Một số đề xuất trong cách viết và cách trình bày trên cổng thông tin điện tử

Một phần của tài liệu Truyền thông về khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử sở khoa học và công nghệ các tỉnh miền đông nam bộ (Trang 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.Một số đề xuất trong cách viết và cách trình bày trên cổng thông tin điện tử

các Tổng biên tập và Ban biên tập; có chế độ nhuận bút hợp lý cho những bài viết chất lƣợng tốt.

Không ngừng mở rộng và hình thành mạng lƣới cộng tác viên là những cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý ở hầu hết các sở, ban, ngành, ở các huyện, thành phố và một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Đây là một lực lƣợng nòng cốt vừa tham gia viết tin, bài, vừa tuyên truyền phổ biến và cung cấp thông tin tại cơ sở mình. Mỗi năm, tổ chức hội nghị cộng tác viên ít nhất 01 lần để đánh giá kết quả truyền thông KH&CN, đồng thời định hƣớng hoạt động trong giai đoạn tiếp theo cho các cộng tác viên....

3.4. Một số đề xuất trong cách viết và cách trình bày trên cổng thông tin điện tử điện tử

3.4.1. Một số đề xuất trong cách viết

Xét về mặt cấu trúc, nội dung trong tin, bài trên cổng TTĐT cũng giống nhƣ nội dung trong tin, bài trên báo điện tử và nó bao gồm các yếu tố nhƣ: tít chính, sa pô, chính văn, tít phụ, hình ảnh, biểu đồ, audio, video, hình ảnh động, các box, link liên kết. Tuy nhiên, nội dung thông tin trên các cổng TTĐT mới chỉ dừng lại ở các yếu tố: tít chính, sa pô, chính văn, tít phụ và hình ảnh. Chính vì vậy, qua khảo sát đã có trên 50% ý kiến cho rằng cổng TTĐT phải tiến đến việc cung cấp các video clip.

Với những hạn chế về đƣờng truyền, độ rộng của màn hình máy vi tính, sự khô khan của thông tin khoa học và công nghệ nên yêu cầu đặt ra là cần viết ngắn gọn, đúng trọng tâm và dễ hiểu. Thay vì viết những bài báo dài thì nên viết thành nhiều bài báo ngắn và mỗi bài chỉ đi sâu vào một vấn đề. TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang [9] cho rằng: trên màn hình máy tính ngƣời ta không đọc thông tin theo dòng mà theo từng khối. Vì vậy khi viết cho báo điện tử cần cắt thông tin làm nhiều khối hoặc đoạn ngắn và thêm tít con trong bài. Mỗi đoạn chỉ khoảng 4-5 dòng, diễn đạt

102

đƣợc một ý trọn vẹn và nằm gọn trên một trang màn hình. Giữa các đoạn nên có một khoảng trắng nhất định vừa là điểm dừng mắt của ngƣời đọc vừa để phân biệt đoạn này với đoạn kia.

Tít là thành phần quan trọng của tin, bài; ngoài tít chính cón có các tít phụ. Xét về mặt thuật ngữ thì tít báo còn đƣợc gọi là nhan đề, đầu đề, tiêu đề. Mỗi loại tít đều có đặc điểm, tính chất và đặc trƣng riêng. Chính cái riêng ấy có tác dụng hai mặt: giúp độc giả nhận diện ngay đƣợc nội dung và chủ đề mà bài báo thể hiện; đồng thời nó có chế định và đòi hỏi sự trình bày theo cỡ chữ, kiểu chữ và tông màu nhất định. Chính vì lẽ đó mà tít của tin, bài phải độc lập, thông báo một phần nội dung quan trọng mà ngƣời đọc không cần phải đọc cả bài báo cũng có thể hiểu đƣợc phần nào nội dung của bài báo đó. Một tít hay là một tít sáng sủa, dễ hiểu; ngắn gọn, trực tiếp; chính xác, trung thực; phù hợp với thể loại; có tính thông tin; không đƣa ra thông tin chính của bài báo, nhƣng nêu ý nghĩa chung của nó bằng cách kích thích ngƣời ta đọc bài báo.

Sa pô là phần bắt buộc của tin, bài trên cổng TTĐT. Do đặc điểm đọc trực tuyến nên ngƣời đọc luôn có nhu cầu biết nhanh những thông tin quan trọng. Đọc xong sa pô thì ngƣời đọc mới quyết định có đọc tiếp nội dung tin, bài hay không. Theo đó sa pô là phần tóm tắt hoặc cho biết thông tin quan trọng, cần thiết, hấp dẫn của sự kiện hoặc vấn đề. Đôi khi sa pô không cần thông báo kết quả sự kiện mà chỉ cần dẫn dắt, lôi cuốn ngƣời đọc đến với toàn bộ sự kiện. Sau sa pô, phần còn lại là nội dung của tác phẩm có thể viết theo hình tháp ngƣợc hoặc viên kim cƣơng.

