Địa vị pháp lý của ngƣời bi ̣ha ̣i trong Luâ ̣t tố tu ̣ng hình sƣ̣

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự (áp dụng trong thực tiễn tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 25)

số nƣớc trên thế giới

Trong quá trình nghiên cứu luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới chúng tôi thấy rằng, người bị hại luôn được coi là chủ thể quan trọng của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự nhưng việc quy định về địa vị pháp lý của họ lại không như nhau, cụ thể là một số nước coi người bị thiệt hại là nạn nhân của tội phạm hoặc bên bị thiệt hại như các nước thuộc hệ thống luật Châu Âu lục địa. Luật tố tụng hình sự của các nước này không đưa ra khái niệm nạn nhân của tội phạm và cũng không phân biệt người bị hại với nguyên đơn dân sự.

Theo BLTTHS Cộng hòa Pháp, những người có quyền nộp đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại được gọi là “nạn nhân” hoặc “bên dân sự”.

Theo BLTTHS của Cộng hòa liên bang Đức thì những đối tượng tham gia vào quan hệ tố tụng hình sự để giải quyết vụ án đều là chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự và giống như Luật tố tụng hình sự của Cộng hòa Pháp, luật tố tụng hình sự của Cộng hòa liên bang Đức cũng không phân biệt giữa người bị hại và nguyên đơn dân sự và họ có vai trò là chủ thể của quyền tư tố, đồng thời có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuỳ theo loại người có những vai trò khác nhau trong tố tụng hình sự mà pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của họ tham gia giải quyết vụ án. Trong luật tố tụng hình sự hình sự Cộng hòa Liên bang Đức thì người bị hại là nạn nhân của tội phạm trước đây có vai trò không đáng kể trong tố tụng hình sự [42]. Về mặt hình phạt của tội phạm, lợi ích của họ được coi là phụ so với lợi ích công chúng và vai trò của họ đơn thuần chỉ là nguyên đơn kiện bồi thường các thiệt hại về dân sự. Địa vị pháp lý của người bị hại đã được cải thiện một cách đáng kể với sự ra đời của Luật bảo vệ nạn nhân năm 1986 mà theo đó luật tố tụng hình sự cũng đã sửa đổi. Sự tham gia của người bị hại trong tiến trình tố tụng được quy

định thành một phần riêng trong Bộ luật tố tụng hình sự. Người bị hại của các tội phạm nghiêm trọng được bảo vệ tốt hơn và được bổ sung một số quyền của một bên tham gia tố tụng: quyền được thông tin về tiến trình tố tụng (Điều 406), quyền tiếp cận hồ sơ (Điều 406e), quyền được trợ giúp pháp lý (Điều 406f), quyền khởi tố lại và quyền được bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra. Người bị hại của tội phạm nghiêm trọng có thể tham gia tích cực và tiến trình tố tụng với vai trò phụ cho công tố viên. Đời tư cá nhân của họ được bảo vệ. Toà án có thể tổ chức nghe riêng khi những vấn đề liên quan đến người bị hại còn đang tranh cãi và họ có quyền phản đối những câu hỏi liên quan đến đời tư của mình. Người bị hại có thể đưa ra yêu cầu truy tố các tội phạm (quyền tư tố) mà không cần phải nhờ cơ quan công tố truy tố. Công tố viên không bắt buộc phải tham gia vào thủ tục tư tố. Cơ quan công tố chỉ truy tố khi việc truy tố đó có liên quan đến lợi ích công (Điều 376). Điều 374 của Bộ luật tố tụng hình sự Đức quy định các danh mục các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự mà bị hại có quyền tư tố, đó là các tội xâm phạm gia cư bất hợp pháp, tội xúc phạm nhân phẩm, vi phạm quyền tự báo chí, tội gây thương tích, đe doạ, nhận hoặc đưa hối lộ trong những giao dịch kinh doanh, bị thiệt hại đến mức phải truy cứu và các tội phạm khác về luật chống cạnh tranh không công bằng, luật về bằng sáng chế, Luật về thiết kế, Luật về quyền tác giả… Nếu người bị hại có đại diện theo pháp luật thì quyền yêu cầu tư tố sẽ do họ thực hiện. Nếu bên bị hại là một tập đoàn, một công ty hoặc một tổ chức khác thì có thể khởi kiện tranh chấp dân sự thông qua người đại diện của họ. Cùng với người bị hại hoặc thay mặt cho người bị hại, người có quyền đưa ra yêu cầu truy tố hình sự cũng có thể đưa ra yêu cầu tư tố. Tư tố viên có thể được hỗ trợ hoặc đại diện bởi một luật sư chỉ định trong phạm vi thẩm quyền của Luật sư đó. Tư tố viên có quyền đưa ra yêu cầu bảo đảm về chi phí dự kiến phát sinh cho bị cáo. Việc bảo đảm có thể bằng đặt cọc tiền mặt, cổ phiếu hoặc trái phiếu.

