Tình hình về lao động, sắp xếp lao động

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh miền trung (Trang 41)

2011 2012 2013 2012 2013 2012 2013 CTCP Xây dựng Bình

3.3. Tình hình về lao động, sắp xếp lao động

Căn cứ phương án CPH về sắp xếp lao động, các doanh nghiệp trong tỉnh đánh giá thực trạng của doanh nghiệp mình tại thời điểm đó để có phương án sắp xếp lại lao động, dự kiến số lao động tiếp tục làm việc tại công ty, số lao động tiếp tục tuyển dụng thêm hay giải quyết tiếp số lượng dôi dư là bao nhiêu người. Phân loại và lập phương án hỗ trợ kinh phí đào tạo lại theo quy định của Chính phủ.

Nhìn chung, lực lượng lao động của các doanh nghiệp trong tỉnh sau CPH được sắp xếp lại trong cơ cấu tố chức mới phù hợp với trình độ và khả năng của từng người, các doanh nghiệp cố gắng đảm bảo toàn bộ số cán bộ, công nhân viên và người lao động được bố trí việc làm, kiên quyết cắt giảm số lượng lao động gián tiếp không cần thiết. Ban hành các quy chế rõ ràng về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động, gắn tiền lương và thu nhập với chất lượng công việc. Do vậy, đã nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động (mặc dù có đơn vị doanh thu không tăng). Hầu hết người lao động trong các công ty cố phần trong tỉnh đều là các cổ đông, được mua cổ phần với giá ưu đãi (đối với những cán bộ có tên trong danh sách lao động tại thời điểm CPH mỗi năm làm việc tại công ty được mua 10 cố phần mệnh giá 100.000 đồng vì mỗi cố phần ưu đãi khi mua sẽ được

Nhà nước hỗ trợ 30%). Người lao động trong các doanh nghiệp cổ phần trong tỉnh đều gắn với đơn vị trên các lợi ích là thu nhập và cổ tức. Chính lợi ích kinh tế đã trở thành động lực mạnh mẽ, làm cho người lao động nâng cao ý thức trách nhiệm đối với công việc của mình cũng như đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các đơn vị cũng rất chú trọng đến việc đào tạo cán bộ, chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức tham dự đầy đủ các đợt học tập chính trị để nâng cao nhận thức về quan điểm đường lối của Đảng, các cán bộ quản lý được tạo điều kiện tham gia các khóa đào tạo tại chức về quản trị kinh doanh, kế toán, luật, ngoại ngữ. Các đơn vị đều xây dựng “Quy chế quản lý hoạt động của công ty”, quy định cụ thể về nội quy, nề nếp làm việc, quyền hạn và trách nhiệm của các chức danh cũng như các đơn vị thành viên. Bước đầu các đơn vị đã có một đội ngũ cán bộ chuyên môn khá, có thể đảm đương được nhiệm vụ đối với hoạt động mới của CTCP.

Tình hình lao động ở các doanh nghiệp sau CPH nhìn chung khắc phục được những tồn tại, nhược điểm cố hữu ở DNNN, quyền của doanh nghiệp được mở rộng, quá trình ra quyết định của doanh nghiệp được hợp lý hoá hơn, đáp ứng kịp thời của cơ chế thị trường, cơ chế quản lý điều hành của doanh nghiệp đã có sự thay đổi và tiến bộ rõ rệt. Bộ máy tố chức doanh nghiệp được bố trí hợp lý hơn, tinh giảm được lao động gián tiếp. Tạo được động lực và buộc người lao động, cán bộ quản lý phải thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn trong mọi hoạt động, tránh được những lãng phí, tiêu cực không cần thiết thường thấy ở DNNN, CBCNV và người lao động tự giác làm việc tạo ra tác phong công nghiệp trong công việc mà trước CPH chưa có được.

Tuy nhiên, trên thực tế sau CPH tình hình lao động ở các doanh nghiệp cố phần vẫn thiếu sinh khí mới, hầu hết bộ máy quản lý ít được đổi mới, người lao động vẫn chịu ảnh hưởng của mô hình cũ, tư duy và tác phong cũ của DNNN. Cơ chế hoạt động theo mô hình cổ phần vẫn còn chưa thống nhất và bất cập, chưa thích nghi với cơ chế thị trường.

Các doanh nghiệp chưa có chính sách thu hút các nhân tài, các cán bộ quản lý giỏi từ trong và ngoài công ty. Nguyên nhân là do các đơn vị chưa mạnh dạn đầu tư tiền của cho việc tìm người và thuê người có trình độ năng lực về cho doanh nghiệp. Mặt khác, một số nhân viên cũ của doanh nghiệp trình độ năng lực còn yếu,

chưa chịu khó và tự giác học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của mình để đáp ứng yêu cầu của mô hình hoạt động mới đây là những khó khăn cho các doanh nghiệp sau CPH. Việc giải quyết tình hình lao động ở các doanh nghiệp sau CPH hết sức phức tạp, từ khâu giải quyết quyền lợi cho người lao động, cổ đông đến việc tìm kiếm cơ hội làm việc ở đơn vị mới rất cần lãnh đạo thành phố, các ngành các cấp và doanh nghiệp quan tâm giải quyết.

Bảng 3.10: Kết quả khảo sát tình hình lao động của các DNNN cổ phần hóa trong tỉnh Bình Định

Chỉ tiêu

Dược – Trang thiết

bị y tế Bình Định Xây dựng 47 Cảng Quy Nhơn

Lương thực Bình Định Trước CPH Sau CPH Trước CPH Sau CPH Trước CPH Sau CPH Trước CPH Sau CPH Tổng số lao động 760 780 1.462 1.858 932 937 87 85 Trình độ: - Đại học và trên đại học - Cao đẳng, trung cấp và sơ cấp - Công nhân kỹ thuật - Lao động khác 310 350 31 69 315 360 36 69 129 135 1.176 22 161 151 1.527 18 156 390 391 32 36 14 5 30 36 14 5

(Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu)

Biểu đồ 3.1: Tình hình lao động của các DNNN trước và sau cổ phần hóa trong tỉnh Bình Định

Nhìn chung sau CPH, số lượng cũng như chất lượng lao động của các công ty này tăng lên, thể hiện rõ nhất là công ty xây dựng 47. Sau CPH nhờ mở rộng quy mô hoạt động, vốn kinh doanh tăng lên, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động. Bên cạnh đó, số lượng lao động có chất lượng cao cũng ngày càng tăng lên, đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong thời đại hội nhập, phát triển. Một lực lượng lao động đảm bảo chất lượng sẽ giúp cho công ty hoạt động có hiệu quả hơn sau khi chuyển từ loại hình DNNN sang DN CP.

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh miền trung (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w