Cd hiện diện khắp nơi trong lớp vỏ của trái đất với hàm lượng trung bình khoảng
0,1 mg.kg-1. Tuy nhiên hàm lượng cao hơn có thể tìm thấy trong các loại đá trầm tích như đá trầm tích phosphate biển thường chứa khoảng 15 mg.kg-1. Hàng năm sông ngòi vận chuyển một lượng lớn Cd khoảng 15000 tấn đổ vào các đại dương (GESAMP, 1984 trích trong WHO, 1992). Hàm lượng Cd đã được báo cáo có thể lên đến 5 mg.kg-1 trong các trầm tích sông và hồ, từ 0,03 đến 1 mg.kg-1 trong các trầm tích biển (Korte, 1983 trích trong WHO, 1992). Hàm lượng Cadmium trung bình trong đất ở những vùng không có sự hoạt động của núi lửa biến động từ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
0,01 đến 1 mg.kg-1, ở những vùng có sự hoạt động của núi lửa hàm lượng này có thể
lên đến 4,5 mg.kg-1 (Korte, 1983 trích trong WHO, 1992). Tuy nhiên theo Murray (1994) hàm lượng Cd trong đất hiện diện trung bình 0,06 -1,1 ppm.
Nguồn do hoạt động của con người:
- Các ứng dụng chủ yếu của Cd trong trong công nghiệp như: lớp mạ bảo vệ thép, chất ổn định trong PVC, chất tạo màu trong plastic và thủy tinh, và trong hợp phần của nhiều hợp kim là một trong những nguyên nhân phóng thích Cd vào môi trường.
- Hàm lượng của Cd trong phân lân biến động khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của đá phosphate. Phân lân có nguồn gốc từ đá phốt phát Bắc Carolina chứa Cd 0,054 g.kg-1, phân lân có nguồn gốc từ đá Sechura chứa hàm lượng Cd 0,012 g.kg-1, trong khi đó phân lân có nguồn gốc từ đá phosphate Gafsa chứa 0,07 g.kg-1 (Bolan et al., 2003).
Tác hại của Cd đối với sức khỏe con người:
Cadmium được biết gây tổn hại đối thận và xương ở liều lượng cao. Nghiên cứu 1021 người đàn ông và phụ nữ bị nhiễm độc Cd ở Thụy Điển cho thấy nhiễm
độc kim loại này có liên quan đến gia tăng nguy cơ gãy xương ở độ tuổi trên 50 (Tobias Alfvén, 2004). Bệnh itai-itai là bệnh do sự ngộ độc Cd trầm trọng. Tất cả
những bệnh nhân với bệnh này điều bị tổn hại thận, xương đau nhức trở nên giòn và dễ gãy (Nogawa et al., 1999).