Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học môn toán theo mô hình trường học mới (VNEN) (Trang 73)

7. Những đóng góp của luận văn

3.5.2.Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Sau khi tiến hành kiểm tra lần 2 (Kiểm tra sau thực nghiệm) chúng tôi thu được kết quả như sau:

74

Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu

4A (48HS- TN) 28HS= 58,33% 18HS = 37,5% 2HS = 4,17% 0% 4E (44HS- TN) 30HS = 68,18% 13HS = 29,55% 1HS = 2,27% 0% 4B (46HS- ĐC) 27HS = 58,69% 15HS = 32,61% 3HS = 6,5% 1HS = 2,2% 4C (47HS- ĐC) 26HS = 55,32% 17HS = 36,17% 4HS = 8,51% 0%

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra học sinh sau thực nghiệm

Qua các bảng số liệu thể hiện kết quả sau thực nghiệm lần 2, chúng tôi rút ra những nhận xét sau:

Ở hai lớp thực nghiệm số HS giỏi và khá đã có biểu hiện tăng, còn số HS TB và yếu giảm đi (tuy chưa nhiều)

Ở hai lớp đối chứng tỉ lệ số HS giỏi, khá, trung bình và yếu không thay đổi nhiều

Chúng tôi cũng tiến hành thêm một so sánh nhỏ là so sánh kết quả học tập của học sinh Trường Tiểu học Tả Thanh Oai với các trường khác không thực hiện thí điểm mô hình thì nhận được kết quả không có sự chênh lệch nhiều giữa đối tượng học sinh đang triển khai mô hình và đối tượng học sinh đang thực hiện theo mô hình hiện hành.

Từ kết quả trên có thể thấy việc thực hiện mô hình trường học mới và việc thực hiện các biện pháp mà luận văn đề xuất nhằm rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh đã tạo ra sự biến đổi trong chất lượng học kiến thức của học sinh (Tuy chưa nhiều). Tuy nhiên, chất lượng học sinh giỏi, khá hay trung bình chỉ là một trong các khía cạnh được quan tâm của giáo dục. Điều làm được khi dạy học theo phương pháp mới là đã tạo được sự thay đổi đáng kể về phong cách học tập của học sinh, các em tự quản, tự học, tự rèn luyện, tự đánh giá đồng thời biết hợp tác, chia sẻ trong học tập và hoạt động giáo dục. Những điều này sẽ góp phần tạo dựng thế hệ người lao động mới năng động, sáng tạo, tự chủ hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng phát triển và biến động của xã hội.

75

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Trên cơ sở phân tích kết quả đã thu được trước và sau thực nghiệm, chúng tôi rút ra kết luận như sau:

Để tổ chức dạy học toán lớp 4 nhằm rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh theo VNEN cần chú trọng quan tâm đến: vận dụng và phát huy vai trò của hội đồng tự quản để hỗ trợ học sinh tự học cá nhân, tự học theo nhóm kết hợp với tự kiểm tra đánh giá.

76

KẾT LUẬN 1. KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: – Tổ chức dạy học môn Toán nói riêng và các môn học khác ở trường tiểu học nói chung theo hướng rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh là phù hợp với xu thế phát triển và sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội đối với giáo dục. VNEN là một trong những giải pháp thực hiện thí điểm đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đi theo hướng rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh, đáp ứng yêu cầu xã hội và có khả năng thành công cao.

– Luận văn đã nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề về cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc tổ chức dạy học môn Toán lớp 4 rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh.

– Luận văn đã nghiên cứu và rút ra một số nội dung cơ bản về VNEN như: hệ thống môn học và hoạt động giáo dục triển khai trong mô hình; cách thức quản lí và tổ chức lớp học của mô hình; Nội dung, phương pháp và tài liệu Hướng dẫn học Toán 4 của học sinh theo mô hình.

– Luận văn đã tìm hiểu và rút ra thực trạng triển khai mô hình trường học mới nói chung và thực trạng tổ chức dạy học môn Toán lớp 4 trong mô hình trường học mới nói riêng.

