Tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sán dìu ở tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 57)

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu

2.1.1.1. Tác động của kinh tế thị trường

Phát triển kinh tế xét đến cùng quyết định sự hình thành và biến đổi bản sắc văn hóa dân tộc. Mác nói: con người “muốn sống được thì trước hết cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa” [2,tr.40]. Quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động lao động của con người không ngừng phát triển năng lực thực tiễn của mình. Điều này cho thấy kinh tế có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị do con người tạo ra. Là một trong những nội dung quan trọng của kiến trúc thượng tầng. Văn hóa không đứng ngoài kinh tế đổi mới kinh tế tác động mạnh mẽ đến văn hóa nhất là các giá trị văn hóa dân tộc. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường hiện nay, vừa tác động tích cực ừa átc động tiêu cực đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc.

kinh tế không chỉ là cơ sở, nền tảng quan trọng của sự tồn tại, biến đổi và phát triển của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, đây còn là động lưc thúc đẩy mạnh mẽ tạo môi trường thuận lợi cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và tiếp biến các giá trị dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường.

Kinh tế thị trường còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống, đẩy mạnh công cuộc xóa đói giảm nghèo, đến năm 2013 về cơ bản Vĩnh Phúc đã thực hiện hoàn tất chương trình xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong đó có đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Tạo điều kiện cho đồng bào có thể trao đổi giao lưu kinh tế, văn hóa với các dân tộc trong và ngoài tỉnh, phá vỡ kinh tế tự cấp tự túc chuyển sang kinh tế thị trường với nhiều mặt hàng phong phú và đa dạng phục vụ cho nhu cầu của đồng bào.

Bên cạnh đó, thu hẹp khoảng cách giữa đồng bào dân tộc Sán Dìu với đồng bào các dân tộc thiểu số trong toàn tỉnh với các tỉnh khác, để họ có thể trao đổi giao lưu với nhau. Trước đây, người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc chỉ bó hẹp trong phạm vi nhất định, nay, điều kiện kinh tế ổn đinh và phát triển hơn có điều kiện giao lưu về văn hóa văn nghệ dân gian với dân tộc Sán Dìu ở tỉnh khác thông qua những buổi hát “sọong cô” làm cho họ hiểu nhau hơn.

Những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đến viêc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

Kinh tế thị trường đang tiềm ẩn những nguy cơ thách thức phá vỡ giá trị văn hóa của đồng bào qua một số phương diện sau:

+ Về văn hóa vật chất

Những ngôi nhà đắp tường đất lập bằng mái cọ, mái tranh. Có hàng dào che chắn. Nay đều bị phá đi thay vào đó là kiến trúc nhà kiểu mới được xây dựng toàn bộ là những ngôi nhà giống với nhà ở của dân tộc Kinh, xây bằng gạch và các chất liệu khác để làm mái, nhà ở sát vách nhau không giống như trước đây. Ngôi nhà truyền thống gần như đã không còn tồn tại.

Về trang phục: trang phục truyền thống giữa dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc với các tỉnh khác có nhiều điểm khác nhau, trang phục truyền thống hiện nay đồng bào không mặc thường xuyên mà chỉ vào các dịp lễ hội. Trước đây trang phục được đồng bào coi trọng, nhất là trong việc thêu thùa hoa văn, và dệt vải để tạo ra chiếc váy mang nét đặc trưng riêng, thì hiện nay với công cụ lao động, kỹ thuật hiện đại,

người Sán Dìu không còn sử dụng những chất liệu và khâu váy, thêu thủ công nữa. Vì vậy, những bản sắc văn hóa của đồng bào bị thay đổi.

Trong ẩm thực, những món ăn truyền thống của đồng bào ít nhiều bị mai một dần, như việc làm bánh chưng gù, bánh do là món quan trọng không thể thiếu trong các dịp lễ tết, hay món cháo loãng, thay vào đó là những thực phẩm công nghiệp.

+ Giá trị văn hóa tinh thần

Về thiết chế xã hội, Trước đây đồng bào người Sán Dìu sống thành những ngôi làng nhỏ, có cùng dòng họ, hiện nay trước tác động của kinh tế thị trường, người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc không phải chỉ định cư ở vùng bán sơn địa như trước, mà họ định cư ở khắp nơi trên địa bàn tỉnh, để thuận lợi cho công việc, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, đây là một yếu tố quan trọng nhằm thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đoàn kết các dân tộc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Nếu như người dân chỉ biết phụ thuộc vào nương, soi, bãi thì kinh tế thị trường phá vỡ kinh tế tự nhiên và chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sản xuất phát triển. Có thể nói yếu tố kinh tế thị trường có vai trò rất quan trọng, đưa nền kinh tế của đồng bào người Sán Dìu vượt ra khỏi phương thức sản xuất lạc hậu. Đồng bào người Sán Dìu sử dụng biện pháp kỹ thuật và công nghệ cao vào trong sản xuất nhằm thay thế cho công cụ lao động thô sơ cái cuốc, cái cày, v.v.

