0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 đến nay

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ (ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 38 -38 )

2.1.2.1. Quy định pháp luật về địa vị pháp lý của người bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988

Đến khi có Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, thì vấn đề người bị hại đã được quan tâm và quy định định đầy đủ như về định nghĩa thế nào là người bị hại, quyền và nghĩa vụ của người bị hại cũng được quy định tương đối rộng. Hơn nữa, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, đã có quy định khá mới so với luật tố tụng hình sự Việt nam đó là quyền yêu cầu khởi tố. Theo quy định tại Điều 88 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 thì những vụ án vê các tội phạm được quy định tại khoản 1 Điều 109, đoạn 1, khoản 2 Điều 112; đoạn 1 Điều 113; khoản 1 Điều 116; khoản 1 Điều 117 và Điều 126 của Bộ luật tố tụng hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Ngoài ra còn quy định cả quyền rút yêu cầu của người bị hại nhưng phải trước ngày mở phiên toà [34].

Qua những điểm trên cho thấy pháp luật về những người tham gia tố tụng đặc biệt là chế định về người bị hại đã được Nhà nước ta quan tâm xây dựng trong thời kỳ này. Quyền và nghĩa vụ của bị hại, đại diện cho bị hại đã được quy định cụ thể rõ ràng thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự của các cơ quan tư pháp hình sự.

2.1.2.2. Quy định pháp luật về địa vị pháp lý của người bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Việc xác định đúng tư cách của người bị hại là rất quan trọng, vì nó liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong vụ án hình sự. Địa vị pháp lý của người bị hại được quy định trong Điều 51 của BLTTHS và một số văn bản pháp luật khác liên quan.

Một là, quy định về khái niệm người bị hại

Theo khoản 1 Điều 51 BLTTHS thì, người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra.

So với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, quy định về người bị hại cũng không có thay đổi bổ sung gì hơn với quy định về người bị hại trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 vẫn xác định người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Như vậy, tiêu chí để xác định người bị hại bao gồm những nội dung sau:

- Trước hết họ phải là con người cụ thể chứ không phải là cơ quan, tổ chức;

- Họ phải là người bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc tài sản; - Các thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc tài sản phải là những thiệt hại do tội phạm gây ra. Nếu đó là những thiệt hại không phải do tội phạm gây ra thì người bị thiệt hại không phải là người bị hại;

Trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người bị hại và đại diện hợp pháp của người bị hại. Ngoài ra người bị hại và đại diện hợp pháp của bị hại còn có quyền “nhờ Luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác được Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án chấp nhận bảo vệ quyền lợi cho mình và được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can” [38, Điều 59]. Các quyền của người bảo vệ quyền lợi của người bị hại và đại diện hợp pháp của người bị hại về cơ bản họ cũng có quyền như quyền của người bị hại được quy định tại Điều 51 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Hai là, quy định về người đại diện hợp pháp của người bị hại

Người đại diện hợp pháp của người bị hại là người mà theo quy định của pháp luật hoặc theo uỷ quyền họ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại hoặc của chính bản thân họ. Người đại diện hợp pháp của người bị hại phải là một con người cụ thể chứ không thể là cơ quan tổ chức, Họ là người đã thành niên và đủ năng lực hành vi để tham gia

tố tụng và không thuộc trường hợp pháp luật cấm chẳng hạn một người bị pháp luật tước quyền làm cha, mẹ đối với người con thì không thể làm người đại diện hợp pháp cho người con này nếu người con là người bị hại. Một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không thể là người đại diện hợp pháp của người bị hại.

Thực tiễn xét xử có nhiều trường hợp Toà xác định người đại diện hợp pháp của người bị hại không đúng nên bản án đã bị Toà án cấp phúc thẩm hoặc Toà án cấp giám đốc thẩm huỷ để xét xử lại như: xác định một đứa trẻ là người đại diện hợp pháp của người bị hại đã chết; xác định anh, chị, em ruột của người bị hại là đại diện hợp pháp trong khi người bị hại đã chết nhưng còn có vợ hoặc chồng, bố, mẹ hoặc con đã thành niên; xác định không đầy đủ người đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp có nhiều người cùng là đại diện hợp pháp và những người này không uỷ quyền cho bất cứ người nào làm đại diện nhưng chỉ xác định một người là đại diện hợp pháp của người bị hại trong khi còn có những người khác làm đại diện hợp pháp đương nhiên của người bị hại.

