NHO GIÁO VÀ CỘNG HÒA TRUNG HOA

Một phần của tài liệu Tài liệu Nho giáo đại cương (Trang 35)

Nho giáo không thuộc về “thế giới khác”; nó liên quan tới một truyền thống minh triết phát triển suốt 2.500 năm, góp phần xây dựng nên và tiềm tàng trong đức hạnh của con người. Do đó, nó kết hợp mật thiết với bối cảnh văn hóa trong đó nó phát triển và được tăng thêm sức mạnh nhờ thực tế Ngũ kinh Tứ thư, đặc biệt qua chú giải của Tống nho, được chính thức chấp nhận là sách giáo khoa tất yếu cho thanh thiếu niên và tài liệu cơ bản chuẩn bị thi cử cho các sĩ tử muốn tham chính.

Năm 1905, Trung Hoa bỏ khoa cử. Kế đó, cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 chấm dứt triều đại Thanh, thành lập chế độ Cộng hòa Trung Hoa, Nho giáo bị mất cơ sở chính trị và xã hội từng hỗ trợ nó, và ảnh hưởng hiện tiền của nó bị biến mất nhanh chóng. Lúc đó, người ta lẹ làng đồng hóa nó với chế độ phong kiến, đặc biệt sự kiện các khái niệm hiếu thảo và trung thành của nó đã củng cố các chế độ quân chủ cùng toàn bộ cung cách sống bị đánh giá là áp bức. Tuy thế, nhiều đặc tính đạo đức thấm nhuần qua hàng thế kỷ Nho giáo vẫn tiếp tục được cá nhân theo đuổi.

Mặt khác, Mạnh Tử từng quả quyết rằng phải đặt phúc lợi của người dân ở trước và cao hơn phúc lợi của kẻ cai trị, đồng thời dân chúng có quyền thay đổi kẻ cai trị nếu y tỏ ra là người không công chính. Ðặc điểm ấy trong các “lời thánh hiền” của Nho giáo được dùng để biện minh cho những đổi thay xã hội hồi đầu thế kỷ 20.

Tuy thế, khi chế độ cộng sản cầm quyền với việc bác bỏ toàn bộ tôn ti trật tự xã hội, triệt để thay thế hệ tư tưởng Nho giáo bằng một hệ tư tưởng độc quyền khác, đã đặt dấu chấm hết cho Nho giáo như một căn bản thao tác của xã hội.

Ðạo đức học Nho giáo, cách riêng liên quan tới tính chuyên cần và lòng trung thành với gia đình thân tộc có thể hỗ trợ cho các nền kinh tế thương mại và kỹ nghệ đang nổi lên ở Ðông Á. Nhưng đối với nhiều người, trong thời hiện đại, tiềm năng của Nho giáo chủ yếu liên quan tới phúc lợi của cá nhân trong một nền triết học khích lệ con người phải có thời gian tĩnh lặng, suy gẫm đạo đức, và lấy sự tu dưỡng bản thân làm điểm xuất phát cho mọi hành động của mình.

Ngày nay, đang có mối quan tâm mới mẻ tới Nho giáo, nhưng chủ yếu về phương diện bảo tồn văn hóa Trung Hoa và đương cự những tác động tiêu cực trong quá trình toàn cầu hóa, thời sơ khai. Ðặc biệt, người ta nhấn mạnh rằng dù Nho giáo là một triết học về cuộc đời hàm chứa các quan điểm chính trị, ngày nay những người còn theo nó không muốn quay trở lại trật tự xã hội xưa cũ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nho giáo đại cương (Trang 35)