Thực trạng

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sán dìu ở tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 64)

2.2.1.1. Thành tựu

Bản sắc văn hóa dân tộc là nếp sống của cả cộng đồng. Trong nếp sống có cốt lõi tinh túy cần được bảo tồn và phát huy nhưng cũng có những điểm yếu, lỗi thời

cần phải loại bỏ. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là phát huy truyền thống tốt đẹp trong nếp sống, là sự lựa chọn có ý thức để kế thừa các truyền thống đó. Điều này được biểu hiện rõ thông qua việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người Sán Dìu

Văn hóa vật chất là những lĩnh vực quan trọng trong văn hóa tộc người Sán Dìu

ở Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, giá trị đó được thể hiện thông qua công cụ lao động, nhà ở, trang phục, ăn uống...

Đối với phương thức canh tác, thực hiện chương trình phát triển kinh tế của tỉnh đề ra, đồng bào đã triển khai thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng năng xuất và hiệu quả kinh tế cao, trong những năm gần đây, bà con dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện phát triển mô hình kinh tế theo hướng đa canh, xen canh tăng vụ, kết hợp với hệ sinh thái VAC ngày càng phù hợp có hiệu quả, góp mặt vào một số cơ sở kinh doanh nông, lâm thủy sản, đặc biệt đối với các huyện như Tam Đảo, Ngọc Thanh (thị xã Phúc Yên), thực hiện trồng rừng phát triển hệ sinh thái cho bà con, mặt khác góp phần tạo nên cảnh quan du lịch của tỉnh.

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình, nhằm khắc sâu những giá trị truyền thống văn hóa mà cha ông để lại, những thành viên của đồng bào đã chung tay góp sức xây dựng một nền văn hóa của dân tộc mình ngày càng có sức lan tỏa

Trong phương thức canh tác, áp dụng những yếu tố kỹ thuật mới trong sản xuất, làm thay đổi một số thành tố trong công cụ sản sản xuất truyền thống của người Sán Dìu. Trước đây, con dao, cái cày, bừa bằng gỗ hoặc tre, và liềm luôn gắn liền với hoạt động sản xuất, thậm chí cái cày còn đi vào đời sống tâm linh, con dao còn trở thành bùa hộ mệnh mỗi khi bà con ra khỏi nhà, hoặc lên rừng. Ngày nay người Sán Dìu không còn sử dụng những công cụ lao động bằng gỗ tre mà thay vào đó là bằng đồ sắt giống với người Kinh mà vẫn đặt năng xuất và hiệu quả cao, người Sán Dìu bắt đầu làm quen với công cụ sản xuất cải tiến theo hướng mới vào những năm 1999 hầu hết các huyện trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nơi có bà con đồng bào người Sán Dìu sinh sống đã đưa máy tuốt lúa vào sản xuất, thay cho việc sử dụng dập lúa bằng sức của con gia súc. Máy sát lúa, ngô, máy bơm nước,... dần dần đi vào đời sống sinh hoạt của đồng bào.

Trong những năm gần đây, đất nước ta đã có nhiều biến đổi về tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội, thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc tạo điều kiện

rút ngắn khoảng cách miền ngược và miền xuôi về mọi mặt bước đầu đã thu được kết quả, đặc biệt thông qua chương trình 135 đối với các xã dân tộc vùng cao vùng đặc biệt khó khăn, thực hiện xóa đói giảm nghèo được tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thành các giai đoạn khác nhau.

Sự biến đổi trong hoạt động kinh tế, đã tác động trực tiếp đến tập quán ăn uống của người Sán Dìu, cả trong cơ cấu lương thực thực phẩm, cũng như thời gian chuẩn bị và thời điểm tôt chức bữa ăn. Người Sán Dìu ngày nay tiếp cận những giống lúa mới có năng suất cao và thay thế cơm trộn ngô, khoai, sắn bằng cơm tẻ trong bữa ăn hàng ngày. Món Cháo loãng ăn với cà pháo hoặc ghém, phổ biến với người Sán Dìu, ngày nay ẩm thực đó vẫn được giữ gìn nhưng đã thêm vào đó là ăn kèm một số món ăn khác và chế biến cầu kỳ hơn. Có thể nói, món bánh chưng gù (chổng) và bánh tro (voi slui chổng) luôn được đồng bào gìn giữ vào mỗi dịp tết, đây là món bánh không thể thiếu trong phong tục của đồng bào.

