Thực hiện công tác quản lý,giám sát các khoản nợ ngắn hạn và xử lý nợ xấu ngắn hạn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG TPCM CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 56)

xấu ngắn hạn

Trong nền kinh tế thị trường bất cứ một hoạt động kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro. Hoạt động kinh doanh của NHTM với với đặc trưng riêng của nó lại chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Tỷ lệ nợ ngắn hạn quá hạn, nợ ngắn hạn xấu là chỉ tiêu phản ánh rõ chất lượng tín dụng ngắn hạn và là dấu hiệu báo trước khả năng thiệt hại đối với ngân hàng thương mại. Tuy nhiên từ phát sinh nợ quá hạn đến thời điểm thanh lý một món vay là cả một quá trình xử lý phức tạp. Xử lý tốt nợ quá hạn là yêu cầu bức thiết trong điều kiện hiện nay đối với ngân hàng thương mại, đồng thời làm công tác này tốt sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại, giúp ngân hàng thương mại tồn tại và cạnh tranh với các ngân hàng khác. Để giải quyết vấn đề nợ quá hạn, chi nhánh có thể áp dụng các biện pháp sau:

a) Tăng cường ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh.

Khi cấp tín dụng, ngân hàng luôn mong muốn khách hàng hoàn trả nợ đủ, đúng hạn. Những món nợ đã ghi trên hợp đồng nhưng trong thực tế có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan làm phát sinh nợ quá hạn. Nợ quá hạn xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/ hoặc lãi đã quá hạn.

Để ngăn chặn phát sinh nợ quá hạn, chi nhánh cần tập trung làm tốt các công việc sau:

- Thực hiện nghiêm túc các quy chế cho vay, chế độ tín dụng hiện hành và giải quyết cho vay theo đúng quy trình tín dụng để đảm bảo tín dụng được cung cấp đúng đối tượng và được sử dụng đúng mục đích.

- Xác định kỳ hạn trả nợ hợp lý khi quyết định cho vay.

Ngân hàng nên cùng với doanh nghiệp bàn bạc, quyết định một thời gian trả nợ hợp lý tránh trường hợp ngân hàng thu nợ chưa hiểu rõ hết khó khăn của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đã có khả năng trả nợ song chưa thuận lợi cho việc trả nợ. Việc này đòi hỏi phải có nỗ lực từ cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp.

b) Tăng cường giám sát món vay:

Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tiến độ thực hiện của phương án vay vốn. Việc này hết sức cần thiết vì nó giúp cho cán bộ tín dụng phát hiện sớm những vấn đề phát sinh, kịp thời đề ra các biện pháp xử lý thích ứng với tình hình.

Để làm được việc này, cán bộ tín dụng phải luôn tận dụng triệt để những lần gặp gỡ khách hàng, tìm hiểu tình hình tài chính hiện tại của khách hàng qua các mối quen biết,… Trong đó đến thăm trực tiếp nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi họ nhận khoản tín dụng là điều vô cùng quan trọng. Điều này cho ngân hàng biết:

- Tinh thần trách nhiệm của khách hàng đối với nợ vay ngân hàng qua việc họ có lảng tránh gặp gỡ, có nhiệt tình trao đổi với cán bộ tín dụng những vấn đề có liên quan đến tình hình sử sụng món vay hay không.

- So sánh mức độ khác biệt giữa phương án xin vay với thực tế để đánh giá việc sử dụng vốn có đúng mục đích và có hiệu quả hay không.

- Đánh giá khả năng thanh toán của khách hàng qua việc tính toán các chỉ số khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nhanh, xem xét và đánh giá số lượng hàng tồn kho có phù hợp hay không, các khoản phải thu khi nào đến hạn, có quá phụ thuộc vào một/ một số con nợ hay không…

- Đánh giá lại giá trị thực tế của tài sản đảm bảo để xem giá trị có thể thu hồi là bao nhiêu trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán. Từ đó có những

điều chỉnh kịp thời trong việc cung ứng vốn vay lần tiếp theo ( nếu cho vay theo kiểu giải ngân từng phần ) và có phương án thu hồi vốn vay, tránh tổn thất có thể xảy ra cho ngân hàng.

Các thông tin trên đây phải được cán bộ thường xuyên cập nhật dưới dạng báo cáo và biên bản làm việc kèm trong hồ sơ vay vốn. Nắm tình hình một cách chắc chắn với một ý thức trách nhiệm cao là chìa khoá tốt nhất giúp cán bộ tín dụng quản lý chặt chẽ món vay cũng như phát hiện kịp thời và xử lý những món vay có vấn đề đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế được rủi ro xảy ra. Đó là một việc làm quan trọng nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn nói riêng.

c) Các biện pháp giải quyết món vay có vấn đề

Món vay có vấn đề ở đây được hiểu bao gồm món vay đã quá hạn và món vay tuy chưa đến hạn nhưng khách hàng có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán, do thua lỗ hoặc do khách hàng có biểu hiện vi phạm pháp luật…

Khi một món vay có vấn đề, cán bộ tín dụng cần điều tra xem nguyên nhân là do chủ quan phía khách hàng gây ra hay đó là tình hình chung của mọi doanh nghiệp do nền kinh tế có vấn đề. Nếu khả năng tài chính của khách hàng suy giảm là do nguyên nhân khách quan và nhận thấy tình hình tài chính của khách hàng có khả năng được cải thiện thì ngân hàng không nên sử dụng các biện pháp mạnh làm cho khách hàng đã khó khăn lại càng khó khăn thêm mà cần cùng với khách hàng lập giải pháp cải thiện tình hình tài chính của khách hàng. Mục đích của việc làm này là để cùng khách hàng trải qua thời kỳ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện trả nợ ngân hàng. Trong quá trình thực hiện phương án khắc phục, ngân hàng phải theo dõi sát sao để nắm bắt tình hình thực hiện, đánh giá khả năng thành công của phương án. Nếu phương án khắc phục sau một quá trình thực hiện không làm tình hình tài chính của khách hàng tốt hơn thì ngân hàng cần nhanh chóng có biện pháp xử lý món vay triệt để.

