Tỉnh Sơn La với đặc trưng là một tỉnh miền núi với diện tích lớn (rộng thứ 3 cả nước) dân cư phân tán và hệ thống giao thông cơ sở còn kém nên việc tiếp cận khách hàng của cán bộ thẩm định rất khó khăn
Trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ mù chữ vẫn còn cùng với nếp kinh doanh lạc hậu, hầu như các hộ vay vốn đều không thể tự xây dựng được phương án kinh doanh hợp lý gây ra khó khăn rất lớn cho cán bộ tín dụng khi thẩm định, tư vấn cho khách hàng. Cán bộ thẩm định phải hướng dẫn khách hàng rất chi tiết để có một phương án kinh doanh hoàn chỉnh. Tuy nhiên kiến thức ngoài ngành về kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn của cán bộ thẩm định còn kém dẫn đến việc sai sót là không thể tránh khỏi làm giảm chất lượng thẩm định của Ngân hàng
Trình độ chuyên môn của cán bộ thẩm định còn chưa cao cùng với việc phải phụ trách nhiều nhóm khách hàng với những ngành nghề kinh doanh đa dạng và phức tạp gây ra nhiều sai sót trong quá trình thẩm định
Điều kiện cơ sở vật chất của Ngân hàng còn kém. Hệ thống máy tính, phòng làm việc đã dần xuống cấp, hệ thống mạng nội bộ thường xuyên bị nghẽn, cán bộ thẩm định chưa được hỗ trợ khi tiếp xúc khách hàng ở những khu vực xa xôi, hẻo lánh gây khó khăn rất lớn đối với công tác thẩm định
Hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình chịu tác động rất lớn bởi các yếu tố : sự thay đổi chính sách, thời tiết, thông tin về giá nông sản (thường là không đầy đủ và chính xác)... Đây chính là khó khăn lớn cho ngân hàng khi thẩm định bởi vì chỉ cần một thay đổi nhỏ của các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của các hộ và làm cho kết quả thẩm định là không hợp lý.
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY VỐN TẠI CHI NHÁNH