Người đại diện hợp pháp của người bị hại bao gồm: Người đại diện đương nhiên và người đại diện do được uỷ quyền.

Người đại diện hợp pháp đương nhiên của người bị hại là người mà theo pháp luật họ đương nhiên được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại hoặc của chính bản thân họ. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì trong các trường hợp người bị hại chết, người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tinh thần hoặc về thể chất thì phải có người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại hoặc của chính bản thân họ.

hợp pháp, nhưng không phải tất cả những người thân thích của người bị hại chết đều đương nhiên là người đại diện hợp pháp của người bị hại mà trước hết những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị hại là người đại diện hợp pháp; nếu không có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì những người thuộc hàng thừa kế thứ hai của người bị hại là người đại diện hợp pháp; nếu không có người thuộc hàng thừa kế thứ hai thì người thuộc hàng thừa kế thứ ba là người đại diện hợp pháp của người bị hại [42].

Khi xác định người đại diện hợp pháp đương nhiên của người bị hại cần chú ý trường hợp người bị hại chết mà có từ hai người trở lên đều là người đại diện của người bị hại, mà cơ quan điều tra và Viện kiểm sát chưa xác định hoặc xác định còn thiếu, thì Toà án hướng dẫn họ cử một người thay mặt họ làm người đại diện hợp pháp của người bị hại (nếu quyền và lợi ích của họ không mâu thuẫn với nhau); nếu họ không cử được người thay mặt họ làm người đại diện hợp pháp của người bị hại hoặc quyền và lợi ích của họ mâu thuẫn với nhau thì phải xác định tất cả những người là người đại diện hợp pháp của người bị hại. Trên nhiều cơ sở đó để giới thiệu việc xác định trường hợp nhiều người cùng là người đại diện hợp pháp của người bị hại và về quyền kháng cáo của người đại diện hợp pháp của người bị hại.

Người đại diện hợp pháp của người bị hại theo uỷ quyền là người được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp đương nhiên của người bị hại uỷ quyền tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại hoặc của chính mình.

Khác với người đại diện hợp pháp đương nhiên của người bị hại, người đại diện hợp pháp theo uỷ quyền khi tham gia tố tụng chỉ được thực hiện những quyền và nghĩa vụ trong phạm vi được uỷ quyền. Người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp đương nhiên có thể uỷ quyền toàn bộ quyền và nghĩa vụ của mình cho người đại diện hợp pháp được uỷ quyền, nhưng cũng có thể

chỉ uỷ quyền một số quyền và nghĩa vụ nhất định. Đây là vấn đề thực tiễn xét xử các Toà án thường mắc sai lầm, cứ cho rằng người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp đương nhiên đã uỷ quyền cho người khác thì người được uỷ quyền có tất cả các quyền và nghĩa vụ của người đã uỷ quyền nên khi giải quyết vụ án đã không chú ý đến phạm vi được uỷ quyền.

Ví dụ: Bà A là người bị hại chỉ uỷ quyền cho ông B liên hệ với cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu buộc bị cáo phải bồi thường cho bà A số tiền mà bị cáo đã lừa đảo của bà là 150 triệu đồng. Tại phiên toà, ông B đã đề nghị Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng án treo, nhưng không được Hội đồng xét xử chấp nhận, nên sau khi xét xử sơ thẩm ông B đã kháng cáo đề nghị Toà án cấp phúc thẩm cho bị cáo được hưởng án treo. Sau khi xét xử phúc thẩm và có đơn yêu cầu kháng nghị bản án phúc thẩm với lý do, bà A chỉ uỷ quyền cho ông B liên hệ với cơ quan tiến hành tố tụng để yêu cầu bị cáo bồi thường số tiền mà bị cáo lừa đảo của bà chứ không uỷ quyền toàn bộ quyền của người bị hại cho ông B tham gia tố tụng thay bà A. Trong trường hợp này, việc ông B đề nghị cho bị cáo được hưởng án treo và kháng cáo bản án sơ thẩm là vượt quá quyền hạn đã được người bị hại uỷ quyền, Toà án phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của ông B là không đúng với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Trường hợp có nhiều người bị hại hoặc nhiều người đại diện hợp pháp đương nhiên của bị hại, trong đó có người uỷ quyền cho người khác có người tự mình tham gia tố tụng thì người được uỷ quyền chỉ được thực hiện phạm vi quyền và nghĩa vụ của người đã uỷ quyền cho mình, thứ không được thực hiện quyền và nghĩa vụ của tất cả những người đại diện đương nhiên của người bị hại.

