IV. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN
1 Vị trí địa lý, phạm vi hành chính
2.2.1. nghĩa tính toán nhu cầu nước
+ Tưới là một vấn đề trong công tác điều tiết nước mặt ruộng, nhằm cung cấp thoả mãn yêu cầu về nước trong quá trình sinh trưởng của cây trồng. Trong điều kiện tự nhiên nhất định như thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất thuỷ văn. Đối với một số loại cây trồng nhất định sẽ có một yêu cầu về cung cấp nước theo một chế độ nhất định gọi là chế độ tưới.
+ Chế độ tưới là một tài liệu quan trọng trong việc quy hoạch, thiết kế, quản lý, khai thác các hệ thống công trình về tưới.
+ Dựa vào tài liệu về yêu cầu nước và nguồn nước đồng thời trên cơ sở điều kiện tự nhiên của khu vực mà quy hoạch bố trí hệ thống cấp nước và tính toán thiết kế hệ thống kênh mương, các công trình trên hệ thống dẫn nước nhằm thoả mãn các yêu cầu về nước cho các ngành.
- Phương pháp xác định chế độ tưới cho cây trồng:
+ Cơ sở khoa học truyền thống và đáng tin cậy để xác định chế độ tưới cho cây trồng là cân bằng nước ruộng và quan hệ đất - nước - cây trồng - khí hậu.
+ Phương trình cân bằng nước tại ruộng:
(Wy – W0) + (Vy – V0) = (P + N + G + A) – (E + S + R) (2.1) (Lượng nước tăng, giảm) = (lượng nước đến) – (lượng nước đi) Trong đó:
W0 - lượng nước trong tầng đất canh tác đầu thời đoạn tính toán. Wy - lượng nước trong tầng đất canh tác ở cuối thời đoạn tính toán. V0 - lượng nước hay lớp nước mặt ruộng ở đầu thời đoạn tính toán. Vy - lượng nước hay lớp nước mặt ruộng ở cuối thời đoạn tính toán. P - lượng mưa rơi trên mặt ruộng sử dụng được.
N - lượng nước mặt ở ngoài chảy tới thửa ruộng.
G - lượng nước trong tầng đất cung cấp cho cây trồng sử dụng. A - lượng nước do hơi nước trong tầng đất ngưng tụ (có thể bỏ qua).
nhất, bao gồm lượng bốc hơi mặt lá, bốc hơi mặt thoáng hay bốc hơi khoảng trống. S - lượng nước mặt thoát ra khỏi mặt ruộng.
R - lượng nước ngấm xuống tầng sâu của đất, xuống dòng ngầm thoát đi. + Gọi m là mức tưới mỗi lần ta có:
m = (E + Vy + Wy + S +R) – (P + N + G + A + W0 + V0). (2.2) Từ phương trình cân băng nước (3.2) ta thấy:
+ Lượng nước thoát ta khỏi mặt ruộng tương đối nhỏ so với lượng bốc hơi mặt ruộng, hơn nữa có thể hạn chế bằng cách đắp bờ giữ nước hoặc quản lý chặt chẽ chế độ nước trên mặt ruộng. Lượng nước ngấm xuống đất, xuống dòng ngầm cũng không lớn so với lượng bốc hơi mặt ruộng. Tuy nhiên lượng nước này cũng đáng kể trong tính toán cân bằng nước.
+ Lượng nước tiêu hao lớn chính là lượng bốc hơi mặt ruộng E, bao gồm lượng bốc hơi nươc qua thân, lá cây do bộ rễ cây hut lên và bốc hơi khoảng trống giữa cây trồng, do vậy còn gọi là lượng nước cần cho cây trồng.
Trong các phương trình cân bằng nước, để tính chế độ tưới cho lúa và cho cây trồng cạn, lượng bốc hơi mặt ruộng là một thành phần có ảnh hưởng lớn đến mức tưới. Do đó, trước hết ta đi xác định thành phần nay.
Dưới đây là cơ sở tính toán chế độ tưới cụ thể cho từng vụ, từng loại cây trông.