Cấu trúc các môn học và hoạt động giáo dục trong

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học môn toán theo mô hình trường học mới (VNEN) (Trang 25)

7. Những đóng góp của luận văn

1.1.4.2. Cấu trúc các môn học và hoạt động giáo dục trong

Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học hiện nay đang có 9 môn học bắt buộc là Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội (1, 2, 3) hoặc Khoa học lớp 4, 5; Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử và Địa lý lớp 4, 5; Thủ công lớp 1, 2, 3 hoặc Kỹ thuật lớp 4, 5. Ngoài ra, còn phải học các môn Tự chọn (Ngoại ngữ, Tin học) và tham gia các hoạt động tập thể (02 tiết/tuần) và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng).

Khi học theo các lớp trong mô hình trường học mới, học sinh chỉ còn phải học 4 môn bắt buộc là Tiếng Việt; Toán; Ngoại ngữ (bắt đầu học từ lớp 3); Tự nhiên và Xã hội 1, 2, 3 hoặc Lịch sử và Địa lý, Khoa học lớp 4, 5. Nội dung các môn học khác được chuyển sang Hoạt động giáo dục. Với sự thay đổi cơ cấu các môn học, hoạt động giáo dục theo hướng dự án, học sinh không mất cơ hội phát triển toàn diện; mặt khác việc tham gia các hoạt động học tập, giáo dục tại trường trở nên nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn; Như vậy, mô hình góp phần “giảm tải” cho học sinh từ sự thay đổi về cơ cấu các môn học. Với tư cách là một hoạt động giáo dục, giáo viên có quyền hoặc sử dụng tài liệu hiện hành hoặc không sử dụng (ví dụ: có thể cho tập hát một bài dân ca địa phương, có thể cho xem các ca sỹ biểu diễn qua video, clip); có thể tổ chức dạy học trong lớp, nhà đa năng, phòng chuyên dụng (phòng Giáo dục Âm nhạc, Phòng giáo

26

dục Mỹ thuật – nếu có, hoặc ngoài sân trường ....). Tuy nhiên, các hoạt động giáo dục của giáo viên không được tùy tiện mà phải có kế hoạch (đăng ký tổ chức qua Lịch báo giảng).

1.1.4.3. Tổ chức và quản lí lớp học trong VNEN

a) Sp xếp bàn ghế hc tp

Thay vì bàn ghế được sắp theo hàng ngang như trước đây, các lớp học VNEN yêu cầu sắp xếp lại bàn ghế theo nhóm học sinh: nhóm 4 hoặc nhóm 6. Sự thay đổi trong cách sắp xếp bàn ghế tạo ra sự thay đổi về vị trí chỗ ngồi từ đó, tạo ra sự thay đổi về tâm thế học tập và quan hệ tương tác của học sinh. Với cách ngồi theo hàng ngang, học sinh không cần tương tác với nhau, các em chỉ có một quan hệ tương tác: cô và trò. Từ đó, nảy sinh tâm lí lấy cô giáo làm trung tâm của quá trình học tập; hoạt động học tập chủ yếu từ nghe giảng- ghi nhớ - vận dụng và tái hiện. Cách học này chỉ tạo nên những bộ óc biết ghi nhớ và tái hiện mà không tạo nên được con người có các năng lực mà xã hội đang cần - năng lực tự chủ, năng lực phối hợp nhóm, năng lực tư duy, năng lực sáng tạo...

Với vị trí ngồi học theo nhóm học sinh cùng với cách tổ chức dạy học mới của giáo viên, học sinh bên cạnh được học kiến thức các môn học, các em có cơ hội hình thành các năng lực cần thiết ở con người xã hội trong tương lai. Nhờ quan hệ tương tác được mở rộng, đa chiều: tương tác giữa học sinh (với tư cách là chủ thể của quá trình học tập) với tài liệu (với tư cách là đối tượng của quá trình học tập, được viết lại chủ yếu dành cho người học với các hướng dẫn sư phạm) dưới sự điều hành của nhóm trưởng và vai trò cố vấn của giáo viên; Tương tác giữa học sinh với các dụng cụ học tập (tranh ảnh, đồ dùng, vật thật...); Tương tác giữa học sinh với học sinh (hai chủ thể với nhau) thông qua vai trò điều khiển của nhóm trưởng, của giáo viên; Tương tác giữa học sinh và giáo viên và ngược lại. Điều cần chú ý là trong các mối quan hệ tương tác trên, học sinh với tư cách là chủ thể của quá trình học tập, của hoạt động tương tác

27

sẽ có tác dụng kích thích các hoạt động của bộ não nhằm giúp cho các em hình thành và phát triển nhanh các “năng lực người” ngay trong quá trình học.

Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, giáo viên phải tạo ra được bầu không khí hợp tác thân thiện trong các hoạt động theo nhóm, phải kích thích được ý thức tự giác tham gia vào các hoạt động của mỗi giờ học. Tránh rủi ro do không quán xuyến được các hoạt động của mỗi học sinh trong giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải có khả năng quan sát, khả năng điều chỉnh hành vi tốt hơn là khả năng thuyết trình tốt như các giờ dạy trước đây.

b) Xây dng hi đồng t qun hc sinh

Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh. Hội đồng tự quản của học sinh được thành lập vì học sinh và bởi học sinh để đảm bảo cho các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển lòng khoan dung, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác đoàn kết cho học sinh. Hội đồng tự quản giúp học sinh phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo. Đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ tổ chức Hội đồng tự quản và thành lập các ban để lập kế hoạch và thực thi các hoạt động, các dự án. Nhà trường nên khuyến khích sự tham gia của phụ huynh học sinh và các hoạt động và dự án của học sinh.

28

Hình 1.3: Hội đồng tự quản lớp 4E, Trường Tiểu học Tả Thanh Oai

Xây dựng mô hình tự quản có ý nghĩa rất lớn trong việc bồi dưỡng, phát triển khả năng tự ý thức, lòng tự trọng, tính tự tin, cách hành xử bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các học sinh. Hội đồng tự quản học sinh có nhiều công cụ hữu ích để tổ chức hoạt động của mình như: Hộp thư điều em muốn nói, hộp thư vui, câu lạc bộ nhóm bạn, mong muốn lớp học tương lai, sổ ghi chép nhật kí cá nhân, thừa nhận những đức tính tốt, xây dựng nội quy lớp học, theo dõi chuyên cần, hộp thư cam kết, sổ tay học tập,… Tuy nhiên, ở đây chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến ý nghĩa của Hội đồng tự quản với việc thúc đẩy quá trình tự học trong mô hình. Thực tế cho thấy, trong lớp học VNEN, Hội đồng tự quản đã hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong quá trình tổ chức các hoạt động học. Hội đồng Tự quản có Ban học tập, là người thường xuyên giúp giáo viên tổ chức các hoạt động kiểm tra, khởi động đầu giờ học; Hội đồng tự quản điều khiển các nhóm trong lớp thực hiện các hoạt động cơ bản của tiết học; ghi tiến độ, nhắc thời gian; điều khiển các trao đổi giữa trò với

29

trò; hỗ trợ các bạn yếu trong các tiết học và bằng cả những kế hoạch dài hơi được xây dựng một cách bài bản.

Tóm lại, có thể nói Hội đồng tự quản trong VNEN khi được tập huấn rèn luyện có khả năng tổ chức hoạt động tự học của lớp rất tốt và hiệu quả.

c) Xây dng góc hc tp

Mỗi lớp học trong VNEN đều có góc học tập. Góc học tập do giáo viên, học sinh và cộng đồng cùng xây dựng. Góc học tập chia theo các môn học Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lí. Góc học tập có các vật liệu phục vụ cuộc sống, các dụng cụ thí nghiệm, các tài liệu in ấn, các tài liệu sáng tạo nghệ thuật, đồ dùng học sinh tự làm, đồ dùng được trang cấp.

Hình 1.4: Góc Toán lớp 4A, Trường Tiểu học Tả Thanh Oai

Các góc học tập thường được xây dựng thành các chủ đề phù hợp với nội dung của môn học. Ví dụ, Góc Toán ở lớp 4An Trường Tiểu học Hồng Gấm (Quảng Nam) được xây dựng thành các chủ đề Khối lượng, Số và phép tính, Chữ số La Mã, Thời gian và dụng cụđo thời gian,…

Góc học tập có ý nghĩa rất lớn và không thể thiếu trong quá trình học tập của học sinh, nhất là quá trình tự học.