Cách uống rượu và mời rượu cũng là nét văn hóa độc đáo. Người Sán Dìu uống rượu vào các bữa ăn hoặc khách đến nhà và dịp hát “sọong cô” đối đáp giao duyên. Ngày nay, cách thức uống rượu đã có sự thay đổi, uống vào những dịp hội hè, khách đến nhà thay bằng mời rượu là mời nước.

Ngày nay, gần như tập quán ăn uống của đồng bào đã biến đổi, tiếp thu từ người Kinh.

Người Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc vẫn sống thành từng làng xóm nhỏ, với khoảng từ 200 đến 300 hộ, không có già làng như trước đây, mà chỉ có trưởng thôn, mọi việc lớn nhỏ trong làng đều nhờ đến trưởng thôn. Tuy vậy, trong hững năm gần đây ở một số huyện bên cạnh người Sán Dìu thì cũng có sự đan xen của người Kinh. Điều này diễn ra là do trai gái kết hôn, và sự di chuyển công tác nơi làm việc, mà trong xóm làng của người Sán Dìu đang sinh sống cũng xuất hiện một vài hộ là người Kinh. Đường làng trước đây là đường đất, từ khi thực hiện chương trình 135 của chính phủ và chính sách xóa đói giảm nghèo, Tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai sâu rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn, những xã đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn đến nay, đường làng đã được đổ bê tông, đường lên các tuyến huyện cơ bản được mở rộng và hoàn thiện. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của các phương tiện.

Đối với nhà ở, người Sán Dìu ở nhà đất, lợp mái tranh, nhưng sống xen kẽ với

phú với các gian phòng riêng, cho mỗi thành viên trong gia đình, sử dụng vật liệu làm nhà chắc chắn hơn. Tuy nhiên, đồng bào vẫn giữ được nét đặc trưng riêng trong cách bố trí nội thất trong gia đình mang đậm nét văn hóa của tộc người Sán Dìu.

Về trang phục, có thể nói đây là đặc trưng riêng của mỗi dân tộc, ngày nay cách

thức ăn mặc của người Sán Dìu đã có sự biến đổi rõ rệt, trang phục truyền thống chỉ sử dụng vào các dịp lễ hội của đồng bào, ngày thường, người Sán Dìu tiếp biến cách thức ăn mặc của người Kinh. Nhưng không có nghĩa là họ bỏ hoàn toàn trang phục tryền thống. Ở tỉnh Vĩnh Phúc trang phục của người Sán Dìu được gìn giữ từ đời này qua đời khác, thực hiện chính sách phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước, tỉnh luôn chú trọng đến gìn giữ lại những bản sắc của đồng bào. Vì vậy, mỗi thành viên đồng bào người Sán Dìu đều có ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa của mình và luôn tự hào với giá trị văn hóa ông cha để lại. Ở các thôn bản trên địa bàn tỉnh mỗi gia đình, đều luôn ý thức nềm tự hào dân tộc truyền lại cho con cháu cách thức thêu dệt về trang phục truyền thống: “Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc là những thành phần dân tộc có trang phục truyền thống rất đơn giản về cách may, màu sắc trang trí và kiểu loại”. Nhất là đối với bộ trang phục của nữ giới, khác với các dân tộc khác đây là bộ y phục hết sức đặc sắc không có nhiều hoa văn như trang phục của người H’mông, Dao,Tày,... trang phục vẫn giữ lại nét độc đáo với áo, váy và khăn đội đội đầu màu đen, xà cạp và yếm màu trắng với kiểu váy không khâu kín lại mà tách ra làm hai mảnh, khi mặc cuốn xung quanh người vẫn được sử dụng hiện nay. Khác với trước đây, ngày nay người Sán Dìu không sử dụng kiểu vấn khăn bằng hình thức cuốn tóc cùng với những mảnh vải cuộn vào nhau rùi đội khăn lên đầu như trước, thay vào đó, tiếp thu cách thức đội khăn như người Việt. Trang phục của Nam giới cũng có sự thay đổi giống với người Kinh, nhưng đến ngày lễ hội trang phục truyền thống vẫn được sử dụng.