– Luận văn đưa ra được các biện pháp về tổ chức và quản lí lớp học, về tài liệu học tập, về phương pháp và hình thức học tập nhằm rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh trong quá trình tổ chức dạy học môn Toán 4 theo VNEN.

– Tiến hành khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp luận văn đã đề ra. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề ra. Thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ rằng giả thuyết khoa học mà đề tài đưa ra có tính khả thi, có thể áp dụng trong thực tế dạy học đồng thời khẳng định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được hoàn thành.

77 2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Dạy học rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh là mục tiêu chiến lược nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước. Tuy nhiên, để chủ trương này được triển khai có hiệu quả và phù hợp với mọi địa phương trong cả nước, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

* Khuyến ngh đối vi các cp qun lí giáo dc:

– Đối với cấp quản lí sở giáo dục và phòng giáo dục:

+ Cần xây dựng các chuyên đề chuyên môn về dạy học rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh trên địa bàn mình quản lí.

+ Tổ chức hội nghị, hội thảo rút kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo dạy học rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh, bàn giải pháp khắc phục khó khăn để thực hiện tốt chủ trương này.

+ Tổ chức tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các trường và các địa phương về phương pháp tổ chức dạy học rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh.

– Đối với các hiệu trưởng nhà trường:

+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội về mục đích, ý nghĩa của việc dạy học theo hướng tổ chức hoạt động tự học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng kế hoạch, theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học sinh trong nhà trường.

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất cho tự học và bố trí đội ngũ giáo viên hợp lí. + Theo dõi thường xuyên việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên. – Tất cả các cấp quản lý cần thay đổi cách dự giờ, cách đánh giá giáo viên khi đứng lớp. Cách dự giờ mới, cán bộ quản lí cần đến từng bàn học sinh để theo dõi quá trình các em làm việc, tập trung quan sát hoạt động học của học sinh, hoạt động tổ chức, hỗ trợ của giáo viên.

78

– Tự mình thay đổi cách dạy, phương pháp dạy, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức hoạt động tự học cho học sinh một cách tốt nhất. Chú ý làm tốt việc tổ chức học tập theo nhóm cho học sinh.

– Thực hiện tốt việc theo dõi tiến độ học tập của học sinh để hỗ trợ, điều chỉnh ngay trong từng hoạt động học để các em học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy, học đến đâu được thực hành và ứng dụng ngay đến đấy không để học sinh bị bỏ quên trong lớp học.

– Chủ động điều chỉnh tiến độ, thời gian và các nội dung dạy học cần thiết để dạy học sao cho phù hợp nhất đối với học sinh của mình. Nhất là chú trọng đến việc điều chỉnh phương thức hoạt động để hướng dẫn tự học tốt hơn và tăng cường kiến thức đời sống để nội dung học tập của học sinh gần gũi, gắn bó với thực tế đời sống học sinh địa phương.

– Tin tưởng vào hội đồng tự quản và luôn luôn ý thức việc bồi dưỡng, mở rộng thành viên cho hội đồng tự quản ngày càng mạnh.

– Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ đối với gia đình học sinh để hỗ trợ các em tự học tốt hơn.

Do thời gian và phạm vi của đề tài có hạn nên chưa thể giải quyết hết được các vấn đề đặt ra. Nếu tiếp tục nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, đề tài sẽ có điều kiện bổ sung một số vấn đề đang còn bỏ ngỏ như : Vấn đề nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhất là về phương pháp thể hiện các nội dung học tập dưới hình thức phiếu/ sách/ tài liệu hướng dẫn tự học căn cứ trên nội dung yêu cầu của sách giáo khoa đại trà. Vấn đề thể hiện nội dung theo hướng tự học trong Sách Hướng dẫn học Toán 4. Các vấn đề được bàn tới trong luận văn cũng chỉ là những nghiên cứu ban đầu cần được nghiên cứu kĩ lưỡng hơn. Vì vậy, cần có các công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, đặc biệt là xây dựng các giải pháp tổ chức dạy học và giáo dục nhằm rèn luyện kỹ năng tự học của học sinh tiểu học.