30

Việc quan sát và sử dụng các đồ vật ở góc học tập giúp học sinh tăng cường khả năng thực hành thao tác và phát triển kiến thức của chính bản thân mình.

Học sinh có thể tự nghiên cứu và sử dụng thời gian nhàn rỗi của mình vào những chủ đề mà các em yêu thích ở góc học tập. Chính điều này tạo nên khả năng tự tìm tòi, khám phá và nghiên cứu cho các em ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Thông qua quan sát cách học sinh làm việc, quá trình học sinh làm việc ở góc học tập giáo viên có thể phát hiện tính cách, thiên hướng nghề nghiệp cho mỗi em giúp các em phát triển tốt hơn.

Góc học tập với nhiều đồ dùng học tập, tài liệu học tập giúp các em có đủ phương tiện thực hiện học và hứng thú với việc học hơn.

d) Xây dng góc thư vin

Thư viện là một công cụ quan trọng tạo cơ hội cho học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, đồng thời cung cấp các nguồn tài liệu khác nhau để học sinh học tập và nghiên cứu.

Thư viện đóng vai trò là nguồn tài liệu phong phú cho một môn học, một chủ đề mà sách hướng dẫn không thể đáp ứng đủ. Chính vì vậy, sách thư viện là công cụ hữu ích giúp học sinh tự học. Không những vậy, thư viện còn là nhân tố đóng góp vào việc khơi dậy sự tò mò muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh, về các chủ đề học tập ở học sinh.

Ngoài việc cung cấp thông tin cho học sinh, thư viện còn góp phần hình thành thói quen đọc sách và tìm hiểu cho các em từ những năm học đầu tiên bước chân tới trường.

Trong VNEN, các em cùng cô giáo, bạn bè xây dựng thư viện lớp mình, cùng nhau xây dựng nội quy thư viện và cùng nhau quản lí thư viện.

31

1.1.4.4. Cấu trúc bài học của sách Hướng dẫn học môn Toán lớp 4 theo VNEN

* Sách Hướng dẫn học nói chung và sách Hướng dẫn học Toán 4 nói riêng là một yếu tố cơ bản của mô hình trường học mới. Sách Hướng dẫn học khác biệt nhiều với các sách, tài liệu trước đó trong nhà trường. Sách Hướng dẫn học tạo điều kiện đổi mới phong cách học tập của học sinh học theo thầy sang tự học, phát huy cao hơn tính chủ động, sáng tạo của các em trong học tập. Sách Hướng dẫn học cũng góp phần thay đổi phương pháp dạy của giáo viên. Sau đây là một số khác biệt cơ bản của sách Hướng dẫn học Toán 4 –VNEN so với sách hiện hành. Sự khác biệt này nhằm giúp học sinh tự học tốt hơn.

Sách Hướng dẫn học trong mô hình trường học mới được biên soạn theo quan điểm tích hợp: Tích hợp kiến thức với quy trình học và quy luật tư duy; Tích hợp nội dung học với hình thức hoạt động học, hướng dẫn học; Tích hợp phương pháp dạy với phương pháp học; Tích hợp nội dung toán học với nội dung các môn học khác và các tình huống thực tiễn. Sách được biên soạn cho cả ba đối tượng tham gia trong quá trình dạy học đó là: học sinh, giáo viên và cộng đồng.

* Bài học môn Toán gồm ba nhóm hoạt động

– Các Hoạt động cơ bản giúp HS học qua trải nghiệm, học qua việc làm thực tế, học qua tìm tòi, khám phá, phát hiện với sự giúp đỡ thích hợp của GV.