Theo luật tố tụng hình sự của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thì các đối tượng tham gia vào quan hệ tố tụng đều là chủ thể tham gia tố tụng. Người bị hại trong tố tụng hình nước công hoà nhân dân Trung Hoa được phân thành hai loại là người bị hại trong vụ án thuộc công tố và người bị hại trong vụ án thuộc tư tố.

Người bị hại trong vụ án thuộc công tố từ ngày vụ án được chuyển giao để thẩm tra trước khi truy tố, có quyền chỉ định người đại diện liên quan đến vụ án. Người bị hại chịu thiệt hại vật chất do hành vi phạm tội của bị cáo có quyền nộp đơn kiện dân sự trong quá trình tố tụng và được giải quyết đồng thời với vụ án hình sự. Đối với những vụ án mà viện kiểm sát miễn tố có người bị hại thì người bị hại có quyền được nhận quyết định miễn tố. Nếu người bị hại không tán thành quyết định thì người bị hại có quyền khiếu nại lên Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp và yêu cầu truy tố. Trong trường hợp Viện kiêm sát nhân dân cấp trên đồng ý với quyết định miễn tố thì người bị hại có thể kiện ra Toà án nhân dân. Người bị hại cũng có thể trực tiếp kiện ra Toà án nhân dân mà không cần phải khiếu nại trước quyết định miễn tố của Viện kiểm sát nhân dân. Đối với vụ án tư tố người bị hại có quyền chỉ định người đại diện pháp lý cho mình và có quyền trực tiếp đưa vụ án ra trước toà. Nếu người bị hại chết hoặc mất khả năng hành động, người đại diện pháp lý và họ hàng thân thích có quyền đưa vụ án ra trước toà [42]. Theo Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga được DUMA quốc gia thông qua ngày 22/11/2001 thì “người bị hại là người bị tội phạm gây ra thiệt hại về tinh thần, thể chất hoặc tài sản, người tiến hành điều tra, dự thẩm viên, thẩm phán, toà án ra quyết định công nhận là người bị hại” [42].

tụng thuộc bên buộc tội, các chủ thể tham gia tố tụng hình sự thuộc bên bào chữa và những chủ thể khác tham gia tố tụng hình sự. Trong đó, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Thủ trưởng cơ quan điều tra, nhân viên điều tra, người bị hại, nguyên đơn dân sự… thì thuộc nhóm chủ thể tham gia tố tụng hình sự thuộc bên bào chữa. Tuỳ theo loại người có những vai trò khác nhau trong tố tụng hình sự mà pháp luật Liên bang Nga có quy định quyền và nghĩa vụ của họ tham gia giải quyết vụ án. Theo khoản 1 Điều 42 của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga thì người bị hại là thể nhân, bị thiệt hại về thể chất tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra, cũng như pháp nhân trong trường hợp bị thiệt hại về tài sản và uy tín do tội phạm gây ra. Người bị hại được công nhận bằng quyết định công nhận người bị hại của kiểm sát viên, dự thẩm viên hoặc Toà án. Địa vị pháp lý của người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Liên bang Nga được quy định bằng các quyền và nghĩa vụ rất cụ thể. Như theo khoản 2 Điều 42 của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga quy định về quyền của người bị hại như sau:

Người bị hại có quyền:

1/ Được biết về nội dung buộc tội bị can; 2/ Được đưa các lời khai;

3/ Từ chối làm chứng để chống lại bản thân, vợ hoặc chồng, họ hàng thân thích được liệt kê tại mục 4, Điều 5 Bộ luật này. Trong trường hợp người bị hại đồng ý khai báo thì phải báo trước cho họ biết rằng những khai báo của họ có thể được sử dụng làm chứng cứ trong vụ án, kể cả trong trường hợp sau đó họ từ chối những lời khai của mình;

4/ Đưa ra các chứng cứ;

5/ Đưa ra các yêu cầu và đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng; 6/ Trình bày lời khai bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ mà người đó sử dụng thành thạo;

7/ Được sự giúp đỡ miễn phí của người phiên dịch; 8/ Có người đại diện;

9/ Tham gia vào các hoạt động điều tra được tiến hành theo yêu cầu của họ hoặc người đại diện cho họ, nếu được dự thẩm viên hoặc nhân viên điều tra ban đầu đồng ý;

10/ Được xem các biên bản hoạt động điều tra, được tiến hành với sự tham gia của họ và đưa ra những nhận xét;

11/ Được xem quyết định trưng cầu giám định tư pháp và kết luận giám định trong những trường hợp quy định tại khoản 2 điều 198 Bộ luật này;

12/ Được xem toàn bộ hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra, ghi chép bất kỳ tài liệu nào có trong hồ sơ vụ án và với bất kỳ số lượng nào, sao chụp hồ sơ tài liệu của vụ án, kể cả với sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật. Trong trường hợp có nhiều người bị hại trong vụ án thì mỗi người trong số họ có quyền xem những hồ sơ vụ án liên quan đến thiệt hại gây ra cho người đó;

13/ Nhận bản sao các quyết định: Khởi tố vụ án hình sự, công nhận hoặc từ chối là người bị hại, đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án và cả bản sao bản án của toà án cấp sơ thẩm, quyết định của Toà cấp chống án và Toà cấp phúc thẩm;

14/ Tham gia phiên toà xét xử vụ án tại các Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm;

15/ Phát biểu ý kiến tranh luận tại phiên toà; 16/ Thực hiện việc buộc tội;

17/ Xem biên bản phiên toà và những nhận xét;

18/ Khiếu nại với hoạt động và quyết định của nhân viên điều tra ban đầu, dự thẩm viên, kiểm sát viên và Toà án;

19/ Kháng cáo đối với bản án, quyết định của Toà án;

20/ Được biết về những khiếu nại và đề nghị đối với vụ án và đưa ra ý kiến phản đối của mình;

21/ Đề nghị áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 3 điều 11 Bộ luật này;

22/ Thực hiện những quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này [42].

Ngoài những quyền trên, tại khoản 3 Điều 42 của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga còn quy định về quyền được đảm bảo, được bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra và những chi phí trong việc họ tham gia trong quá trình điều tra và xét xử vụ án. Còn theo khoản 4 thì việc bồi thường bằng tiền đối với thiệt hại về tinh thần đã gây ra cho họ, mức bồi thường thì được giải quyết trong cùng một vụ án hoặc được giải quyết theo tố tụng dân sự.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 43 của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga bên cạnh các quy định về quyền của người bị hại, còn quy định về các trường hợp người bị hại không có quyền gồm:

1/ Từ chối có mặt theo giấy triệu tập của nhân viên điều tra ban đầu, dự thẩm viên, kiểm sát viên và Toà án;

2/ Khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3/ Tiết lộ bí mật điều tra, trước đó họ đã được thông báo về việc này theo thủ tục quy định tại điều 161 Bộ luật này [42].