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (2012), Hướng dẫn học Toán 4 (sách thử nghiệm), bốn tập, NXB Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (2013), Tài liệu hướng dẫn giáo viên môn Toán lớp 4, NXB Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam

(2013), Tổ chức và quản lí lớp học trong mô hình trường học mới Việt Nam, NXB Giáo dục.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Hướng dẫn tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá quá trình học tập của học sinh ở các lớp triển khai VNEN (Giới thiệu nội dung cơ bản của công văn số 6444/BGDĐT–GDTH ngày 28/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Chuyên đề Giáo dục Tiểu học tập 56/2012.

5. Vũ Quốc Chung, Lê Hải Yến (2003), Để tự học đạt hiệu quả: Dành cho các bạn đang tự học, học từ xa, học tại chức, NXB Đại học Sư phạm.

6. Đỗ Tiến Đạt (2011), Tổ chức hoạt động tự học của học sinh trong môn Toán ở Tiểu học, Chuyên đề Giáo dục Tiểu học tập 52/2011.

7. Đỗ Tiến Đạt (2012), Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán trong mô hình trường tiểu học mới, Chuyên đề Giáo dục Tiểu Minh.

8. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy - tự học, NXB Giáo dục.

80 PHỤ LỤC Phụ lục 1

Trường tiểu học:………Lớp………

BÀI KIỂM TRA SỐ I (Thời gian: 40 phút) Phần 1: Khoanh tròn chữ cái trước đáp án đúng: 1. Khoảng thời gian lớn nhất là: a. 300 giây b.5 phút 5 giây c.4 phút 59 giây d. 10 1 giờ 2. Số bé nhất trong các số : 500 500 ; 500 050 ; 505 005 ; 505 505 là: a. 500 500 b. 500 050 c. 505 005 d. 505 505 3. 3 tấn 5 tạ + 2 tấn 65 kg = …. kg ? a. 570 b. 5565 c. 290 d. 5070 4. Trung bình cộng của các số tròn chục có hai chữ số là : a. 50 b. 45 c.40 d. 49 Phần 2: Làm các bài tập sau: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 342 839 + 57 087 45 032 – 9 728 39 285 x 6 62 332 : 7 ……… ……… ………

Bài 2: Ba số có trung bình cộng là 57. Số thứ nhất là số chẵn lớn nhất có hai chữ số. Hiệu hai số còn lại là 13. Tìm ba số đó. ………

………

………

……… Điểm

81 Phụ lục 2

Trường tiểu học:………Lớp………

BÀI KIỂM TRA SỐ II

(Thời gian: 40 phút) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Phần 1:

1. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

469 x 207 = ? a. 676 b. 12 663 c. 97 083 d. 96 083 2. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 12m2 5dm2 = ……..dm2 2 tấn 50 kg = ………kg 4 giờ 45 phút = …phút 3m2 4 dm2 =………cm2 6kg 24 dag = ……….g 12 thế kỉ = ………năm II. Phần 2:

1. Tính giá trị của biểu thức:

9458 + 4376 x 204 – 72 x 11 ……… ……… ……… 100000 – 2996 : 28 x 45 + 6897 ……… ……… ………

2. Trung bình cộng của ba số là 24. Số thứ nhất là 14 và bằng nửa số thứ hai.

Tìm số thứ ba.

……… ……… ………

3. Có 108 thùng chứa hàng, mỗi thùng chứa 25 tấn hàng. Nếu người ta dùng

45 xe ô tô để chở số hàng trên thì trung bình mỗi xe ô tô phải chở bao nhiêu tấn hàng?

……… ………

82 Phụ lục 3

KẾ HOẠCH HỌC TẬP

Bài 32: Nhân với số có nhiều chữ số 1. Mục tiêu:

- HS biết được cách thực hiện nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số. - HS biết áp dụng kiến thức vào làm các bài tập và giải toán có lời văn. - HS hào hứng, tích cực và biết cách tự học.

