TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh miền trung (Trang 67)

- Sự chỉ đạo của Nhà nước, Chỉnh phủ và lãnh đạo địa phương thiếu sự đồng bộ và kiên quyết khi tiến hành CPH:

c. Hiện tượng tự tương quan:

TỈNH BÌNH ĐỊNH

Như vậy qua kết quả của phân tích cho thấy hiệu quả hoạt động của DNNN đã CPH ở Bình Định có sự thay đổi sau CPH. Các yếu tố tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là: công ty đã niêm yết trên sàn, chính sách hỗ trợ của địa phương, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng thuận lợi. Các yếu tố có tác động tiêu cực là: tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Nhà nước cao, số lượng lao động lớn. Yếu tố hệ số nợ cao vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tích cực đến chỉ số ROE nhưng lại tiêu cực đến chỉ số ROS.

Từ kết quả phân tích, chạy mô hình nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho DNNN sau CPH bao gồm: giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các DNN sau CPH, khuyến khích các doanh nghiệp niêm yết, giảm bớt số lao động dôi dư không cần thiết, tỉnh cần xây dựng chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy hỗ trợ cho doanh nghiệp sau CPH, các doanh nghiệp trong tỉnh cần tận dụng tối đa lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nhằm tăng năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó các giải pháp khác cũng được đề xuất trên cơ sở phỏng vấn những khó khăn, vướng mắc của các DN trong quá trình cổ phần hóa, bao gồm khuyến khích các DN thay đổi bộ máy quản trị theo hướng tinh gọn, đơn giản, hoạt động hiệu quả; hoàn thiện chính sách xử lí tài sản và nợ tồn đọng trước khi CPH nhằm phản ánh chính xác tình trạng tài chính của DN; hỗ trợ DN tìm kiếm, đa dạng hóa các nguồn vốn sau khi đã CPH.

Thứ nhất, về cách tiếp cận vốn của DNNN đã cổ phần hóa

Điều 36 của Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ đã quy định “Doanh nghiệp sau khi CPH được tiếp tục vay vốn ngân hàng tại các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế như đối với các công ty nhà nước”. Nhưng trên thực tế đang có sự bất bình đẳng trong thế chấp vay vốn giữa doanh nghiệp Nhà nước với các công ty cổ phần ra đời từ chính các doanh nghiệp Nhà nước trước đây. Các công ty nhà nước có cơ chế cho vay ưu đãi hơn so với công ty cổ phần. Do vậy, các DNNN sau khi CPH

gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các ngân hàng thương mại yên tâm hơn khi cho các DNNN vay vì được sự bảo lãnh của Nhà nước, còn đối với công ty cổ phần thì họ ngần ngại cho vay do các công ty này không được Nhà nước bảo lãnh nên đòi hỏi nhiều thủ tục, giấy tờ hơn. Vì vậy, nhà nước cần từng bước điều chỉnh, dẫn đến xoá bỏ trên thực tế (không phải chỉ trên giấy tờ, văn bản) sự phân biệt đối xử trong các chính sách nhằm khuyến khích các DNNN thực hiện cổ phần hoá, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giữa loại hình doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần.

Để đáp ứng yêu cầu trên, trong thời gian tới Nhà nước cần đưa DNNN trở thành đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp thống nhất, đồng thời xác định cơ chế, chính sách, quyền lợi của công ty cổ phần trong việc vay vốn, nhằm tăng khả năng tạo nguồn vốn như:

- Các ngân hàng sẽ áp dụng chung mức lãi suất cho các đối tượng đi vay thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay công ty cổ phần mà chỉ xem xét cho vay dựa trên tính khả thi của dự án. Từ đó xoá bỏ hoàn toàn việc Nhà nước gián tiếp bao cấp cho các DNNN thông qua lãi suất vay ưu đãi.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty để vay vốn dài hạn. Trái phiếu của các doanh nghiệp sẽ được các nhà đầu tư mua nếu lãi suất cao, hấp dẫn, được bảo hiểm và có tính thanh khoản cao. Do đó, để thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển, đã đến lúc Nhà nước cần thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm nhằm thông tin về rủi ro của các công cụ nợ và định hướng cho người đầu tư.

Thứ hai, về xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa

Chúng ta thấy rằng, CPH DNNN là hoạt động mang tính trao đổi mua bán, trong đó bên bán là Nhà nước do các cấp được ủy quyền khác nhau đại diện và bên mua là công dân với các chủ thể đa dạng như cá nhân, pháp nhân, tổ chức đoàn thể trong nước và nước ngoài... Trong mối quan hệ mua bán này, lợi ích của mỗi bên không nhất thiết phải tuyệt đối thống nhất với nhau. Nhà nước muốn bán được giá cao còn người mua lại muốn mua rẻ để có lợi sau này. Do đó, giá cả cổ phiếu phải được sự chấp nhận của cả bên mua lẫn bên bán thông qua thỏa thuận và cơ chế tạo ra giá thỏa đáng ấy chính là giá thị trường trên cơ sở cung - cầu và cạnh tranh.