Chính văn cần viết ngắn gọn, xúc tích, sử dụng nhiều thông tin lý giải và định hƣớng. Ngƣời đọc luôn quan tâm đến điều gì đang xảy ra và ý nghĩa cụ thể của thông tin đó. Đối với lĩnh vực khoa học công nghệ, ngƣời viết cần có những định hƣớng tốt về hoạt động của ngành. Trong nội dung cần tránh dùng từ địa phƣơng, tránh dùng câu từ khó hiểu, những thuật ngữ khoa học phải đƣợc giải thích rõ ràng, thuật ngữ viết tắt cũng phải chú thích rõ.

103

Ngoài hình ảnh hoạt động, hội họp, cũng cần tăng cƣờng sử dụng hộp dữ liệu, bảng biểu… để chuyển tải thông tin. Đây là những nhân tố giúp cho thông tin thêm hấp dẫn, sinh động.

Cổng TTĐT cũng nhƣ báo điện tử, có đặc trƣng đa phƣơng tiện, tức những ngƣời làm công tác truyền thông cần nghĩ đến việc thể hiện tác phẩm dƣới dạng văn bản, dƣới dạng tiếng hoặc dƣới dạng hình. Với yêu cầu ngày càng cao của công chúng, cổng TTĐT cũng cần tiến đến đƣa những audio hay video clip về những hoạt động khoa học và công nghệ quan trọng, có nhiều ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học.

Tăng cƣờng tạo lập các siêu liên kết (đƣờng dẫn) đối với những tin, bài phổ biến về chính sách pháp luật. Bên cạnh bài viết đánh giá, cần đƣa thêm đƣờng dẫn đến văn bản pháp luật gốc để ngƣời xem có sự so sánh kết quả.

3.4.2. Một số đề xuất trong cách trình bày

Về giao diện và bố cục cổng TTĐT đƣợc quy định cụ thể tại Điều 8 Thông tƣ số 26/2009/TT-BTTTT. Theo đó, giao diện phải đảm bảo thuận tiện cho ngƣời sử dụng, các vùng thông tin đƣợc phân biệt rõ ràng. Mục thông tin chủ yếu đƣợc bố trí ngay trên trang chủ và ở vị trí thuận tiện cho ngƣời sử dụng dễ nhận thấy.

Bố cục trang chủ trên màn hình bao gồm 5 phần: phần đầu trang ở phía trên cùng, phần thông tin bên trái, phần thông tin bên phải, phần thông tin chính ở giữa và phần chân trang. Phần chân trang chứa đầu đề giới thiệu (banner) và danh mục chức năng (menu) ngang.

Đầu đề giới thiệu là phần trên cùng của trang chủ với các thông tin cơ bản: biểu trƣng của cơ quan hoặc hình Quốc huy và tên đầy đủ của cơ quan bằng tiếng Việt với kiểu chữ chân phƣơng. Nội dung banner đƣợc giữ nguyên không đổi khi ngƣời sử dụng khai thác trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử. Dƣới banner là menu ngang thể hiện các chức năng nhƣ: trở về trang chủ, chuyên mục nổi bật, sơ đồ trang thông tin điện tử, thông tin liên hệ, chuyển đổi ngôn ngữ và các chức năng khác.

104

Phần thông tin bên trái: hiển thị liên kết đến các mục tin chính nhƣ: giới thiệu về cơ quan, tin tức và sự kiện, dịch vụ công trực tuyến, tiếp nhận ý kiến góp ý, tra cứu văn bản quy phạm pháp luật, tìm kiếm, liên kết trang thông tin điện tử, thông tin thống kê truy cập vào trang thông tin điện tử và các mục tin khác.

Phần thông tin bên phải: hiển thị liên kết tới các chuyên mục nhƣ: thông tin mới nhận, sự kiện nổi bật, thông báo, chuyên mục riêng của cơ quan, giới thiệu quảng cáo và các chuyên mục khác.

Phần thông tin chính: nằm chính giữa trang thông tin, hiển thị các đầu mục tin bài chính, tin bài đƣợc lựa chọn hay thông tin của mục tin, chức năng đƣợc ngƣời dùng chọn. Có dòng hiển thị đƣờng dẫn từ mục ngoài đến mục hiện tại để ngƣời xem biết đang xem ở mục nào.

Phần chân trang: hiển thị các thông tin về bản quyền và thông tin của cơ quan nhà nƣớc có trang thông tin điện tử. Thông tin cơ bản cần thể hiện đủ là: tên đơn vị, ngƣời chịu trách nhiệm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, địa chỉ thƣ điện tử của đơn vị.

