Đặc tính và tác hại của Chì (Pb)

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tại nhà máy sản xuất đồ trang sức mỹ ký công ty tnhh shinhan vina khu công nghiệp sài đồng – long biên hà nội (Trang 41)

Hàm lượng chì trung bình trong thạch quyển ước khoảng 1,6x10-3 phần trăm trọng lượng, trong khi đó trong đất trung bình là 10-3 phần trăm và khoảng biến động thông thường là từ 0,2x10-3 đến 20x10-3 phần trăm (Voitkevits et al., 1985). Chì hiện diện tự nhiên trong đất với hàm lượng trung bình 10-84 ppm (Murray, 1994).

Nguồn do hoạt động của con người:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 điện. Một số hợp chất chì được thêm vào trong sơn, thủy tinh, đồ gốm như chất tạo màu, chất ổn định, chất kết gắn.

- Các sản phẩm thải từứng dụng của chì nếu không được tái chế hợp lý thải vào môi trường làm gia tăng lượng kim loại độc hại này trong môi trường. Ngoài ra một số hợp chất chì hữu cơ như tetraetyl hoặc tetrametyl chì được thêm vào trong xăng đặc biệt ở những quốc gia đang phát triển.

Tác hại của chì đối với sức khỏe con người:

Trong cơ thể người, chì trong máu liên kết với hồng cầu, và tích tụ trong xương. Khả năng loại bỏ chì ra khỏi cơ thể rất chậm chủ yếu qua nước tiểu. Chu kì bán rã của chì trong máu khoảng một tháng, trong xương từ 20-30 năm (WHO,1995 trích trong Lars Jarup, 2003). Các hợp chất chì hữu cơ rất bền vững độc hại đối với con người, có thể dẫn đến chết người (Peter Castro & Michael, 2003).

Những biểu hiện của ngộ độc chì cấp tính như nhức đầu, tính dễ cáu, dễ bị

kích thích, và nhiều biểu hiện khác nhau liên quan đến hệ thần kinh. Con người bị

nhiễm độc lâu dài đối với chì có thể bị giảm trí nhớ, giảm khả năng hiểu, giảm chỉ

số IQ, xáo trộn khả năng tổng hợp hemoglobin có thể dẫn đến bệnh thiếu máu (Lars Jarup, 2003). Chì cũng được biết là tác nhân gây ung thư phổi, dạ dày và u thần kinh đệm (Steenland et al., 2000). Nhiễm độc chì có thể gây tác hại đối với khả

năng sinh sản, gây sẩy thai, làm suy thoái nòi giống (Ernest & Patricia, 2000).

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tại nhà máy sản xuất đồ trang sức mỹ ký công ty tnhh shinhan vina khu công nghiệp sài đồng – long biên hà nội (Trang 41)