Kinh nghiệm CPH các DNNN ở các tỉnh miền Trung

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh miền trung (Trang 26)

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế Nhà nước nói riêng, của toàn bộ nền kinh tế nói chung, xây dựng lại cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên kinh tế tư nhân, tạo môi trường kinh doanh tích cực đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế xoá bỏ một phần lối kinh doanh độc quyền kém hiệu quả của kinh tế Nhà nước, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước.

Thực hiện chương trình CPH các DNNN từ năm 1992 đến nay ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Việc CPH các DNNN ở các tỉnh miền Trung chủ yếu tập trung vào các tỉnh, thành phố trọng điểm như: Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và đã có không ít các DNNN sau CPH đã hoạt động hiệu quả hơn.

Việc CPH các DNNN ở các tỉnh miền Trung chủ yếu dựa vào đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng đến các DNNN được CPH. Tuy nhiên, khi thực hiện CPH các DNNN ở các tỉnh miền Trung lại gặp một số vấn đề vướng mắc sau:

- Về đánh giá thực trạng và tiềm năng của DN để đề xuất loại hình mà DN thích hợp để tiến hành CPH.

Muốn thực hiện điều này cần phải tạo ra cơ sở pháp lý và cơ sở phương pháp luận cho việc CPH DNNN. Cần có đội ngũ chuyên gia giỏi, nhạy bén, năng động, có đủ trình độ nghiên cứu và xử lý những phát sinh ở DNNN được CPH.

- Về các khía cạnh luật pháp và những văn bản luật liên quan trực tiếp đến việc CPH các DNNN và loại hình hoạt động của DNNN sau khi được CPH.

- Về các hợp đồng mà các DNNN đã đăng ký thực hiện, các quan hệ công việc, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới hợp đồng công việc. Các vấn đề về vốn kể cả vốn cố định và vốn lưu động, những khoản tín dụng nguồn vốn và khả năng, năng lực sản xuất của DN sau khi CPH.

- Về sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các cơ quan, ban ngành có liên quan.

Nhìn chung, việc thực hiện CPH phụ thuộc vào mối quan tâm của nhà đầu tư và khả năng của Nhà nước, chính quyền địa phương. Nhưng đều phải có sự đầu tư mới và thay đổi phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp chuyển đổi. Thêm vào đó, cổ phần hoá chỉ được tiến hành thành công khi đã chuẩn bị chu đáo cả về cơ chế, chính sách và vật chất để giải quyết những hậu quả do cải cách DNNN gây nên.

Theo kinh nghiệm từ một số tỉnh miền Trung cho thấy, cần xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ, tăng cường sức cạnh tranh cho các xí nghiệp này. Theo đó, Chính phủ phải có kế hoạch trong việc đầu tư cả tiến vốn và kỹ thuật. Thêm vào đó, cần nhanh chóng bán các DNNN vừa và nhỏ có tính cạnh tranh thông qua đấu thầu cạnh tranh. Để tăng tính hấp dẫn của DN trước khi bán, cần tiến hành giải quyết vướng mắc về tài chính đối với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp như:

- Giải quyết các khoản nợ dây dưa, khả năng thanh toán thấp.

- Loại bỏ những tài sản và dự án đầu tư không hiệu quả ở các nước DNNN trong các thời kỳ trước.

- Giải quyết vấn đề lao động dôi dư như đào tạo lại, trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất nghiệp vì thực tế sự phản đối của lực lượng lao động trong các doanh nghiệp chuyển đổi đã gây khó khăn và ảnh hưởng đến tiến trình chuyển đổi sở hữu DNNN. Nhưng nếu có những biện pháp giải quyết thoả đáng thì nó lại đem lại hiệu quả rất cao.

- Nhà nước không nên can thiệp sâu và trực tiếp vào hoạt động của các DN để không cản trở mục tiêu phân định trách nhiệm giữa Nhà nước và DN, đồng thời phát huy được tính năng động và tự chủ trong kinh doanh của DN.

- Phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến sự vận hành của doanh nghiệp, kịp thời ban hành các quy chế chính sách, mà đặc biệt là các chính sách đối với người lao động và giá bán DN cũng như giá bán cổ phần thuộc vốn nhà nước tuân thủ nguyên tắc của cơ chế thị trường. Đồng thời, cần có cơ chế đồng bộ, quan điểm và cách hiểu nhất quán từ trung ương đến cơ sở, vừa chỉ đạo thực hiện kiên quyết, vừa theo dõi sát để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những cơ chế mới khi xuất hiện các lực cản làm chậm tiến trình thực hiện cổ phần hóa.

- Chính phủ cần có những chính sách lãi suất, chính sách tài chính đúng, mở rộng thị trường mua, chuyển nợ thành vốn đầu tư làm tăng thành phần tham gia vào doanh nghiệp, giải quyết khó khăn về vốn đối với DN để thúc đẩy việc bán từng phần hoặc toàn bộ DNNN.

- Đối với các DN bắt đầu tiến hành CPH, các DN đã CPH, những DN sau khi CPH hoạt động hiệu quả, chính quyền địa phương cần áp dụng những biện pháp phù hợp cho từng loại doanh nghiệp. Đặc biệt, chính quyền địa phương và DN cần quan tâm giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người lao động, cần tạo điều kiện cho các DN hưởng một số ưu đãi như: thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt được giảm thuế trong những năm đầu hoạt động. Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các DN tham gia vào thị trường chứng khoán và được hưởng các ưu đãi về tài chính...

Một phần của tài liệu Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa ở các tỉnh miền trung (Trang 26)