Ví dụ: ông A là người bị hại trong vụ án giết người, ông A chết còn có vợ, bố, mẹ đẻ. Những người này đều là người đại diện hợp pháp của người bị

hại nhưng chỉ có vợ ông A uỷ quyền cho ông B là em ông A tham gia tố tụng thì ông B chỉ được thực hiện quyền và nghĩa vụ mà vợ ông A uỷ quyền, chứ không được thực hiện quyền và nghĩa vụ của bố và mẹ ông A, vì ông B không được bố và mẹ ông A uỷ quyền.

Để bảo đảm việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện hợp pháp được uỷ quyền của người bị hại thì việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản theo đúng quy định của pháp luật về uỷ quyền. Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác (người thứ ba) tham gia tố tụng, nếu người bị hại đồng ý để người thứ ba (người được uỷ quyền lại) tham gia tố tụng thì người bị hại hoặc đại diện hợp pháp đương nhiên của bị hại phải làm lại văn bản uỷ quyền cho người thứ ba.

Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Trong trường hợp Người bị hại chết thì người đại diện hợp pháp có những quyền được quy định tại điều này” [38, Điều 51, khoản 5]. Nếu căn cứ vào quy định này thì chỉ có trường hợp người bị hại chết thì mới có đại diện hợp pháp của người bị hại. Vậy trường hợp người bị hại không chết mà là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất khi tham gia tố tụng thì có đại diện hợp pháp không? và họ có được tham gia tố tụng và có được hưởng các quyền của người bị hại không? Thực tiễn xét xử cho thấy trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất tinh thần các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn xác định có đại diện hợp pháp của người bị hại và đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của người bị hại để tiến hành xét xử và cho họ hưởng các quyền như người bị hại.

Trong hầu hết các vụ án mà Toà án xét xử có người bị hại là người chưa thành niên, hoặc người có nhược điểm về thể chất và tinh thần thì Toà án vẫn xác định có người đại diện hợp pháp và đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là đại diện hợp pháp và cho họ hưởng các quyền của người bị hại.

Việc các cơ quan tiến hành tố tụng xác định đại diện hợp pháp của người bị hại trong trường hợp đã nêu trên là không chính xác vì khoản 5 Điều 51 của Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định trong trường hợp người bị hại chết thì mới có đại diện hợp pháp, còn người bị hại chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nếu cần phải có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì đã có người bảo vệ quyền và lợi của đương sự được quy định tại Điều 59 của Bộ luật tố tụng hình sự. Theo tinh thần của quy định tại Điều 59 của Bộ luật tố tụng hình sự thì người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần thì người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại được tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích của người bị hại. Nội dung các quyền của người này không khác nhiều so với nội dung các quyền quy định cho người bị hại (Điều 51). Vì vậy, thực tế gặp trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng thường cho phép đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất sử dụng các quyền của người bị hại như tinh thần của khoản 5 Điều 51 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định trường hợp người bị hại chết mà chưa quy định trường hợp người bị hại mất tích. Vậy trường hợp người bị hại được xác định là mất tích thì vấn đề người đại diện hợp pháp của họ được quy định và giải quyết như thế nào? Họ có được phép tham gia tố tụng và được thực hiện các quyền của người bị hại không? Thực tiễn giải quyết vụ án cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết không thống nhất với nhau. Chẳng hạn như trong vụ án mà bị cáo bị truy tố về tội mua bán phụ nữ, những người phụ nữ bị mua bán không có địa chỉ, họ cũng không có thư từ gì nhờ người khác bảo vệ quyền lợi của mình. Có ý kiến cho rằng, thân nhân của người phụ nữ bị mua bán này tham gia tố tụng không phải là người đại diện hợp pháp của người bị hại mà chỉ là nguyên đơn dân sự, nếu do việc người phụ nữ bị mua

bán mà người thân của họ phải mất thời gian và tiền bạc, công sức vào việc tìm kiếm… tức là có bị thiệt hại về vật chất và có yêu cầu bồi thường [42].

Nhưng có ý kiến cho rằng trong trường hợp người bị hại mất tích hoặc tuy chưa xác định là mất tích thì người thân thích của người bị hại tham gia tố

Một phần của tài liệu ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ (ÁP DỤNG TRONG THỰC TIỄN TỐ TỤNG HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 38 -38 )

×