Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sán dìu ở tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 73)

* Về điều kiện kinh tế - xã hội

Vĩnh Phúc là một tỉnh vừa có đồng bằng và trung du, nằm ở phía bắc của thủ đô. Với tổng diện tích là 1.370.73 k m2

. Cùng với khu vực đồng bằng rộng lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước, bên cạnh đó còn có miền trung du với tài nguyên rừng vô cùng phong phú, như vườn Quốc gia Tam Đảo, và khu du lịch sinh thái Hồ Đại Lải,.. đây là những tiềm năng lớn cho sự phát triển du lịch và dịch vụ của tỉnh. Vĩnh Phúc là vùng đất giàu tiềm năng về sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch, là chỗ dựa vững chắc cho đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc trong đó có người Sán Dìu và đó cũng là cơ sở cho việc hình thành đời sống văn hóa tinh thần của họ.

Cũng giống như các khu vực trong cả nước, trên địa bàn Vĩnh Phúc có sự đan xen của nhiều dân tộc Kinh với dân tộc thiểu số. Do vậy, làm thay đổi nếp sống văn hóa của nhiều dân tộc ít người trong đó dân tộc Sán Dìu. Quá trình này cũng đã tạo ra không gian sinh tồn và không gian văn hóa có nguy cơ bị mai một và tàn phá. Từ đó phá vỡ đi văn hóa bán sơn địa của đồng bào người Sán Dìu, tạo điều kiện cho sự xuất hiện cho sự phát triển các giá trị văn hóa của các tộc người khác. Mặc dù, các dân tộc sống cạnh nhau có điều kiện giao lưu về nhiều mặt trong đó có văn hóa tinh thần, nhưng đó cũng là nguy cơ dẫn đến sự đồng hóa tự nhiên ngày một rõ nét, người Sán Dìu sẽ ngày một mất đi nét văn hóa của mình.

Ngoài ra, xu thế toàn cầu hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chuyển đổi những giá trị làm mai một dần bản sắc văn hóa của đồng bào người Sán Dìu. Ngày nay, khi không gian văn hóa ngày càng được mở rộng và tăng cường các

giá trị văn hóa được truyền tải qua phương tiện thông tin đại chúng phần nào đáp ứng các nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân, nhưng cũng gây ảnh hưởng, tác động không nhỏ tới đời sống văn hóa của cộng đồng tộc người Sán Dìu. Hơn nữa quá trình đô thị hóa đã làm cho một số bản làng của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc có sự thay đổi theo.

*Về trình độ dân trí:

Cư trú ở vùng bán sơn địa từ rất sớm, tộc người Sán Dìu luôn trông cậy vào mảnh ruộng và nương, soi bãi, bên cạnh đó do lực lượng sản xuất còn thấp cụ thể là phương tiện kỹ thuật lao động còn thấp kém và chưa phát triển, kinh tế tự cấp tự túc là chủ yếu. Do vậy, trong lao động sản xuất thuần túy là kinh nghiệm và được truyền từ đời này sang đời khác. Gia đình là môi trường là nhà trường của cá thể, thế hệ trước là thầy của thế hệ sau. Ngay từ nhỏ trẻ đã theo cha mẹ lên nương làm rẫy, làm đồng. .. cuộc sống của họ gắn với những chuỗi ngày lao động miệt mài để có cái ăn chủ yếu dựa vào lao đông chân tay, thuần túy. Chính điều đó làm cho họ có thói quen lười suy nghĩ, ít tư duy, không chịu khó tìm tòi những kiến thức mới, bằng lòng với cuộc sống. Hơn nữa ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến “trọng nam khinh nữ” do vậy lại càng hạn chế việc nâng cao dân trí.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho vùng các dân tộc thiểu số sinh sống. Bằng nhiều hình thức như nâng cao cớ sở vật chất hạ tầng, xây dựng đường xá, cho vay vốn với lãi suất thấp để đồng bào làm ăn kinh tế. Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách nâng cao dân trí cho con em vùng đồng bào các dân tộc thiểu sô, xây dựng trường học như: Trường Dân tộc nội trú, tính đến năm 2014 toàn tỉnh có 2 trường trung học cơ sở Dân tộc Nội trú, và một trường Phổ thông Dân tộc Nội trú nhằm đào tạo cho con em các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chính sách phát triển giáo dục, là chính sách hỗ trợ đặc biệt, xóa mù chữ, tạo điều kiện cho con em dân tộc Sán Dìu có điều kiện đến trường, nâng cao trình độ. Hiện nay, có rất nhiều con em đồng bào người Sán Dìu đã có trình độ Đại học Cao đẳng,thực hiện Nghị định về chế độ cử tuyển nâng cao dân trí, Đảng Bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai đến bản làng kêu gọi em các dân tộc tham gia và có chính sách trợ cấp cho con em dân tộc thuộc vùng đặc biệt khó khăn, đánh dấu bước đầu nâng cao dân trí, nhờ đó mà đã nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, thay đổi thói quen lối suy