Hiện nội dung thông tin trên cổng TTĐT bao gồm 2 thành phần chính là văn bản (text) và hình ảnh tĩnh (still image). Văn bản là thành phần không thể thiếu, nó có khả năng truyền tải đầy đủ và trọn vẹn những nội dung thông điệp. Kiểu chữ, kích cỡ chữ, màu sắc chữ đóng một vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung thông tin. Kiểu chữ đƣợc dùng trên cổng TTĐT thƣờng đồng nhất, đƣợc thiết kế sẵn và thƣờng là kiểu chữ Times New Roman hoặc Arial. Cỡ chữ cũng đa dạng để tạo sự lƣu ý cho ngƣời đọc trong việc phân biệt tít, sa pô và nội dung thông tin. Hình ảnh tĩnh thƣờng bao gồm hình ảnh chụp và hình minh họa. Hình ảnh thƣờng đóng một vai trò quan trọng vào thành công của tác phẩm báo chí. Một bức ảnh đôi khi còn thể hiện rõ thông điệp hơn cả văn bản. Ảnh tĩnh thƣờng đƣợc đi kèm với nội dung bài viết, nó làm tăng tính xác thực nội dung thông tin, tăng tính hấp dẫn. Chính vì vậy, việc chụp ảnh, chọn ảnh và bố trí ảnh trong bài viết cũng là vấn đề quan trọng.

105

Để có một cổng TTĐT đẹp, bắt mắt đại đa số ngƣời xem là việc làm cũng khá khó khăn. Tuy nhiên đây lại là yếu tố quan trọng cho việc phát triển cổng TTĐT, thể hiện đƣợc tầm nhìn và ý tƣởng của lãnh đạo. Do đó, để đảm bảo chất lƣợng cho cổng TTĐT, cần tuân theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, đảm bảo tính thời sự chuyên ngành. Mỗi cổng TTĐT trƣớc hết phải là nơi cung cấp những thông tin hoạt động khoa học công nghệ của cơ quan, những kết quả triển khai đề tài, dự án, những văn bản mới ban hành…Những thông tin này thƣờng đƣợc cho hiển thị lên vị trí đầu của cổng TTĐT.

Thứ hai, sáng sủa, giản dị và gây ấn tƣợng. Nhìn vào nội dung cổng TTĐT, yếu tố thu hút sự chú ý đầu tiên là măng sét, hình ảnh, biểu tƣợng, các chuyên mục, các tít tin bài, phông chữ, cách chia cột…Trình bày phải bắt mắt thì ngƣời đọc mới tiếp tục bấm chuột tìm kiếm thông tin. Do đó phải thiết kế sao cho ngƣời truy cập dễ dàng tìm kiếm thông tin, lƣu trữ và sử dụng thông tin.

Thứ ba, tính hữu dụng. Một cổng TTĐT đẹp nhƣng khó sử dụng, thông tin không thiết thực sẽ làm tốn thời gian của ngƣời đọc.

Thứ tƣ, tính ổn định và thống nhất. Tính ổn định thể hiện ở khả năng hiển thị thông tin trên màn hình máy tính của ngƣời đọc theo đúng thiết kế, không bị xô lệch. Tính thống nhất đƣợc thể hiện trong việc bố trí sắp xếp các thành phần trong trang thông tin. Các trang thông tin có bố cục thống nhất về màu sắc, phông chữ,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết chƣơng 3

Truyền thông trên cổng TTĐT các Sở KH&CN là hoạt động quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công tác truyền thông về khoa học công nghệ. Việc truyền thông tốt không chỉ mang lại những thông tin hữu ích cho từng nhóm đối tƣợng thụ hƣởng mà còn góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về khoa học công nghệ. Trƣớc sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, yêu cầu cải cách hành chính, hiện đại hóa nền hành chính và xu hƣớng phát triển mạnh mẽ của các phƣơng tiện truyền thông đã và đang trở thành những thách thức to lớn cho các cơ quan nhà nƣớc trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các cổng TTĐT/ trang TTĐT.

106

Từ thực trạng hoạt động của ba cổng TTĐT Sở KH&CN ở chƣơng 3, tác giả tiếp tục đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông khoa học công nghệ trên ba cổng TTĐT Sở KH&CN thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng và Đồng Nai. Các nhóm giải pháp đƣa ra có quan hệ mật thiết với nhau, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau nhằm hƣớng đến mục tiêu truyền thông hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ trên cổng TTĐT.

Để cổng TTĐT ba Sở KH&CN tiếp tục phát triển và phát huy đƣợc những ƣu thế vốn có của nó, đồng thời làm tốt vai trò và chức năng của cổng TTĐT phải cần có nhiều yếu tố cấu thành. Trƣớc hết là nguồn kinh phí và nhân lực, tiếp đến là kế hoạch, chiến lƣợc thực hiện và sự quan tâm của Ban lãnh đạo các Sở KH&CN.

