Nguyên nho

Một phần của tài liệu Tài liệu Nho giáo đại cương (Trang 25)

VI. TÂN NHO GIÁO 1 Hán nho và Ðường nho

3. Nguyên nho

Vó ngựa Mông Cổ đạp đổ thành trì của Trung Hoa. Lần đầu tiên trong lịch sử, người Hán mất trọn vẹn chủ quyền. Suốt 90 năm, toàn đất nước Trung Hoa chịu sự thống trị của nhà Nguyên (1277- 1367) mà họ xem là một trong các rợ phương bắc.

Người Mông Cổ cai trị Trung Hoa theo chính sách hà khắc, chia để trị và cực kỳ tàn nhẫn. Thế rồi vua quan nhà Nguyên càng ngày càng bị Hán hóa. Năm 1313, vua Thần Tông hạ chiếu qui định Ngũ kinh Tứ thư là sách chính dùng cho khoa cử và sĩ tử phải theo đúng lời chú thích của Chu Hi. Có lẽ sự kiện ấy góp phần củng cố

ảnh hưởng của Tống nho, khiến cho Tống nho được xem là đại biểu độc nhất của Nho giáo, một vai trò chưa hẳn đã nằm trong ý nguyện của những người khai sáng và tập đại thành nó.

Tình trạng độc tôn của Tống nho tiếp tục kéo dài tình trạng từ chương và suy đồi do khoa cử mang lại, kéo dài qua các đời Nguyên Minh Thanh cho tới ngày Trung Hoa hủy bỏ chế độ khoa cử năm 1905. Trần Trọng Kim tổng luận về Nguyên nho như sau: “Nho giáo trong đời nhà Nguyên tuy so với các đời trước thì không bằng, nhưng cũng có cái vẻ thịnh đạt. Những học giả như Triệu Phục, Hứa Hành và Hứa Khiêm đều là người có đức hạnh rất xứng đáng, đủ làm tiêu biểu cho nhân vật trong một thời. Song cái học của Nguyên nho chỉ bó buộc trong phạm vi Trình Chu mà thôi, vì rằng ai cũng cho Nho học đến đó là cùng cực rồi. Kết quả thành ra là ngoài sự học để giữ lấy cái danh tiết cho trong sạch, thì không ai phát triển ra được điều gì cao minh hơn nữa”.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nho giáo đại cương (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w