Như vậy, nếu xác định hợp lý giá trị doanh nghiệp sẽ bảo đảm lợi ích của cả nhà đầu tư và Nhà nước. Nhưng trên thực tế, việc xác định giá trị doanh nghiệp trong thời gian qua với cơ chế định giá theo NĐ 28/CP, NĐ 44/CP, NĐ 64/CP rồi đến NĐ187/CP cho thấy quá trình xác định giá trị doanh nghiệp vẫn còn mang tính chủ quan, hành chính, thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tư vấn chuyên môn và thiếu tính thị trường.

Hiện nay Thông tư số 127/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, quy định hai phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp ở Bình Định chỉ mới sử dụng phương pháp tài sản trong định giá. Các phương pháp định giá doanh nghiệp mặc dù đã được cải tiến so với trước đây nhưng vẫn nghiêng về tính giá trị trên sổ sách. Các khoản nợ tồn đọng, dây dưa khó đòi đã qua nhiều năm, tài sản không cần dùng, vật tư hàng hoá tồn kho lâu ngày, trải qua nhiều đời giám đốc không còn chứng từ, sổ sách nên không thể xác nhận được. Bên cạnh đó, do thiếu thông tin về thị trường để xác định giá trị còn lại của nhà xưởng, máy móc, đồng thời do chưa có tiêu chuẩn cụ thể để định giá thương hiệu, uy tín, mẫu mã của doanh nghiệp nên chưa tính hết được giá trị tiềm năng của doanh nghiệp. Việc tính giá trị tiềm năng như thương hiệu, sức phát triển tương lai chỉ được ước chừng rồi cộng vào chứ không có cơ sở xác thực. Trong khi đó, phương pháp dòng tiền chiết khấu ưu việt hơn lại chưa được áp dụng rộng rãi, một phần do phương pháp này tính toán phức tạp hơn, phần do tâm lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp không muốn giá trị công ty được đánh giá quá cao sẽ khó bán cổ phần, bất lợi trong việc phân chia cổ phần ưu đãi trong nội bộ doanh nghiệp.

Bên cạnh đó việc xử lý tài chính cũng gây không ít khó khăn cho việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Mặc dù đã có nhiều văn bản hướng dẫn vấn đề tài chính khi chuyển DNNN thành công ty cổ phần nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp khi chuyển đổi thành công ty cổ phần phải được các tổ chức chuyên nghiệp (công ty định giá doanh nghiệp, công

ty tư vấn tài chính, công ty kiểm toán...) tính toán đặt ra một mức giá làm căn cứ đưa ra chào thầu, sau đó trên cơ sở bỏ thầu mà xác định được mức giá cổ phiếu. Như vậy giá cổ phiếu sẽ do cung cầu trên thị trường quyết định.

Ở nước ta hiện nay, các tổ chức dịch vụ thị trường tài chính còn yếu kém do thị trường chứng khoán chưa phát triển mạnh. Do đó, trong thời gian đầu, chúng ta có thể mời thầu các cổ đông chiến lược, vì đây mới là yếu tố hiệu quả và đổi mới của công ty cổ phần sau này. Sau đó, căn cứ vào giá thầu có tham chiếu là giá tính toán để quyết định giá trị DNNN. Theo cách làm này có thể xảy ra một số doanh nghiệp sau CPH giá tăng cao. Nhưng nếu giá tăng cao do năng lực quản trị và chiến lược của công ty cổ phần tốt thì đó không phải là thất thoát của Nhà nước. Cũng có thể xuất hiện nhiều DNNN không bán được vì doanh nghiệp quá kém, không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, khi đó cần giảm giá hay bán với giá ưu đãi. Thậm chí với những DNNN dù có chuyển sang hình thức công ty cổ phần cũng không thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh thì nên chuyển qua xử lý bằng các hình thức khác như giao, bán, khoán, cho thuê thậm chí giải thể, phá sản.

Một vấn đề nữa là các phương pháp định giá theo quy định của Chính phủ chỉ đề cập đến lợi thế doanh nghiệp thông qua việc so sánh giữa lợi nhuận bình quân 3 năm gần nhất và lãi suất trái phiếu Chính phủ. Cách xác định lợi thế doanh nghiệp như vậy chưa phản ánh đúng thực tế những thuận lợi cũng như những khó khăn của các doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trên những địa điểm khác nhau. Chẳng hạn, trên cùng địa bàn tỉnh Bình Định, nhưng nếu các doanh nghiệp, nhất là các công ty hoạt động trong lĩnh vực du lịch (các khách sạn, nhà hàng...), các công ty thương mại nằm trên những tuyến đường khác nhau sẽ có những lợi thế khác nhau, thậm chí với những vị trí đất rất thuận lợi thì địa tô của nó có thể nuôi sống sung túc những cổ đông của các công ty cổ phần sau chuyển đổi. Vì vậy Nhà nước nên đưa yếu tố lợi thế địa điểm vào trong giá trị doanh nghiệp, có như vậy, mới phản ánh đầy đủ lợi thế của từng doanh nghiệp, từ đó xác định đúng giá trị thực của từng doanh nghiệp.

Thứ ba, về đẩy mạnh việc bán cổ phần, niêm yết và phát triển thị trường chứng khoán.