Cùng với xu thế phát triển chung, tác động của toàn cầu hóa, xu thế đó đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế mà còn du nhập và trong văn hóa cách thức ăn mặc. Có thể nói rằng, để hướng tới nguyện vọng chính đáng của sự phát triển mỗi xã hội, những giá trị độc đáo, nét đặc trưng cho một tộc người nào đó cũng là một trong những điểm mạnh cần phải phát huy, bởi những giá trị văn hóa đó là minh chứng cho bản lĩnh trường tồn của mỗi dân tộc.

Về các giá trị văn hóa tinh thần, bước vào cơ chế thị trường đưa đến sự thay đổi

trong lĩnh vực văn hóa vật chất kéo theo sự biến đổi trong văn hóa tinh thần. Trong quá trình ấy, một số loại hình văn hóa truyền thống như: các hình thức tín ngưỡng dân gian,...được đồng bào rất quan tâm tất cả nhờ vào chính chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện Nghị quyết Trung ương V khóa VIII, Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc triển khai rộng đến đồng bào các dân tộc trong toàn tỉnh. Các giá trị văn hóa của người Sán Dìu trong tỉnh được chú trọng và quan tâm lưu giữ.

Ngôn ngữ - văn tự, một trong những di sản quan trọng của người Sán Dìu hiện

nay đang có nguy cơ bị mai một, và mất hẳn. sau khi đất nước được thống nhất, hầu hết các thành viên đến độ tuổi đi học, chỉ chú tâm vào tiếng Việt, bỏ qua chữ viết riêng của dân tộc mình, không ai kế tục chữ viết cổ.

Người Sán Dìu vốn di cư từ Trung Quốc sang, vì vậy chữ viết ngôn ngữ chịu ảnh hưởng sâu sắc văn minh chữ Hán. Tuy nhiên, khi sang Việt Nam, người Sán Dìu đã sáng tạo ra một số từ tạo thành nét chữ của dân tộc mình. Những người già luôn chú ý đến dạy chữ viết cho tầng lớp thanh niên hiện nay, ngoài công việc và học vấn, vào những ngày nghỉ thanh niên thường được những người cao tuổi truỳn thụ lại chữ viết. Điều này cho thấy tính tích cực trong việc giữ gìn các giá trị của dân tộc đã được xây dựng từ bao đời nay.

Thực tế ở các huyện trong địa bàn tỉnh, đồng bào người Sán Dìu có con trai, cứ 10 gia đình sẽ có năm gia đình cho một người con trai theo học chữ Hán (thôc slay hu si). Cụ thể ở Thôn Đồng Pheo, Xã Yên Dương, Huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Gia

đình ông Hoàng Ngọc Yên tính đến nay đã 10 đời theo học chữ Hán, đời thứ 5 là Hoàng Ngọc Yên sinh được 5 người con, trong đó có 3 người con gái và 2 người con trai, đời thứ 9 là Hoàng Văn Sơn và Hoàng Văn Chân (con trai) cả hai đều theo học chữ Hán. Đời thứ 7 là Hoàng Văn Hải và Hoàng Văn Bốn cũng đã kế tục việc học chữ của dòng họ. Có một điểm đáng lưu ý, do ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo “Trọng nam khinh nữ” con gái không được theo học chữ Hán, việc kế tục chỉ dành cho nam giới.

Bên cạnh đó, đồng bào còn chú ý dạy cho con cháu biết nói tiếng dân tộc, để nhớ đến cội nguồn của mình. Các gia đình có trẻ nhỏ, thường dạy cho con cháu của mình tiếng dân tộc, bằng nhiều hình thức khác nhau như hát ru bằng tiếng Sán Dìu, và dạy cho trẻ em hát tiếng dân tộc. Ngoài việc đi làm và đi học sử dụng tiếng Việt,

khi về đến các làng bản, người Sán Dìu sử dụng ngôn ngữ của mình trong giao tiếp sinh hoạt và lao động sản xuất. Cùng với ngôn ngữ và chữ viết, trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, Thơ văn cổ của người Sán Dìu đã bị thất lạc và mất đi rất nhiều. Trong suốt những năm đầu của thế kỷ XXI đã có nhiều hội viên nghiên cứu về dân tộc đã sưu tầm lại những câu chuyện, thơ ca của người Sán Dìu. Tuy nhiên, với những đầu sách ghi chép về thơ ca, truyện cổ bằng chữ Nho còn rất ít, chủ yếu là nghe những người lớn tuổi kể lại, dưới sự ghi chép bằng tiếng Việt. Hiện nay, có nhiều tạp chí, sách có ghi chép lại văn học dân gian của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, như cuốn csách “Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc” của tác giả Lâm Quang Hùng, “Kinh Sách Dạy Con” của tác giả Ôn Thái Trần và “Người Dân Đường” của Ôn Quang Thiên,...