Xử lý món vay có vấn đề chính là áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi nợ. Việc xử lý này được dựa trên nguyên tắc cơ bản là tận dụng hết lượng tiền mặt sẵn có của khách hàng, tìm cách chuyển hoá nhanh tất cả các loại tài sản thành

tiền mặt tạo nguồn trả nợ cho ngân hàng, xem xét các yếu tố liên quan đến tiền mặt để đưa ra hướng xử lý thoả đáng.

Khi hoạt động sản xuất kinh doanh chính bị thất bại và con nợ không còn nguồn thu nhập nào khác thì trước hết ngân hàng tiến ngay các biện pháp cần thiết:

- Nếu doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động trong một thời gian có thể dự đoán thì doanh nghiệp phải trả nợ theo lịch trình dựa trên nguồn thu nhập do hoạt động này tạo ra, tạm thời chưa xử lý tài sản bảo đảm nhằm tránh quy trình thu nợ mất nhiều thời gian, tốn kém.

- Trong trường hợp doanh nghiệp bị lỗ lớn không thể tiếp tục duy trì hoạt động và khách hàng cam kết xử lý tài sản để trả nợ thì ngân hàng có thể cho phép khách hàng sử dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gian chấp nhận được. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho doanh nghiệp do phải bán ngay tài sản ở mức giá quá thấp và không thể trả nợ ngân hàng.

Các biện pháp mang tính thương lượng trên đây chỉ áp dụng đối với những khách hàng thực sự thiếu biện pháp trả nợ nhưng vẫn có thiện chí trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại với bất kỳ lý do không chính đáng nào cho thấy khách hàng không thực hiện đúng cam kết của mình, vi phạm nghiêm trọng hợp đồng tín dụng thì ngân hàng cần áp dụng biện pháp kiên quyết thu hồi nợ, kể cả việc đưa hồ sơ ra cơ quan pháp luật cơ quan có thẩm quyền xử lý nếu cần thiết.

d) Duy trì biện pháp bảo đảm tiền vay linh hoạt.

Tài sản bảo đảm là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ nên ngân hàng cần duy trì biện pháp này để giảm tổn thất có thể xảy ra. Nhưng nếu biện pháp này bị áp dụng một cách quá cứng nhắc thì ngân hàng sẽ khó mở rộng tín dụng và đôi khi làm mất đi cơ hội làm ăn của các khách hàng tốt. Ngân hàng cần có biện pháp linh hoạt đối với từng nhóm khách hàng. Về cơ bản, khách hàng của ngân hàng được chia làm hai loại là khách hàng truyền thống và khách hàng mới.

- Đối với nhóm khách hàng truyền thống: là nhóm khách hàng đã quan hệ với chi nhánh lâu dài nên nhìn chung ngân hàng đã có những thông tin quan trọng về khách hàng như uy tín, thiện chí trả nợ của khách hàng, lĩnh vực hoạt động và

tình hình tài chính của khách hàng. Vì vậy, việc duy trì đảm bảo tiền vay không nhất thiết phải lớn hơn số tiền cho vay. Mà khi nhận thấy khả năng đầu tư của khách hàng tốt, ngân hàng có thể linh động cho khách hàng vay với mức tiền lớn hơn giá trị tài sản bảo đẩn, tạo cơ hội cho khách hàng thực hiện được cơ hội đầu tư của họ.

- Đối với nhóm khách hàng mới: là nhóm khách hàng mới có quan hệ với ngân hàng nên chưa tạo được uy tín đối với khách hàng. Với nhóm khách hàng này, ngân hàng nên duy trì nghiêm khắc biện pháp này để tránh tổn thất có thể xảy ra khi khách hàng mất khả năng thanh toán.

e) Duy trì việc trích lập dự phòng rủi ro một cách hợp lý.

Mặc dù rủi ro của hoạt động tín dụng ngắn hạn thấp hơn rủi ro của tín dụng dài hạn nhưng không phải không có. Việc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay khó đòi là một biện pháp quan trọng giúp ngân hàng tránh sự sụt giảm nhanh chóng về tài sản khi khách hàng mất khả năng thanh toán.

Tuy nhiên, mức trích lập dự phòng bao nhiêu cần được ngân hàng tính toán hợp lý. Ngân hàng cần tránh lập dự phòng vượt mức hợp lý vì nó tạo ra mức dự trữ quá mức cần thiết, giảm khả năng đầu tư của ngân hàng. Nhưng nếu dự phòng thấp quá sẽ không phản ánh đúng chất lượng của các khoản tín dụng và khi rủi ro xảy ra, sự sụt giảm nhanh chóng tài sản của ngân hàng là điều không thể tránh khỏi. Để tính toán mức lập dự phòng hợp lý, điều vô cùng quan trọng là ngân hàng phải phân loại chính xác các khoản nợ ngắn hạn và đánh giá đúng giá trị tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG TPCM CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH XUÂN (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w