Đổi mới và tăng cường công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sán dìu ở tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 79)

2.4.3. Đổi mới và tăng cường công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc Sán Dìu dân tộc Sán Dìu

Đội ngũ cán bộ trong đó, cán bộ làm công tác quản lý văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đến hiệu quả công việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong đó có văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu. Việc đào tạo cán bộ quản lý văn hóa à một yêu cầu cấp bách ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu cần phải tuyển chọn những cán bộ có trình độ, nănglực được đào tạo chính quy, có thời gian thử việc. Bồi dưỡng trọng tâm, trọng điểm, đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số phải có chương trình cụ thể, đào tạo quy củ, để có những hiểu biết đúng đắn và có năng lực thực sự trong công tác làng, bản.

Với đội ngũ cán bộ văn hóa, các ghệ nhân dân gian người dân tộc thiểu số, có chế độ thỏa đáng về lương, phụ cấp, nhà ở, chế độ nghỉ hưu, khen thưởng,…Có kế hoạch đào tạo, tạo nguồn cho cán bộ các xã vùng dân tộc đặc biệt khó khăn.

Kết luận chương 2

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, ở từng địa phương nơi có đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống là rất cần thiết và quan trọng để kế thừa phát huy các giá trị văn hóa chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, có nhiều luông văn hóa mới du nhập làm cho bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc đang có nguy cơ phai nhạt. Đánh giá tình hình và thực trạng Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chương trình chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ nanag cao đời sống cho đồng bào dân tộc ít người như: chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa gia đình năm 2001 – 2010, đề án chính sách phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội được thực hiện đối với đồng bào dân tộc thiểu số như: Chương trình 135, Quyết định 134, Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã, thôn bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn,...

Kiện toàn bộ máy tổ chức, thực hiện làm công tác dân tộc và công tác văn hóa các cấp đã được kiện toàn và củng cố. Hàng năm, Ban Dân tộc đều có các chương trình phối hợp tuyên truyền về công tác dân tộc đối với đồng bào dân tộc thiểu số về việc phát triển và giữ gìn nét đẹp văn hóa đối với các dân tộc thiểu số. Qua nhiều năm thực hiện chính sách văn hóa đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt được những thành tựu nhất định. Các chương trình mục tiêu quốc gia đã góp phần quan trọng làm nâng cao được văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. trong đó có văn hóa đồng bào dân tộc Sán Dìu.

C. KẾT LUẬN

Văn hóa là tổng hòa những giá trị vật chất và tinh thần, do những hoạt động của con người sáng tạo ra. Lịch sử nhân loại đã chứng minh văn hóa chính là cơ sở, nền tảng cho mọi sự phát triển. Văn hóa là cái thể hiện trình độ người, là kết tinh sức mạnh bản chất sáng tạo của loài người. Mặc dù văn hóa được hinh thành và phản ánh tồn tại xã hội nhưng cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, nó có sự tác động to lớn đối với tồn tại xã hội. Nó trở thành năng lực nội sinh quy định sự bảo tồn và phát triển tương lại của một dân tộc.

Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử phát triển. Những giá trị văn hóa trong đời sống của người Việt có phần phong phú và đa dạng. Xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho quá trình phát triển. Việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển những giá trị của văn hóa truyền thống trong công cuộc xây dựng nền văn hóa mới hiện nay là vấn đề quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn Hội nhập quốc tế. Việc phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống không chỉ để khẳng định sức mạnh văn hóa của dân tộc mình mà còn khẳng định bản lĩnh tham gia vào quá trình Hội nhập, chủ động tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hóa của nhân loại để làm phong phú thêm bản sắc của mình vì đây là quy luật của sự phát triển văn hóa.

Trong điều kiện Hội nhập quốc tế ngày nay dân tộc Việt Nam càng cần phải ý thức được và chủ động phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình trong việc xây dựng đời sống văn hóa đòi hỏi phải tổng hợpp sức mạnh của

văn hóa truyền thống với nhũng giá trị của thời đại xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc vì mục tiêu của sự phát triển đất nước

Dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và ở Việt Nam nói chung một dân tộc đã có văn hóa phong phú, độc đáo và có nét đặc sắc riêng , do vậy việc giữ gìn và pahst huy bản sắc văn hóa dân tộc xây dựng đời sống tinht hần cho đồng bào dân tộc Sán Dìu trở nên cần thiết trong điều kiện hiện nay, nhằm phát huy tốt những giá trị truyền thống dân tộc, phát huy sưc mạnh vốn có bao đời nay, góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc. tuy nhiên chúng ta không thể kế thừa hoàn toàn những gía trị tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu. Bởi trong quá trình phát triển đất nước có những nét văn hóa đã tỏ ra lỗi thời và không còn phù hợp thậm chí còn gây cản trở cho sự phát triển của dân tộc nói riêng và của tỉnh nói chung. Bởi vậy, chúng ta chỉ kế thừa những nét văn hóa nào có giá trị tiến bộ mà dưới sự tác động của kinh tế thị trường nó đang bị mai một dần về các giá trị vật chất và tinh thần.

Việc bảo tồn và phát huy các gái trị văn hóa dân tộc Sán Dìu ở Tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay cần phải có những phương hướng và giải pháp cụ thể, các giải pháp có ý nghĩa phương pháp luận nhằm thực hiện một cách có hiệu quả,vấn đề quan trọng hàng đầu được đạt ra là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước cải thiện cơ sở vật chất và đời sống xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh trong đó có dân tộc Sán Dìu. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí cho đồn bào các dân tộc ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Như vậy, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là bảo tồn tính phong phú

và sự đa dạng dân tộc Việt Nam nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng, trong thời kỳ hội nhập để không đánh mất mình, cần phải bảo tồn và phát huy những giá trị dân tộc , nhằm xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, tạo điều kiện nâng cao vị thế của nước nhà. Tiến tới xây dựng một Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng,dân chủ,văn minh”.

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sán dìu ở tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 79)