Về các loại hình nghệ thuật dân gian, thơ ca khá phong phú trước đây ngày nay

được những người cao tuổi và trung niên lưu giữ lại và truyền thụ cho thế hệ trẻ, nhất là hát đối đáp giao duyên

Có thể nói, hát đối đáp giao duyên hay hát “sọong cô” là một loại hình dân ca của người Sán Dìu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người Sán Dìu học hát chủ yếu bằng truyền miệng. Ông Hoàng Văn Thu một trong những thành viên của câu lạc bộ hát “sọong cô” ở (xã Đạo Trù ,huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc)cho biết: Hát “sọong cô” ngày nay rất được chú trọng, hát vào dịp ngày 15 hàng tháng, mỗi lúc rảnh rỗi các hội viên lại tụ tập hát đối đáp giao duyên, hát vào các dịp buổi tối. Họ hát bất cứ lúc nào, trong các dịp lễ cưới hỏi, lao động sản xuất, đêm đêm trai gái tụ tập ở nhà các người già biết hát để học hát bằng truyền miệng, ngày nay hầu hết tục hát. Ngày nay, hầu hết trai gái không còn tụ tập hát như vậy nữa, mà chủ yếu là những người trung niên mới tụ tập hát, người Sán Dìu không chỉ hát đối đáp ở trong làng với nhau mà còn tổ chức sang các làng, tỉnh khác nơi có người Sán Dìu sinh sống. Theo thống kê số liệu từ năm 2012 đến năm 2014 trung bình mỗi năm tỉnh Vĩnh Phúc đón 2 đoàn giao lưu hát “Sọong cô” từ tỉnh khác sang và cũng như vậy sẽ có 2 đoàn của tỉnh sang giao lưu với các tỉnh khác. Hát “sọong cô” không chỉ là một hình thức giải trí, phản ánh hình thức sinh hoạt, trong lao động sản xuất, mà còn là cơ hội để các đôi trai gái tìm hiểu nhau Để bảo tồn giá trị thơ ca của dân tộc mình, vào ngày 15 hàng tháng ở các thôn bản đều tổ chức câu

lạc bộ hát “sọong cô” nhằm gìn giữ lại câu hát của ông cha để lại, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc.

Đời sống tín ngưỡng tôn giáo của người Sán Dìu, nhìn chung diện mạo đời

sống tín ngưỡng tôn giáo cũng đang có xu hướng biến đổi mạnh mẽ, do những tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa kinh tế. Mặc dù, có sự biến đổi nhưng không phải là mất đi hoàn toàn, mà sự biến đổi đó phù hợp với xu thế của thời đại. Trong tiến trình phát triển, người Sán Dìu đã xóa bỏ dần những hủ tục lạc hậu không phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế thị trường và thay vào đó là duy trì, bảo tồn và tiếp thu những giá trị văn hóa mới mà vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc mình. Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và thờ Thành Hoàng làng vẫn được duy trì và bảo tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác, để thực hiện được điều này, nhờ vào chính sách văn hóa của của Tỉnh đưa ra kêu gọi sự nỗ lực tham gia đông đảo của đồng bào. Ngoài ra, Điều đáng lưu tâm hơn cả là đối với người Sán Dìu họ không tiếp thu tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc khác, mà họ luôn giữ gìn và phát huy phong tục của mình. Đời sống tâm linh của đồng bào còn gắn với các nghi lễ, phong tục tập quán, lễ hội: lễ tết, mừng cơm mới. Một số tín ngưỡng của người Sán Dìu như thờ cúng tổ tiên và một số ngày tết gần với người Việt ví dụ: Thờ Quốc Mẫu Tây – Thiên, tết Nguyên Đán, tết Thanh Minh, Đoan Ngọ. Tuy nhiên, cách thức tổ

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sán dìu ở tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 64)