Tổng quan về công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao điện năng của các trạm bơm tưới do khối hợp tác xã quản lý tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 35)

IV. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

1 Vị trí địa lý, phạm vi hành chính

1.2.3. Tổng quan về công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của

của khối hợp tác xã ở vùng nghiên cứu

Huyện Gia Lộc có 22 xã và 01 thị trấn, 30/23 đơn vị này đều có Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DV NN) thực hiện các khâu dịch vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu là dịch vụ thủy nông, dịch vụ bảo vệ thực vật. Nhìn chung các HTX DV NN đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ theo luật HTX tổ chức hoạt động quản lý dịch vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất, bảo toàn được vốn, công nợ giảm.

1. Tồn tại của hệ thống CTTL ở huyện Gia Lộc

Hiện nay hệ thống CTTL đang xuống cấp trầm trọng, không phát huy đủ công suất thiết kế, cá biệt còn có công trình không phát huy tác dụng. Tồn tại CTTL chủ yếu là: vi phạm lấn chiếm CTTL; rau bèo, rác thải; bồi lắng trong kênh, tắc cống; khẩu độ cống nhỏ; bờ bao bờ vùng còn thấp so với thiết kế chống tràn; đăng, đó, đập còn tồn tại. Hiện nay có khoảng 1500 vi phạm lấn chiếm, vứt rác ở nhiều kênh, Số lượng vi phạm CTTL rất lớn nên rất khó khăn trong giải quyết tồn tại. Do tồn tại của CTTL đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước của dòng chảy, sự an toàn của công trình, gây ngập úng và hạn hán một số vùng, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống nhân dân.

2. Nguyên nhân của tồn tại trong hệ thống CTTL

- Hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh hầu hết được xây dựng đã lâu, công trình, máy móc thiết bị cũ rão, xuống cấp, hiệu suất thấp, kinh phí đầu tư cho cải tạo, xây dựng còn hạn chế (Hiện tại, các doanh nghiệp KTCTTL đang quản lý 21 trạm bơm máy 4.000m3/h trục ngang, 168 trạm bơm máy 1.000m3/h, các trạm bơm này được xây dựng từ những năm 1960-1970, thiết bị máy bơm lạc hậu, hiệu suất thấp, tiêu tốn nhiều điện năng, vận hành khó khăn).

- Nguồn nước tưới chưa đảm bảo, Lưu lượng và mực nước tại cống đầu mối Xuân Quan (hệ thống Bắc Hưng Hải) không đáp ứng yêu cầu và thiếu hụt nhiều so với thiết kế, khu vực cuối hệ thống (Tứ Kỳ, Ninh Giang, Gia Lộc, Thanh Miện) phải lấy nước thủy triều ngược từ Cầu Xe, An Thổ, chất lượng nước bị hạn chế.

- Công trình thủy lợi bị xâm hại, kênh mương, sông trục bị bồi lắng, vi phạm gây ách tắc cản trở dòng chảy, tình hình ô nhiễm nguồn nước công trình thủy lợi ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo thống kê đến tháng 5/2013 toàn tỉnh có xấp xỉ 5.063 trường hợp vi phạm vào phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trên 700 trường hợp xả nước thải gây ô nhiễm nước trong hệ thống công trình thủy lợi; trong đó có trên 500 vi phạm nghiêm trọng. Các vi phạm trên đã đe dọa an toàn, làm hư hại hoặc hạn chế hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với công tác phòng chống lụt, bão, úng.

- Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và giao thông vận tải phát triển mạnh đã và đang làm phá vỡ quy hoạch thủy lợi (Hệ thống công trình thủy lợi bị chia cắt, thay đổi, hệ số tiêu nâng cao từ 5÷6 l/s/ha tăng lên 12,5 l/s/ha và còn cao hơn nữa nếu không có hồ điều hòa,...).

- Lực lượng lao động tham gia công tác quản lý, khai thác công trình thuiỷ lợi ở các Hợp tác xã phần lớn chưa được qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành về thủy lợi. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn thủy lợi (đại học và trên đại học) ở các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi cũng còn rất hạn chế. Các Phòng Nông nghiệp và PTNT (Phòng Kinh tế) các huyện, thành phố, thị xã mới chỉ có 2 đơn vị có kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 10 đơn vị chưa có kỹ sư chuyên ngành thủy lợi. Đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy định hiện hành, lực lượng lao

động đang tham gia quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định.

- Xí nghiệp KTCTTL: Ngân sách cấp bù miễn trừ thủy lợi phí được sử dụng để chi trả công lương; chi phí tiền điện; chi phí quản lý doanh nghiệp. Số còn lại mới dùng để tu sửa máy móc, nạo vét kênh mương, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; trích vào chi phí khấu hao tài sản cố định vì vậy các CTTL ngày càng bị xuống cấp.

Việc thực hiện trách nhiệm trong công tác xác định mốc giới phạm vi bảo vệ CTTL chưa đầy đủ nên dẫn đến tình trạng ranh giới phạm vi bảo vệ CTTL trên thực tế chưa rõ ràng, xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm quản lý và bảo vệ CTTL.

- Do người dân: ý thức và trách nhiệm hạn chế nên thực hiện nhiều hành vi vi phạm CTTL: lấn chiếm, xả rác thải... cố tình vi phạm do lợi ích vật chất. Trong cơ chế thị trường nhưng nước tưới tiêu chưa phải là hàng hoá, từ năm 2008 nhà nước cấp bù tiền thuỷ lợi phí. Sự bao cấp đó là rất cần thiết nhưng nhiều khi điều đó lại không có lợi cho sự phát triển, là vì khi sử dụng nước không phải trả tiền, người sử dụng nước không có ý thức quý trọng, không sử dụng tiết kiệm và hợp lý.

- HTXDVNN: nguồn thu từ ngân sách miễn thu thuỷ lợi phí dùng để chi các khoản: trả lương Ban quản lý, công dẫn nước chiếm 20-30%; chi trả tiền xăng dầu vận hành công trình, tiền điện… ít đầu tư nạo vét hệ thống CTTL do kinh phí khó khăn, do kênh mương dài, do rong bèo rác thải…Vấn đề quản lý chưa đồng bộ, chưa có định mức rõ ràng nên hiệu quả chưa cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng định mức tiêu hao điện năng của các trạm bơm tưới do khối hợp tác xã quản lý tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)