7. Những đóng góp của luận văn
1.2.2. Thực trạng triển khai tổ chức dạy học môn Toán lớp 4– VNEN
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không rà soát để đưa ra những tồn tại hay các mặt đã làm được của mô hình về vấn đề tài chính, chỉ đạo triển khai,… mà tập trung vào tổ chức lớp học, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trên lớp của giáo viên và học sinh trong mô hình nói chung. Các nội dung trình bày sau đây về thực trạng triển khai mô hình là kết quả nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ các nguồn sau:
– Hệ thống báo cáo thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của các Sở Giáo dục và Đào tạo trong cả nước đang triển khai thực hiện mô hình.
– Kết quả khảo sát thực hiện mô hình vào tháng 10 năm 2014 tại : + Trường Tiểu học Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội;
+ Trường Tiểu học Tô Hoàng, Hai Bà Trưng, Hà Nội; + Trường Tiểu học Trưng Trắc, Hai Bà Trưng, Hà Nội;
– Ý kiến của một số chuyên gia trực tiếp tham gia xây dựng, tổ chức VNEN.
1.2.2.1. Về môi trường lớp học
Trong VNEN bên cạnh việc kế thừa cách dạy truyền thống, sự tác động của môi trường lớp học, trường học, của mối quan hệ giữa các học sinh, giữa các giáo viên và giữa giáo viên, nhà trường với phụ huynh, cộng đồng luôn được quan tâm một cách sát sao. Mô hình đã góp phần tạo ra hàng ngàn lớp học được trang bị hiện đại, trang trí đẹp mắt, thân thiện tạo ra môi trường học
40
tập lành mạnh, tươi vui tràn đầy hứng thú cho học sinh và giáo viên. Các lớp học theo VNEN được trang trí đẹp, sinh động, thân thiện, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập và hoạt động giáo dục. Trong lớp có sơ đồ hội đồng tự quản, góc cộng đồng, sơ đồ cộng đồng (đường em đến lớp), thư viện, hộp thư vui, góc Toán, góc Tiếng Việt, góc Khoa học, góc Lịch sử, góc Địa lý, điều em muốn nói, bảng theo dõi thi đua, chuyên cần, … Đặc biệt, tất cả các trang trí trên do giáo viên, phụ huynh và học sinh trong lớp tự làm nên đặc trưng riêng của mỗi tập thể, mỗi cá nhân được thể hiện rõ.
Tuy nhiên, ở hầu hết các trường, không gian lớp học còn chật hẹp, khó bố trí, khó trang trí. Thậm chí, sau khi trình bày hết các sản phẩm theo hướng dẫn trang trí của ban chỉ đạo mô hình thì chẳng còn khoảng trắng nào trong lớp học để dành cho việc trình bày các sản phẩm học tập ở từng bài, từng tiết khi cần thiết. Ở tất cả các lớp học trong phạm vi điều tra, khảo sát, bàn ghế học sinh đều là bàn dài, ghế dài dành cho 2 học sinh ngồi một bàn, bàn đã cũ, hỏng nhiều, không gian lớp học chật hẹp. Sự chật chội của không gian lớp học, bàn ghế nặng, cũ, vướng víu đã hạn chế tạo nhóm hoạt động cho học sinh, khi tạo nhóm xong rồi cũng khó thay đổi. Hầu hết các lớp học chúng tôi đã tham quan và trao đổi đều giữ nguyên một cách kê bàn ghế cho nhóm từ đầu năm học. Việc bố trí này cũng do các cô giáo, thầy giáo thực hiện vì bàn ghế nặng, cũ, hỏng, nếu để cho các em tự bố trí sẽ có thể không an toàn.