Thuốc lợi tiểu

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị suy tim tại bệnh viện hữu nghị (Trang 25)

Cơ chế tác dụng

Thuốc lợi tiểu được sử dụng để giảm triệu chứng quá phù phổi và phù ngoại vi do thuốc làm tăng thải trừ Na và Cl thông qua ức chế tái hấp thu các ion này tại thận, từ đó kéo theo tăng đào thải nước tiểu, qua đó làm giảm khối lượng nước trong cơ thể, giảm khối lượng máu lưu hành, làm bớt lượng máu trở về tim và làm giảm thể tích cũng như áp lực cuối tâm trương của tâm thất, làm giảm tiền gánh, tạo điều kiện cho cơ tim đã suy yếu hoạt động được tốt hơn. Có 3 nhóm thuốc lợi tiểu được sử dụng: nhóm thuốc lợi tiểu quai, nhóm thiazid và nhóm kháng aldosteron [1, 3, 7, 8].

Thuốc lợi tiểu quai: vị trí tác dụng là nhánh lên quai Henle, ức chế hệ đồng vận chuyển Na+, K+, 2 Cl-. Ngoài tác dụng tăng thải Natri, chúng còn có tác dụng tăng dòng máu đến thận do tăng hoạt hóa prostaglandin PGE có tác dụng giãn mạch thận. Đây là nhóm thuốc lợi tiểu có tác dụng nhanh, mạnh, “trần cao” và có thể sử dụng cho bệnh nhân suy thận. Ngoài ra tiêm tĩnh mạch còn có tác dụng gây giãn mạch trực tiếp. Thuốc lợi tiểu thiazid: vị trí tác động là ống lượn xa, làm tăng bài tiết muối, tăng thải nước ra khỏi cơ thể. Thuốc lợi tiểu kháng aldosteron: tác động lên đoạn cuối ống lượn xa, ngoài tác dụng lợi tiểu, hiệu quả lâm sàng còn do tác dụng kháng aldosteron, đã được đề cập trong mục 1.3.1.4. [2, 7, 10]

Các khuyến cáo.

Hiệu quả của lợi tiểu trên tỉ lệ tử vong và tình trạng bệnh không được nghiên cứu trên bệnh nhân suy tim. Tuy nhiên, lợi tiểu làm giảm khó thở và phù nề và được khuyến cáo cho bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng của ứ máu bất chấp phân số tống máu. Lợi tiểu quai có tác dụng lợi tiểu mạnh và ngắn hơn thiazid. Thiazid có thể có tác dụng yếu hơn trên bệnh nhân giảm chức năng thận. Lợi tiểu quai được ưu tiên hơn thiazid trên bệnh nhân suy tim giảm phân số tống máu mặc dù chúng hiệp đồng tác dụng và kết hợp thuốc có thể được sử dụng tạm thời để điều trị phù nề. Thiazid chỉ nên được lựa chọn trên bệnh nhân có rất ít ứ dịch. Trường hợp nặng và có nguy cơ suy giảm chức năng thận, cần lựa chọn lợi tiểu quai. Phối hợp lợi tiểu

kháng giữ kali (kháng aldosteron) với các lợi tiểu mất kali để cân bằng kali máu [6, 14, 24, 29, 31].

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị suy tim tại bệnh viện hữu nghị (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)