Các DNNN sau khi chuyển thành công ty cổ phần có khả năng huy động vốn đầu tư thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa thực sự trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển các doanh nghiệp. Một thị trường chứng khoán với quy mô lớn và chất lượng cao sẽ tạo điều kiện cho thị trường vốn hoạt động mạnh. Các nhà đầu tư dựa vào khả năng sinh lợi và tính thanh khoản của chứng khoán để quyết định có nẽn đầu tư vào chứng khoán hay không. Có thể nói trong giai đoạn hiện nay, tính thanh khoản của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cao do số lượng công ty cổ phần niêm yết trên thị trường còn khiêm tốn và chất lượng chứng khoán chưa cao. Vì vậy, đối tượng mua chứng khoán chủ yếu là người lao động trong doanh nghiệp, nhưng do thu nhập thấp nên số lượng cổ phần mà họ mua được không nhiều. Khi cần chuyển nhượng, người lao động chủ yếu chỉ bán theo hình thức “sang tay” trong nội bộ, mà không tham gia thị trường chứng khoán.

Mặt khác, với quy mô nhỏ và chất lượng hàng hóa chưa cao, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay chưa thật sự khuyến khích các công ty cổ phần niêm yết cũng như chưa thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư. Do vậy, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, Nhà nước cần mở rộng các hình thức bán cổ phần lần đầu thông qua hình thức đấu giá, bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành...; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp sau khi được CPH nhanh chóng niêm yết cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán; gắn việc phát hành cổ phiếu với niêm yết công khai trên thị trường. Thậm chí, đối với những DNNN đã tiến hành CPH có đủ điều kiện, Nhà nước cần quy định cụ thể lộ trình thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán. Song song đó, cần đẩy nhanh việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo nguồn cung hàng hóa có chất lượng cao trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, cần phát triển hệ thống các tổ chức tài chính trung gian để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán.

Để tăng quy mô của thị trường chứng khoán, mặt khác Chính phủ cần đưa ra những chính sách ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp CPH khi thực hiện niêm yết, giảm thiểu quy định không phù hợp về thủ tục và điều kiện niêm yết để những doanh nghiệp đủ điều kiện, khi tiến hành CPH sẽ thích thú, tự giác niêm yết trên thị trường chứng khoán như:

- Cần có chính sách hỗ trợ thiết thực như hỗ trợ phí kiểm toán, tư vấn niêm yết, hỗ trợ nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp.

- Thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp cổ phần hóa niêm yết căn cứ theo thời gian doanh nghiệp tham gia niêm yết sau khi cổ phần hóa.

- Khuyến khích và ưu tiên niêm yết đối với những doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn lớn, có quy mô hoạt động rộng, có uy tín thương hiệu nhằm tăng chất lượng hàng hóa niêm yết và quy mô cho thị trường.

Thứ tư, về hoàn thiện về tổ chức bộ máy quản lý, thay đổi quy mô doanh nghiệp.

Việc CPH “hình thức” là một trong những điểm hạn chế lớn nhất của các doanh nghiệp cổ phần hóa hiện nay, khi mà cơ chế quản lý vẫn còn mang đặc điểm của quản lý nhà nước, do Nhà nước nắm cổ phần chi phối. Cổ phần hóa giống như một hình thức “bình mới, rượu cũ”, nên xét về mặt bản chất, cơ chế quản lý không có sự thay đổi lớn. Do đó, để cổ phần hóa thật sự là một bước ngoặc cho con đường phát triển của doanh nghiệp, tự bản thân ban lãnh đạo doanh nghiệp phải thay đổi quan điểm quản trị, tiếp nhận những tư duy mới từ cổ đông bên ngoài, xem xét cho họ có quyền tham gia sâu vào quản trị công ty.

Xây dựng cơ chế quản lý mới cùng với đội ngũ cán bộ quản lý thích nghi hơn với cơ chế thị trường, chú trọng công tác đào tạo, đào tạo lại và bố trí cán bộ có đủ trình độ và năng lực, phù hợp với mô hình hoạt động của công ty CP. Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương chính sách CPH của Đảng và Nhà nước trong các doanh nghiệp CP, đồng thời nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên, người lao động, cổ đông kể cả cán bộ quản lý về hoạt động của công ty CP, về mối quan hệ giữa cổ đông và công ty CP. Giải quyết dứt điểm những vấn đề vướng mắc

đối với người lao động và cổ đông. Thực tế ở Bình Định cho thấy các doanh nghiệp có quy mô với số lượng lao động lớn hoạt động chưa thực sự hiệu quả tương xứng với tiềm năng, do đó các doanh nghiệp cần tinh giảm những lao động không cần thiết, để giảm chi phí hoạt động, từ đó làm cho công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

Thứ năm, về giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu Nhà nước.

Sau CPH, Nhà nước vẫn nắm phần lớn cổ phần thì khó có sự thay đổi đột biến về "chất" của DN, không đi được vào thực chất và bản chất của DN cần tái cấu trúc. Vì vậy, với những DN trong các lĩnh vực không cần Nhà nước nắm cổ phần

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh miền trung (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w