Phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện nâng cao hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sán dìu ở tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 76)

hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triên kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, và toàn bộ chính quyền nhân dân ở tỉnh Vĩnh Phúc.

Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Vĩnh Phúc là một quá trình khó khăn và lâu dài, nó không thể là sản phẩm chủ quan duy ý chí mà trước hết là phải phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Những năm đầu tỉnh mới thiết lập, kinh tế Vĩnh phúc còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng đói nghèo chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu thống kê tổng hợp từ báo cáo tổng kết công tác xóa đói giảm nghèo

Giai đoạn 2001-2005 của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc:Cuối năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh là (26.531 hộ) , chiếm 10,91% , thì đến cuối năm 2004 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 6,6% (tương đương 15.102 hộ

Tính đến nay, chính sách xóa đói giảm nghèo cơ bản đã hoàn thành, nhằm thực hiện mục tiêu đưa Vĩnh Phúc thoát khỏi tình trạng khó khăn và trở thành một tỉnh trọng điểm kinh tế bắc bộ. Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo theo Nghị định của chính phủ, Vĩnh Phúc đã triển khai chương trình 135 giai đoạn II đã đạt được nhiề thành tựu quan trọng và có hiệu quả, với chương trình này, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm ở các xã vùng đặc biệt khó khăn nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. và chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, vay vốn, thực nhiện xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống đáng kể.

Để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào người Sán Dìu. Nhà nước cần có chính sách đầu tư và quản lý tốt hơn nữa để xy dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, hỗ trợ kỹ thuật và giống cây trồng, vật nuôi cho đồng bào phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Tăng cường cán bộ nhất là cán bộ biết tiếng dân tộc Sán Dìu đến từng bản làng của đồng bào hướng dẫn một cách cụ thể, tránh chỉ đạo chung chung. Bên cạnh đó, nên lồng ghép nội dung tuyên truyền mục tiêu các hoạt động kinh tế - xã hội kết hợp phát triển văn hóa đến đồng bào người Sán Dìu.

2.3.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa lịch sử, văn hóa truyền thống,nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc hiện nay

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sán dìu ở tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 76)