Hiện trạng môi trường của các khu công nghiệp, cơ sở mạ kim loại, doanh nghiệp sản xuất đồ trang sức mỹ ký

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tại nhà máy sản xuất đồ trang sức mỹ ký công ty tnhh shinhan vina khu công nghiệp sài đồng – long biên hà nội (Trang 36)

nghiệp sản xuất đồ trang sức mỹ ký

Ngành sản xuất đồ trang sức trải qua rất nhiều công đoạn, tạo hình, đúc, mài,

đánh bóng, mạ, các công đoạn sau mạ như: gắn đá, kết nối các chi tiết sản phẩm. Mỗi công đoạn sản xuất đều phát sinh các loại chất thải khác nhau. Tuy nhiên, gây ảnh hưởng to lớn và nghiêm trọng nhất là công đoạn mạ sản phẩm bằng phương pháp mạđiện.

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp hóa chất và sự hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực điện hóa, công nghiệp mạđiện cũng phát triển tới mức độ tinh vi. Sự phát triển của công nghệ mạ điện đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển không chỉ của ngành cơ khí chế tạo mà còn của rất nhiều ngành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

công nghiệp khác.

Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của ngành cơ khí, ngành công nghiệp mạ điện được hình thành từ khoảng 40 năm trước và đặc biệt phát triển mạnh trong giai đoạn những năm 1970 – 1980. Các cơ sở mạ của Việt Nam hiện nay tồn tại một các độc lập hoặc đi liền với các cơ sở cơ khí, dưới dạng công ty cổ

phần, công ty tư nhân và công ty liên doanh với nước ngoài. Các cơ sở này hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, số ít có quy mô lớn, được tập trung ở các thành phố lớn với sản phẩm chủ yếu được mạ đồng, crom, kẽm, niken, ... Ngoài ra các loại hình mạ điện đặc biệt như mạ cadimi, mạ thiếc, mạ chì, mạ sắt và mạ hợp kim cũng được phát triển đểđáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp hiện đại.

Theo các số liệu thống kê cho ta thấy, hầu hết các nhà máy, cơ sở xi mạ có quy mô nhỏ và vừa đều tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa…Trong quá trình sản xuất, nước thải của các nhà máy xí nghiệp này đều bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng, nhưng vấn đề xử lý nước thải còn chưa được quan tâm, xem xét đầy đủ hoặc việc xử lý chỉ mang tính hình thức vì đầu tư cho một quy trình xử lý nước thải khá tốn kém và việc thực thi Luật Bảo vệ môi trường chưa được nghiêm minh, chỉ còn mang tính đối phó.

Đặc trưng chung của nước thải ngành mạ điện là chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng như đồng, kẽm, crôm, niken…Trong nước thải xi mạ

thường có sự thay đổi pH rất rộng từ rất axit (pH = 2-3) đến rất kiềm (pH = 10-11). Các chất hữu cơ thường có rất ít trong nước thải xi mạ, phần đóng góp chính là các chất tạo bóng, chất hoạt động bề mặt…nên chỉ số COD, BOD5 của nước thải mạ điện thường nhỏ và không thuộc đối tượng cần xử lý. Đối tượng cần xử lý chính trong nước thải là các muối kim loại nặng như crôm, đồng, kẽm, sắt, photpho

Lượng nước thải của mạđiện không phải là lớn so với các ngành công nghiệp khác như nước thải của ngành công nghiệp giấy, dệt…song thành phần và các chất

độc hại trong đó khá lớn. Hơn nữa, các chất độc hại này lại có những biến thiên hết sức phức tạp và phụ thuộc vào quy trình công nghệ cũng như từng công đoạn trong quy trình đó. Không chỉ có lưu lượng dao động trong khoảng rộng, nước thải ngành công nghiệp mạ điện còn có đặc tính và thành phần các chất ô nhiễm biến đổi rất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

phức tạp. Bảng sau trình bày đặc tính cơ bản và thành phần các chất ô nhiễm của nước thải tại một số cơ sở mạđiện ở Việt Nam Bảng 1.1: Nước thải mạđiện tại một số nhà máy ở Hà Nội Một số nhà máy ở Hà Nội có phân xưởng mạ Nhiệt độ (0C) pH Thành phần (mg/l) Cr6+ Ni2+ Nhà máy dụng cụ cơ khí xuất khẩu 23,5 – 25 2,2– 6,7 1,1 – 6,6 0,1 – 0,45 Nhà máy cơ khí chính xác 24,3 2,9 – 12 0,21 – 14,8 0,5 – 20,1 Nhà máy khóa Minh Khai

( trước khi qua hệ thống xử lý) 21 – 23 6,3– 7,5 5 – 20 1 – 48 Nhà máy điện cơ thống nhất 23,4 5,82 3 – 10 0,2 – 6,05 Nhà máy khóa Việt Tiệp 20 – 22 4,0 6,0 50,2

QCVN 40: 2011/BTNMT (B) ≤ 40 5,5 – 9 0,1 0,5

(Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và KCN-ĐHXD và Viện KH và

CNMT-ĐHBKHN).

Bảng 1.2: Đặc tính nước thải của phân xưởng mạ Công ty Cổ phần Khóa Minh Khai sau khi phân luồng dòng thải

Điểm lấy Nhiệt pH Lưu Cr6+ Ni2+ ∑Fe ∑Cr ∑P SS COD

mẫu độ lượng mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 0C (m3/giờ)

(1) 23,7 6,71 25 80 0,5 0,28 500 108

(2) 24,2 3,5 15 50 0,8 65 0,5 200

(Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và KCN-ĐHXD và Viện KH và

CNMT-ĐHBKHN).

Điểm 1: Rãnh thoát nước từ các bể mạ Niken

Điểm 2: Rãnh thoát nước từ các bể mạ Crom.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường tại nhà máy sản xuất đồ trang sức mỹ ký công ty tnhh shinhan vina khu công nghiệp sài đồng – long biên hà nội (Trang 36)