Bộ luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga quy định nghĩa vụ của người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập nếu không có mặt theo giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị áp giải (khoản 6 điều 43); nếu người bị hại từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm theo quy định điều 307 và Điều 308 của Bộ luật hình sự Liên bang Nga. Nếu người bị hại tiết lộ bí mật điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 của Bộ

luật hình sự Liên bang Nga (khoản 7 điều 43); đối với các vụ án hình sự về những tội phạm mà hậu quả dẫn đến chết người thì các quyền của người bị hại quy định tại điều này được chuyển cho một số người họ hàng thân thích của người đó (khoản 8); trong trường hợp người bị hại được công nhận là pháp nhân thì đại diện của pháp nhân đó thực hiện các quyền của người bị hại [42].

Bộ luật tố tụng hình sự của Tiệp Khắc trước đây quy định: “Người bị hại là người bị tội phạm gây thiệt hại về sức khoẻ hoặc tài sản, tinh thần hoặc những thiệt hại khác” [42, Điều 43, Khoản 1].

Bộ luật tố tụng hình sự của Rumani cũng có quy định tương tự [42]. Bộ luật tố tụng hình sự của một số nước như Ba Lan có đưa ra khái niệm người bị hại tại chương 4 và nguyên đơn dân sự tại chương 7 nhưng có điểm khác biệt với BLTTHS Việt Nam ở chỗ là không phân biệt người bị hại với nguyên đơn dân sự. Nguyên đơn dân sự theo Luật tố tụng hình sự của Ba Lan chính là người bị hại nộp đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Người bị hại là cá nhân hoặc pháp nhân mà tài sản hoặc quyền của họ trực tiếp bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại.

Một số nước thuộc hệ thống thông luật (Common law) mà điển hình là Mỹ thì người bị thiệt hại được gọi là nạn nhân. Tuy nhiên, đặc thù của tố tụng hình sự của hệ thống thông luật là không giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nên ngoài nạn nhân được coi là người bị hại thì các bên dân sự khác không hiện diện trong tố tụng hình sự. Nạn nhân trong tố tụng hình sự của Mỹ là chủ thể của quyền tư tố mà điển hình là quyền phát biểu tại tòa án trước khi tòa án kết án bị cáo hoặc tại phiên phóng thích và quyền tham gia các phiên thương lượng nhận tội [41, tr.69].

Bộ luật tố tụng hình sự của một số nước quy định cụ thể địa vị pháp lý của người bị hại và nguyên đơn dân sự mà điển hình là BLTTHS của Việt Nam (Điều 51 và Điều 52 của BLTTHSVN năm 2003) và BLTTHS của Liên bang Nga (Điều 42 và 43).

Nhìn chung, pháp luật các nước có sự thống nhất trong định nghĩa người bị hại: người bị hại là con người cụ thể, bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc những thiệt hại khác, những thiệt hại đó do tội phạm gây ra. Trong bối cảnh mô hình tố tụng của chúng ta đang chuyển hoá dần dần từ mô hình tố tụng xét hỏi sang mô hình tố tụng hỗn hợp tăng cường yếu tố tranh tụng thì, sự chuyển tiếp này dẫn đến hệ quả tất yếu là cần phải có sự thay đổi đồng bộ trong cơ chế hoạt động của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là người bị hại. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bị hại trong hoạt động xét xử trong những năm qua đã cho thấy nhiều bất cập . Để giải quyết những vướng mắc này trong thực tế Viê ̣t Nam , cần thừa nhận cơ quan , tổ chức bị thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra là người bị hại . Điều này nên xem xét trong quá trình sửa đổi , bổ sung Bô ̣ luâ ̣t tố tu ̣ng hình

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của người bị hại trong tố tụng hình sự (áp dụng trong thực tiễn tố tụng hình sự trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 25)