Tín ngưỡng và lễ cưới xin: Lễ cưới xin trước đây có tục thách cưới với nhiều nghi bằng hiện vật, cách thức tiến hành gồm nhiều bước khác nhau, nay tinh giảm đi mọi lễ vật đều được quy ra thành tiền. Hơn nữa tuc thách cưới với một khoản tiền lớn. Nhà có con gái lớn đến tuổi lấy chồng, theo tục lệ của đồng bào thì nhà trai phải mang ít nhất từ 25triệu đến 30 triệu. Kinh tế thị trường biến các giá trị văn hóa, nét đẹp của đồng bào phai mờ đi, trở thành thị trường hóa.

Kinh tế thị trường đan xen những mặt trái, tác động lớn đến lối sống của giới trẻ, làm suy thoái đọa đứa ở một bộ phận thanh niên đồn bào dân tộc Sán Dìu hiện nay, có lối sống không lành mạnh, gây ra nhiều tệ nạn lớn ở các thôn bảo như :ma túy, mại dâm,...Lối sống chạy theo đồng tiền, xuất hiện nhiều người dân chạy theo đồng tiền, vật chất làm lu mờ các giá trị văn hóa được đồng bào xây dựng từ bao đời nay. Mặc dù đã kinh tế phát triển nanag cao mức sống thu hoạch khoảng cách nhưng lại tạo ra sự phân hóa giàu nghèo trong dodonfg bào dân tộc Sán Dìu ở Vĩnh Phúc.

Kinh tế thị trường hiện nay đã và đang đặt đối với Đảng Bộ , các ban ngành địa phương có chính sách trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc, trước nguy cơ mai một hiện nay.

2.1.2.2. Tác động của quá trình toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là xu thế khách quan gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Nó đang hàng ngày hàng giờ tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa của tất cả các quốc gia trên thế giới. Xu thế toàn cầu hóa không phải là một hiện tượng mới xuất hiện, mà đó là một quá trình lịch sử phát triển lâu dài của nhân loại, giống như quá trình lịch sử tự nhiên, sự vận động đó hoàn toàn hợp quy luật của thời đại.

Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và tác động đến Việt Nam ngày càng rõ rệt, mạnh mẽ và phức tạp. Với đường lối đối ngoại hòa bình hữu nghị, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam chủ động tích cực hội nhập, quá trình đó tác động đến giá trị văn hóa dân tộc.

Do vậy, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu vừa có ý nghĩa lý luận lâu dài, vừa mang tính thực tiễn cấp bách, đối với Việt Nam. Toàn cầu hóa đang trở thành một cuộc tiếp biến lớn lao và rất căn bản của văn hóa Việt Nam với thế giới và văn hóa hiện đại, mang đến những tác động tích cực cũng như những thách thức đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa đất nước. Bên cạnh những thời cơ, văn hóa cần phải được đổi mới để vượt qua những thách thức, nguy cơ có thể làm mai một đi bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, và dân tộc thiểu số Sán Dìu nói riêng.

Những tác động tích cực của toàn cầu hóa kinh tế đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu

Quá trình hội nhập giao lưu và hợp tác giữa các quốc gia với nhau về kinh tế vốn đã làm xuất hiện giao lưu về văn hóa. Thật vậy, sự tương tác văn hóa vốn không phải là xa lạ đối với các nền văn hóa trong lịch sử, nhưng giao lưu văn hóa toàn cầu hóa có tần suất lớn. Sự phát triển của một nền văn hóa của mỗi dân tộc nào đó không những phụ thuộc vào sự biến đổi kinh tế - xã hội diễn ra trong lòng cộng đồng tộc người mang nền văn hóa đó mà còn chịu ảnh hưởng, tác động của những nhân tố nằm ngoài tộc người, thông qua giao tiếp văn hóa dân tộc

Những tác động tích cự của toàn cầu hóa thể hiện ở một số điểm sau đây:

Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho việc giao lưu với văn hóa các tộc người khác làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Việt Nam một quốc gia

cũng tích cực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, tỉnh Vĩnh Phúc cũng không đứng ngoài xu thế của thời đại, không tránh khỏi những tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần và xã hội. Là một tỉnh có vị trí đại lý thuận lợi, nơi tập trung của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số Sán Dìu, Cao Lan, Dao... toàn cầu hóa có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu của tỉnh, bước vào thời kỳ đổi mới đất nước tạo điều kiện cho việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, phát huy và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu nói riêng.

Toàn cầu hóa đã tạo nên sự trao đổi giao lưu về văn hóa giữa dân tộc Sán Dìu với các dân tộc khác trong toàn tỉnh và đất nước. Văn hóa các dân tộc dần dần được xích lại gần nhau hơn, tạo thành một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa Việt Nam.