2. Đồ dùng dạy học:

- Sách Hướng dẫn học Toán 4 – VNEN Tập 1A - Vở ô li

- Các thẻ giấy hình bông hoa có phép tính nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.

- Các phiếu nhóm to khổ giấy A2, bút dạ - Nam châm

3. Hoạt động học tập chủ yếu: (GV quan sát theo dõi mọi hoạt động của HS, tham gia hỗ trợ khi cần thiết)

TG Nội dung học tập HĐ của CTHĐTQ HĐ của HS 1’ (10’) 3’ Ổn định lớp A. Hoạt động cơ bản 1. Chơi trò chơi “Hái hoa toán học”: Ôn lại phép nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số

(Mỗi bông hoa có một phép tính 12345 x 5; - Yêu cầu cả lớp hát - Chuẩn bị các thẻ giấy hình bông hoa từ ở nhà - Phát cho mỗi nhóm 4 bông hoa.

- Nêu luật chơi: Mỗi nhóm có 4 bạn chơi, bạn nào đặt tính và tính đúng, nhanh là thắng - Nhóm trưởng nhận hoa - HS trong nhóm hoạt động

83 4’ 3’ 34213 x 4; 30678 x 8; 55004 x 7) 2. Em nói cho bạn nghe cách đặt tính và cách tính 136204 x 4 3. Đặt tính rồi tính: 341321 x 2 201417 x 2 trong nhóm. - Cho các bạn nhận xét ? Muốn nhân một số có 5 chữ số với số có 1 chữ số ta làm thế nào? - Yêu cầu các nhóm làm việc. - Yêu cầu các nhóm thực hiện

- Mời 2 bạn nối tiếp nêu kết quả 2 phép tính - Mời bạn nhóm khác nhận xét

- Nhắc các nhóm đối chiếu chữa bài.

- Yêu cầu cả lớp lấy vở chuyển sang hoạt động

- Nhóm trưởng nêu tên bạn thắng - Đặt tính rồi thực hiện tính từ phải sang trái. - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đọc SGK rồi nói lại cho bạn nghe cách đặt tính và cách tính - Các nhóm trao đổi và làm bài - 2 HS TL - 1 HS TL - HS chữa bài - HS mở vở ô li

84 (25’) 5’ 3’ 5’ B. Hoạt động thực hành 1. Tính: 241508 x 3 240310 x 2 280716 x 6 2. Đặt tính rồi tính: 114051 x 5 31206 x 7 141306 x 4

3. Viết giá trị của biểu thức vào ô (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiếp theo.

- Yêu cầu các bạn làm việc cá nhân

- Làm bài cùng cả lớp - Làm xong đi kiểm tra đôn đốc nhắc nhở các nhóm (VD sửa cách đặt tính, kiểm tra độ tự giác của các bạn lúc làm việc cá nhân, nhắc nhỏ bạn chưa tập trung)

- Yêu cầu những bạn đã làm xong đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra kết quả.

- Yêu cầu các bạn tự làm bài.

- Làm bài như các bạn - Lên bảng ghi kết quả, yêu cầu các bạn làm xong đối chiếu tự chữa bài.

- Yêu cầu cả lớp chuyển bài 3, tự làm bài vào vở

- HS làm bài vào vở ô li - HS làm bài cá nhân - Đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. - Cả lớp làm bài 2 - Tự chữa bài (Điền đ/s vào bài của mình) - HS tự làm bài

85

7’

trống: m= 2; 3; 5; 6 141305 x m = ? (Bài sách giáo khoa là bảng gồm 2 dòng 5 cột) 4. Tính: a. 32145+423507x2 843275-123568x5 b. 1207x8 + 24573 609 x 9 – 4845 Đáp án: a. 32145+423507x2 =32145+ 847014

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học môn toán theo mô hình trường học mới (VNEN) (Trang 73)