Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG TPCM CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 61)

Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý vĩ mô về hoạt động ngân hàng. Nhằm giúp đỡ các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng ngắn hạn, NHNN cần thực hiện chức năng chỉ đạo và xây dựng các văn bản pháp luật chặt chẽ.

 NHNN cần thực sự là đầu mối thông tin của các tổ chức tín dụng, cung cấp các thông tin mà ngân hàng cần về doanh nghiệp như tình hình tài chính, thông tin phi tài chính, quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác. Do đó

NHNN cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC. CIC được thành lập theo nghị định 88/CP và quyết định 69/1999/QĐ-NHNN, sự ra đời của nó đã tạo cho các NHTM một kênh thông tin đáng tin cậy, nhằm cải thiện tình trạng thiếu thông tin của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, các sản phẩm của CIC vẫn chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng đối với nhu cầu của các NHTM bởi nhiều lý do khác nhau trong đó có nguyên nhân các NHTM chưa có thói quen cung cấp, trao đổi thông tin về tình hình khách hàng cho nhau hoặc bởi cạnh tranh giữa các ngân hàng nên chậm trễ trong việc cung cấp thông tin cho CIC. Vì vậy, NHNN cần tuyên truyền về sự cần thiết và tác dụng của CIC để các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng hiểu rằng CIC là cơ quan phục vụ lợi ích cho chính họ, việc cung cấp thông tin đầu vào cho CIC là cần thiết. Đồng thời, NHNN nên áp dụng các chế tài xử phạt đối với các đơn vị không chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định

 NHNN cần chỉnh sửa, ban hành một số cơ chế tín dụng phù hợp với môi trường kinh doanh, môi trường kinh tế, pháp lý và hành chính ở Việt Nam như điều chỉnh bổ sung, hoàn chỉnh những điều kiện cho vay phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích, tài sản của ngân hàng nhưng đồng thời cũng góp phần giải quyết các khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất. NHNN cần tăng cường thanh tra kiểm tra và xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy chế, đảm bảo hoạt động kinh doanh của các NHTM đi đúng quỹ đạo. Có văn bản hướng dẫn cụ thể các vấn đề liên quan đến thẩm định tín dụng nói chung và thẩm định tín dụng ngắn hạn nói riêng. Đồng thời, NHNN cần hỗ trợ về công tác đào tạo nghiệp vụ ngân hàng, trong đó có nghiệp vụ thẩm định tín dụng ngắn hạn, cũng như tổ chức các buổi hội nghị trao đổi về nghiệp vụ giữa các ngân hàng

 NHNN nên tập trung xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành áp dụng cho toàn bộ hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam. Bộ chỉ tiêu này sẽ cung cấp cho ngân hàng cái nhìn khách quan về tình hình của doanh nghiệp đồng thời cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí của các ngân hàng khi mỗi ngân hàng không cần tự lập cho mình một bộ chỉ tiêu ngành riêng. Bộ chỉ tiêu không chỉ đem lại lợi ích cho ngân hàng mà còn cho chính các doanh nghiệp. Dựa vào các kết quả đánh giá theo

bộ chỉ tiêu, các doanh nghiệp biết mình đang ở đâu trong ngành nghề kinh doanh, biết được mình so với các doanh nghiệp khác yếu kém ở đâu từ đó có phương hướng giải quyết. Để xây dựng được bộ chỉ tiêu trung bình ngành, NHNN phải phối hợp với các cơ quan hữu quan và sự đóng góp của các NHTM.

 Cần tích cực công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy chế hoạt động cho vay của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG TPCM CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 61)