Quá trình hội nhập, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa dân tộc Sán Dìu với các dân tộc khác trong tỉnh và cả nước nhằm tiếp cận làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc mình. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự giao kinh tế và văn hóa, trao đổi buôn bán hàng hóa khắc phục khó khăn yếu kém, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào. Đồng bào dân tộc Sán Dìu sống bên cạnh nhiều đồng bào dân tộc thiểu số khác, nhưng trước đây họ đều thực hiện kinh tế tự cấp tự túc, gần như đóng kín, thậm chí không cho kết hôn ngoài dân tộc mình. Dưới tác động của toàn cầu hóa, xóa nhòa ranh giới kiểu tổ chức kinh tế tự cấp tự túc, chuyển sang kinh tế thị trường, tiếp thu văn hóa dân tộc khác, tìm hiểu khai thác giá trị văn hóa của dân tộc mình. Mặt khác đây còn là cơ hội để chúng ta tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại, là điều kiện thận lợi cho việc truyền bá, lưu giữ, phát triển văn hóa dân tộc. Những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc Sán Dìu nhờ các phương tiện kỹ thật hiện đại, có thể nói một thời gian dài văn hóa dân gian và những giá trị văn hóa tinh thần của đồng bào người Sán Dìu đã mai một dần, nhất là những điệu hát “sọong cô” trở

thành nét văn hóa độc đáo, mỗi khi nói đến người Sán Dìu thì không thể quên điệu hát này. Nhờ có công nghệ hiện đại mà những giá trị văn hóa của đồng bào Sán Dìu được gìn giữ lại, người già truyền lại cho thế hệ trẻ thông qua các video clip, điều này không những có thể truyền lại cho thế hệ sau, đồng thời giúp cho nhiều người biết đến dân tộc Sán Dìu với nét văn hóa đặc trưng nhất, thông qua báo chí, hình ảnh, những thước phim… Đây cũng là cơ hội để chuẩn hóa và phát huy bản sắc văn hóa theo yêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cầu của nền văn hóa mới. Điều này cho thấy, văn hóa chỉ có thể thông qua sự giao lưu bản sắc văn hóa dân tộc mới có nhiều người biết đến, từ đó làm cho các dân tộc hiểu nhau hơn, ngày càng gắn bó chặt chẽ có điều kiện hỗ trợ nhau cùng phát huy và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc đã được vun đắp qua lịch sử.

Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu

Bên cạnh thuận lợi do toàn cầu hóa cũng đưa đến những mặt tiêu cực đến bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung, bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Có thể nói rằng văn hóa mỗi dân tộc được hình thành và phát triển lâu dài của lịch sử, bản sắc dân tộc tương đối ổn định, nhưng khi điều kiện sinh hoạt và sản xuất thay đổi, bản sắc văn hóa cũng thay đổi theo, hệ giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu đang có nguy cơ bị mai một. Toàn cầu hóa đã có những tác động tiêu cực việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh hiện nay.

Thứ nhất, Toàn cầu hóa là một thách thức lớn đối với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, điều này thể hiện rõ trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, với truyền thống yêu nước nồng nàn, lối sống chan hòa, mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Truyền thống đó biểu hiện rõ trong 54 dân tộc anh em, được đúc kết từ văn hóa làng xã thôn bản. Hiện nay giá trị văn hóa truyền thống đó đã bị mai một và mờ nhạt dần cùng với đó dân tộc Sán Dìu góp phần chung vào tinh thần đoàn kết cộng đồng các dân tộc, do tác động của kinh tế thị trường hội nhập xu thế toàn cầu hóa một bộ phận không nhỏ người Sán Dìu trong các làng bản đồng bào người Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc đang mất dần đi tinh thần tương thân tương ái, mất dần đi sự đoàn kết, thay vào đó là ảnh hưởng của lối sống ích kỷ, thay cho lối sống tình nghĩa, yêu thương con người. Hàng xóm ít được quan tâm như trước, chính vì vậy có khi xuất hiện những tệ nạn trộm cắp tài sản và đây cũng là nguyên nhân gây mất trật tự trong thôn bản của đồng bào người Sán Dìu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.

Hơn nữa, do trình do trình độ dân trí còn thấp ở các làng bản của người Sán Dìu, một bộ phận bi quan trước thời cuộc, và phá hủy cảnh quan môi trường sống, dẫn đến ô nhiễm môi trường, hủy hoại thiên nhiên, làm mất mát đi giá trị văn hóa, ý thức đạo đức đang có xu hướng đi ngược lại với giá trị truyền thống tộc người. Không phân biệt

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sán dìu ở tỉnh vĩnh phúc trong bối cảnh hiện nay (Trang 57)