới cho lúa chiêm:

hci = h0i+ ∑mi+ ∑P0i - ∑Ki - ∑ETci - ∑Ci

(2.10) Trong đó:

hci - lớp nước mặt ruộng cuối thời đoạn tính toán (mm). h0i - lớp nước mặt ruộng đầu thời đoạn tính toán (mm). ∑mi - lượng nước tưới trong thời đoạn tính toán (mm). ∑P0i - lượng nước mưa trong thời đoạn tính toán (mm).

∑Ki - lượng nước ngấm xuống đất trong thời đoạn tính toán (mm/ngày). ∑ETci - lượng bốc hơi mặt ruộng trong thời đoạn tính toán (mm/ngày).

∑Ci - lượng nước tháo đi trong thời đoạn tính toán. Khi lớp nước mặt ruộng lớn hơn độ sâu lớp nước cho phép phải tháo đi, do đó ∑C = hi - hmaxi.

- Điều kiện ràng buộc của phương trình (3.10)

[

amin

]

≤hci

[

amax

]

- Phương trình (3.7) có hai ẩn, đó là hci và ∑mi. Ta sẽ giải theo phương pháp đúng dần, giả định ∑mi sau đó tính hci theo phương trình (2.10) rồi kiểm tra điều kiện ràng buộc trên, nếu thoả mãn là được.

2.2.4.Giới thiệu phần mềm Cropwat 8.0

- Phần mềm tính toán nhu cầu nước và quản lý tưới Cropwat của tổ chức Nông Lương thế giới FAO đã được phổ biến áp dụng rộng rãi tại các nước trên thế giới từ năm 1992 là phần mềm có thẩm quyền, hiệu lực Quốc tế cao nhất hiện nay, phần mềm - chương trình đầu tiên là Cropwat Verson 5.7 cũng đã được sử dụng ở Việt Nam trong nhiều năm qua, mặc dù sau này được phát triển và cải tiến thành Cropwat Version 7.0 (1995); Cropwat 4.3 (1998). Hiện nay được cải tiến nâng cấp thành Cropwat 8.0 thích hợp sử dụng trong nhiều môi trường như windows XP, windows 7,8…

2.2.4.1. Nhiệm vụ, chức năng của chương trình:

+ Tính toán lượng bốc hơi mặt ruông-lượng nước cần của cây trồng, + Tính nhu cầu nước của từng cây trồng và cả nhóm cây trồng,

+ Tính nhu cầu, chế độ tưới và quản lý tưới mặt ruộng cho các cây trồng trong các điều kiện khác nhau. Cơ sở tính toán này được dựa trên cơ sở đáng tin cậy là cân bằng nước mặt ruộng và quan hệ Đất - nước - cây trồng và khí hậu

2.2.4.2.Các chức năng tính toán của phần mềm:

+ Xây dựng, cập nhật và khai thác các tài liệu để tính toán về quản lý tưới thuộc ngân hàng dữ liệu quản lý khai thác hệ thống thuỷ nông.

+ Tính toán các chỉ tiêu phục vụ quy hoạch hệ thống tưới: bao gồm tính toán nhu cầu nước, tính toán nhu cầu và chế độ tưới, xây dựng các kế hoạch thực hiện tưới tại mặt ruộng với sự phân tích lựa chọn các giải pháp khác nhau Cho phép dự báo nhu cầu tưới nước từ các yếu tố khí tượng được cập nhật hàng ngày để từ đó xây dựng được kế hoạch phản ứng nhanh về tưới nước và vận hành các công trình trên hệ thống.

2.2.4.3. Đặc điểm và ưu điểm của Cropwat 8.0 so với các chương trình khác: (1). Đặc điểm

- Chỉ cho xuất hiện các kết quả tính ra sẽ được thể hiện trên dạng bảng hay biểu đồ, còn quá trình tính toán trung gian không thể hiện.

- Chương trình có thể tính toán cho từng cây trồng và cả nhóm tới 30 cây trồng được canh tác cùng trên khu ruộng.

- Nhu cầu nước và kế hoạch tưới có thể được tính cho từng cây trồng, nhóm cây trồng theo ngày, tuần và tháng.

- Có thể tính toán chế độ - kế hoạch thực hiện tưới theo các giải pháp, cách lựa chọn khác nhau.

(2).Các bước thao tác sử dụng phần mềm Cropwat 8.0

- Cài đặt chương trình

- Các tài liệu cần thiết cho tính toán

- Nhập các số liệu mưa tháng

- Nhập các tài liệu về cây trồng và thời vụ canh tác - Nhập các số liệu về đất đai

- Tính toán nhu cầu nước của cây trồng và yêu cầu nước tưới - Tính toán chế độ tưới cho hệ thống

(3).Áp dụng phần mềm Cropwat 8.0 để tính toán chế độ tưới cho lúa chiêm, lúa mùa

Tính toán nhu cầu nước cho lúa chiêm bằng cách sử dụng phần mềm tính tưới CROPWAT 8.0 để tính tưới cho cây trồng. Trình tự tính toán nhu cầu nước cho lúa chiêm được thể hiện qua các bảng biểu sau:

Bước 1: Nhập dữ liệu về khí hậu cho lúa chiêm (Climate) và tính lượng bốc thoát hơi nước chuẩn ET0

Kích vào biểu tượng Climate/ET0 → hập số liệu về khí tượng → ET0. Sau khi nhập đầy đủ các số liệu cần thiết ta có kết quả tính toán ET0như bảng như hình 2.2.

Hình 2.2. Bảng nhập dữ liệu khí tượng và kết quả tính toán ET0

Bước 2: Nhập dữ liệu về lượng mưa

Kích vào biểu tượng Rain → nhập số liệu về mưa → Sau khi nhập đầy đủ các số liệu cần thiết ta có kết quả tính toán lượng mưa hữu hiệu như bảng hình 2.3.

Hình 2.3. Bảng nhập dữ liệu và kết quả tính toán mưa hiệu quả lúa vụ chiêm

Bước 3: Nhập dữ liệu về cây trồng

Kích trái chuột vào biểu tượng Crop → open → crops → Rice → nhập số liệu về chỉ tiêu về cây trồng. Sau khi nhập xong số liệu về cây trồng ta có bảng sau. Nhập xong ta được kết quả ở hình 2.4.

Bước 4: Nhập dữ liệu về đất

Kích chuột trái vào biểu tượng Soil → để nhập dữ liệu về đất. Sau khi nhập xong số liệu .Ta được kết quả như hình 2.5.

Hình 2.5. Bảng dữ liệu về đất vụ Chiêm

Bước 5: Kết quả tính toán yêu cầu nước của lúa chiêm

Kích chuột trái vào biểu tượng Calculation → Ta có kết quả yêu cầu nước của lúa chiêm như hình 2.6.

Hình 2.6: Bảng kết quả tính chế độ tưới cho lúa vụ chiêm

Tính toán tương tự đối với lúa mùa. Kết quả tính toán xem phụ lục 2.

2.3.Tính toán nhu cầu nước của cây trồng cạn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU HAO ĐIỆN NĂNG CỦA CÁC TRẠM BƠM TƯỚI DO KHỐI HỢP TÁC XÃ QUẢN LÝ TẠI HUYỆN GIA LỘC, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 55 -55 )

×