nghĩ lạc hậu, và tư tưởng trọng nam khinh nữ, bảo thủ lạc hậu, tất cả con em đến độ tuổi đi học đều được gia đình cho đến trường. Song trên thực tế hiện nay vẫn còn tình trạng những gia đình khó khăn, buộc con phải thôi học, ở nhà giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế.

Ở các xã cách xa khu trung tâm trong địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, học sinh ngại đến trường, ngại học vẫn còn phổ biến. Có khi đang học thì bỏ dở việc học, đi làm thêm phụ giúp gia đình...Nhìn chung trình độ dân trí đồng bào các dân tộc còn thấp, trong đó có người Sán Dìu còn thấp so với người Kinh. Bên cạnh đó, chất lượng đội ngũ cán bộ người dân tộc Sán Dìu tham gia vào công tác cơ sở còn nhiều bất cập về trình độ học vấn., trình độ chuyên môn, khả năng nhạy bén về thông tin chưa cập nhật nhanh và nhạy để theo kịp với yêu cầu của công cuộc đổi mới.

*Về công tác tổ chức quản lý:

Do sự nhận thức của nhiều cán bộ lãnh đạo ở các cấp còn nhiều khuyết điểm và lệch lạc, chưa nhận thức rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và của Vĩnh Phúc nói riêng dẫn đến việc xem nhẹ lĩnh vực văn hóa. Hàng năm có nhiều chương trình đầu tư cho văn hóa, tuy nhiên chưa có kế hoạch cụ thể và thích đáng cho các hoạt động liên quan đến văn hóa. Hơn nữa còn xuất hiện tệ tham nhũng ở một bộ phận những người lãnh đạo, làm cho sự phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa gặp nhiều khó khăn.

Điều đáng quan tâm, do chưa nhận thức đầy đủ giá tị tư tưởng của văn hóa truyền thống, xem nhẹ những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số, có thái độ nôn nóng trong việc cải tạo văn hóa truyền thống trong bối cảnh đất nước đang trong thời kỳ hội nhập và kinh tế thị trường nhiều yếu tố văn hóa nước ngoài đang có xu hướng du nhập mà không có chiến lược mới, sự tiếp thu của thế hệ trẻ nhạy bén với các luồng văn hóa mới mà không có chọn lọc, nhất là sự bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay, lối sống thực dụng càng khiến cho giới trẻ chạy theo lối sống đồng tiền và không quan tâm đến giá trị văn hóa dân tộc. Dẫn tới tình trạng cái cũ lạc hậu chưa được xóa bỏ đã tiếp thu ngay cái mới vào, khiến cho việc cái mới không thâm nhập nổi, mà ngược lại cái cũ bị biến thành những hủ tục, cản trở sự phát triển. Điều này thể hiện rõ như: sao chép lối sống, mô hình của người Kinh, từ nhà ở, trang phục, sinh hoạt, thậm chí cả một số tín ngưỡng tôn giáo,... Hầu hết

thanh niên người Sán Dì hiện nay không biết hát những làn điệu dân ca của dân tộc mình mà thay vào đó lại tiếp thu nhanh chóng những dòng nhạc thị trường.

Việc đầu tư cho sưu tầm, kiểm kê, bảo vệ và phổ biến các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số chưa có hệ thống, từ đó dẫn tới mơ hồ trong sự chỉ đạo đánh giá các giá trị văn hóa. Do chưa được cụ thể trong sự chỉ đạo đánh giá các giá trị văn hóa: cái nào cần được bảo vệ cái nào cần được giữ gìn, kế thừa? Cái nào cần hạn chế xóa bỏ dẫn đến bị động chưa phát huy được vai trò của giao lưu văn hóa để thúc đẩy sự phát triển của văn hóa xã hội, nhiều các hoạt động giao lưu văn hóa còn mang nặng tính hình thức, phong trào.

Ngoài ra, giữ gìn ngôn ngữ chưa thực sự chú trọng, do đó vẫn coi tiếng Việt là quốc ngữ chung.

Quá trình đổi mới có nhiều biến động phức tạp, do sự tác động của kinh tế thi trường và toàn cầu hóa kinh tế. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.

2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóadân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sán dìu ở tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 73)