Với mục đích cung cấp thông tin phục vụ tốt nhất cho cơ quan nhà nƣớc, ngƣời dân và doanh nghiệp thì yêu cầu đặt ra đối với các cổng TTĐT là phải đảm bảo về nội dung thông tin thời sự, thông tin dịch vụ; đảm bảo truy cập thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng.

107

KẾT LUẬN

Sự phát triển không ngừng của công nghệ web đã tạo điều kiện cho ngƣời sử dụng ngày càng có nhiều cơ hội dễ dàng truy cập các nguồn thông tin khổng lồ trên Internet. Việc sử dụng hình thức thông tin này đã đặt các cơ quan nhà nƣớc trƣớc những thách thức lớn là phải không ngừng nâng cao hiệu quả của các cổng TTĐT/ trang TTĐT nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngƣời sử dụng. Cổng TTĐT các Sở KH&CN cũng nằm trong xu thế không ngừng đổi mới, nâng cấp để phục vụ tốt nhất cho ngƣời dân và doanh nghiệp.

Trên cơ sở tìm hiểu về cổng TTĐT ba Sở KH&CN ở khu vực miền Đông Nam Bộ, tác giả đi sâu tìm hiểu về các căn cứ pháp lý, nội dung thông tin, thực trạng hoạt động. Qua đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cổng TTĐT các Sở KH&CN vừa đầy đủ các nội dung thông tin theo quy định, vừa đảm bảo chất lƣợng tin, bài, hình ảnh.

Bằng các phƣơng pháp nghiên cứu: phân tích tài liệu, thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu, tìm hiểu tình hình nghiên cứu về những đề tài liên quan, tác giả đã đánh giá và chỉ ra một số hạn chế mà các cổng TTĐT thƣờng gặp phải.

Thông qua nghiên cứu tài liệu, trong chƣơng 1 của luận văn tác giả đã hệ thống các khái niệm, định nghĩa về cổng TTĐT, các chức năng nhiệm vụ của cổng TTĐT trong hệ thống thông tin đại chúng cũng nhƣ vai trò của cổng TTĐT trong việc truyền thông về khoa học và công nghệ. Những thuật ngữ, những yêu cầu về cổng TTĐT đƣợc đặt ra ở chƣơng 1 làm tiền đề cho việc nghiên cứu, khảo sát sâu hơn ở chƣơng 2.

Qua nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động của ba cổng TTĐT cho thấy, thời gian qua cổng TTĐT các Sở KH&CN đã có những đóng góp to lớn trong quá trình truyền thông KH&CN cũng nhƣ cung cấp thông tin phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp. Nó không chỉ là nơi giới thiệu những thành tựu khoa học công nghệ, những phát minh khoa học, những sự kiện khoa học, mà còn là nơi đăng tải những dữ kiện, dữ liệu quan trọng về hoạt động nghiên cứu khoa học, về văn bản pháp luật

108

chuyên ngành cũng nhƣ những thủ tục hành chính quan trọng và những dịch vụ trực tuyến hữu ích. Nội dung thông tin phong phú đa dạng với nhiều thể loại tin, bài phản ánh về hoạt động khoa học và công nghệ. Với những thông điệp cung cấp cho ngƣời xem, cổng TTĐT thật sự trở thành một kênh thông tin hữu ích, cần thiết.

Bên cạnh những thành công, các cổng TTĐT vẫn còn những hạn chế nhất định, ảnh hƣởng đến công tác truyền thông. Với đội ngũ truyền thông kiêm nhiệm, thiếu chuyên môn nghiệp vụ làm báo điện tử, thiếu kinh phí duy trì nên nguồn tin trên ba cổng TTĐT còn hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng. Không có kế hoạch truyền thông cụ thể hàng năm nên việc truyền thông chỉ dừng ở chỗ diễn ra sự kiện gì thì thông tin về sự kiện đó, thậm chí việc đƣa tin còn chậm và chƣa sâu. Kết quả khảo sát cho thấy, thông tin trên ba cổng TTĐT là hữu ích và có độ tin cậy cao nhƣng cũng có không ít hạn chế nhƣ: thông tin cập nhật chậm, hình thức thể hiện chƣa hấp dẫn, sử dụng nhiều thể loại báo chí nhƣng chƣa thật sâu sắc, chƣa ứng dụng tốt các chức năng đa phƣơng tiện. Nhìn chung thông tin thời sự cập nhật trên cả ba cổng TTĐT còn mang nặng tính tuyên truyền một chiều, hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu Truyền thông về khoa học công nghệ trên cổng thông tin điện tử sở khoa học và công nghệ các tỉnh miền đông nam bộ (Trang 102)