Như chúng ta đã biết, tạo hứng thú học tập cho học sinh là một yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của mỗi giờ học nói riêng và cả quá trình dạy học nói chung. Để tạo hứng thứ cho học sinh, mỗi bài học của Toán 4 – VNEN thường bắt đầu bằng một trò chơi. Thông qua các trò chơi có nội dung lí thú, phù hợp với việc nhận thức của học sinh, các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách tự nhiên, dễ dàng hơn, nuôi dưỡng được niềm say mê, hứng thú trong học tập. Trên thực tế thì giờ học toán hiện hành, giáo viên cũng tổ chức trò chơi cho học sinh. Nhưng trò chơi đó có hay không có trong giờ học là do kinh nghiệm và mục đích dạy học của mỗi cá nhân giáo viên. Trò chơi trong dạy học Toán 4

32

hiện hành không được coi là một hoạt động mang tính “nhất thiết cần có” như trong mô hình mới.

– Các Hoạt động thực hành thể hiện các hoạt động thực hành của HS nhằm củng cố, rèn luyện, phát triển các kiến thức, kĩ năng vừa học. Phần này thường có từ 2 đến 4 bài tập, có thể kết hợp cả yêu cầu lí thuyết và thực hành. – Các Hoạt động ứng dụng khuyến khích HS bước đầu biết vận dụng kiến thức trong thực tế cuộc sống. Nhấn mạnh sự quan tâm hỗ trợ HS học tập từ gia đình và cộng đồng. Khuyến khích HS mở rộng vốn kiến thức qua các nguồn thông tin khác nhau (từ gia đình, cộng đồng, làng bản, thôn xóm).

* Lô gô hướng dẫn học của sách Hướng dẫn học

Trong sách Hướng dẫn học Toán 4 (Năm 2013), mỗi hoạt động đều bắt đầu bằng một lô gô quy định hình thức hoạt động.

Có tất cả 5 lô gô quy định về hình thức học tập của học sinh:

33

Nhìn lô gô học sinh xác định được hình thức học tập tương ứng với lô gô đó là cá nhân, hay cặp đôi, hay nhóm, hay cả lớp, hay với cộng đồng. Sau khi xác định được hình thức học tập tương ứng, có hành động chuyển hình thức học tập. Chẳng hạn, đang thực hiện hình thức học cá nhân, chuyển sang hình thức học theo cặp đôi, học sinh cần quay sang có trao đổi với bạn cùng cặp với mình, đồng thời có các hành động cùng bạn chuẩn bị đồ dùng, sách bút để thực hiện hoạt động học tập mới.

1.1.5. Biểu hiện phát triển kỹ năng tự học Toán của học sinh lớp 4 trong VNEN

Biểu hiện của phát triển kỹ năng tự học của học sinh lớp 4 trong môn Toán theo VNEN được thể hiện trong từng tiết học như sau:

- HS tự đọc mục tiêu

- HS tự đọc thầm yêu cầu bài học - Cá nhân HS tự suy nghĩ tìm cách học

- Dựa theo logo để hoạt động theo yêu cầu của từng nội dung học cụ thể. - Trao đổi kết quả với bạn để thống nhất kết quả

- Nếu sai thì tự sửa hoặc tự nhờ bạn giảng, hoặc nhờ một nhóm giúp đỡ, hoặc nhờ cô giáo và cuối cùng thống nhất kết quả trong cả nhóm.

Các biểu hiện trên được thể hiện qua 3 mức độ: Mức độ 1: Tự học có sự hỗ trợ

Ví dụ: Để làm được dạng bài Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, với những HS đại trà lúc đầu cần sự giảng giải của cô giáo hoặc chủ tịch hội đồng tự quản thì HS đó mới hiểu cách giải bài toán dạng mới này.

Mức độ 2: Tự làm được

Ví dụ: Khi hiểu cách giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, HS áp dụng kiến thức đó để tự làm đúng các bài tập thực hành.

34

Ví dụ: Sau khi tự làm đúng các bài thực hành ở mức độ yêu cầu của Sách Hướng dẫn học Toán 4 – VNEN, HS có thể tự làm thêm các bài nâng cao của dạng bài Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Một số chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học môn Toán lớp 4 trong VNEN 4 trong VNEN

Môn Toán 4 là một thành tố trong hệ thống các môn học và hoạt động giáo dục của mô hình Trường tiểu học mới đang được thí điểm tại 1447

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học môn toán theo mô hình trường học mới (VNEN) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)