Tình hình kinh doanh

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh miền trung (Trang 32)

Sau CPH đa số các doanh nghiệp của tỉnh Bình Định SXKD ổn định và có hiệu quả, đã hình thành loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu về vốn, thực hiện được sự giám sát chặt chẽ hơn trong SXKD, huy động được nhiều vốn cho xã hội, tạo điều kiện đổi mới công nghệ, thay đổi phương thức tổ chức quản lý mới cùng với đội ngũ cán bộ quản lý thích nghi hơn với cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã tự huy động và phát hành cổ phiếu để tăng vốn Điều lệ, tuy không lớn nhưng đã thể hiện sự tự chủ trong việc huy động các nguồn vốn phục vụ cho kinh doanh và thể hiện sự thống nhất ý thức trong việc xây dựng và phát triển đơn vị. Từ những chuyển biến nói trên đã nâng cao rõ rệt hiệu quả SXKD. Qua kết quả điều tra các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Định sau khi CPH trong thời gian cho thấy, bước đầu tuy có khó khăn nhưng nhìn chung vốn bình quân của doanh nghiệp tăng, có nhiều doanh nghiệp trong tỉnh sau CPH hoạt động SXKD có lãi đó là: CTCP nước khoáng Quy Nhơn, CTCP Cảng Quy Nhơn, CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định, CTCP xây dựng 47, Công ty thủy sản Quy Nhơn,…. mức nộp ngân sách tăng, thu nhập bình quân của người lao động tăng, năng suất lao động tăng so với khi chưa CPH. Các công ty đều thực hiện chia cổ tức hàng năm và mức cố tức cao hơn so với lãi suất ngân hàng.

Bên cạnh những đơn vị hoạt động SXKD có hiệu quả, còn một đơn vị KD không có hiệu quả và dẫn đến tình trạng phá sản đó là: CTCP Đường Bình Định,…, nguyên nhân phá sản có nhiều nhưng chủ yếu là do khi tiến hành CPH không làm tốt khâu kiểm kê đánh giá lại tài sản doanh nghiệp, sau CPH thiếu xây dựng Qui chế quản lý doanh nghiệp như: Qui chế hoạt động SXKD, Qui chế quản lý và sử dụng vốn..., mạng lưới hoạt động SXKD chưa gọn nhẹ, kém hiệu quả có những cửa hàng, chi nhánh thua lỗ kéo dài không phát hiện và xử lý kịp thời, công tác cán bộ còn xem nhẹ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhận thức về CPH chưa đúng, ý thức tố chức kỹ luật kém, thiếu trách nhiệm trong công tác được giao, lãnh đạo doanh nghiệp theo cảm tính, nghiệp vụ chuyên môn kém, buông lỏng các nguyên tắc quản lý tài chính đã đưa doanh nghiệp đi đến phá sản, mất vốn Nhà nước và cổ đông, người lao động mất việc làm, đời sống khó khăn....

Qua khảo sát hiệu quả hoạt động của các DNNN sau cổ phần hóa trong giai đoạn 2011 - 2013 như sau:

Bảng 3.1: Hiệu quả hoạt động của một số DNNN sau cổ phần hóa tại tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2011 - 2013

(đơn vị tính: %)

Tên công ty ROS ROA ROE

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh miền trung (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w