7. Kết cấu của luận văn
1.4. Phƣơng thức tổ chức và quản lý hoạt động của cổng thông tin điện tử
1.4. Phƣơng thức tổ chức và quản lý hoạt động của cổng thông tin điện tử tử
1.4.1. Về mặt pháp lý
Cổng TTĐT là loại hình truyền thông hình thành và phát triển trên nền Internet, nên những văn bản pháp luật liên quan đến cổng TTĐT đều gắn với quản lý thông tin trên Internet. Những văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của cổng TTĐT có tác động lớn đến việc hình thành và phát triển cổng TTĐT và là điều kiện cơ bản để các cổng TTĐT hoạt động có hiệu quả, đúng chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.
Từ Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đến Luật Giao dịch điện tử (2005); Luật Công nghệ thông tin (2006); Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc; Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc; Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lƣợc phát triển CNTT-TT Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020….đều nhằm mục đích đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nƣớc. Vì vậy, các nội dung liên quan đến việc xây
26
dựng và quản lý cổng thông tin điện tử đều đƣợc đề cập trong những văn bản pháp luật trên.
Theo Nghị định số 64/2007/NĐ-CP, cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm cung cấp công khai, minh bạch, kịp thời, đầy đủ và chính xác trên môi trƣờng mạng những thông tin theo quy định của khoản 2 Điều 28 Luật Công nghệ thông tin; pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật về công khai, minh bạch thông tin. Nhƣ vậy, các thông tin của cơ quan nhà nƣớc phải đƣợc công khai trên môi trƣờng mạng Internet thông qua trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử.
Cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm ban hành quy chế về chia sẻ thông tin số nhằm bảo đảm sử dụng chung thông tin về quản lý, điều hành, phối hợp công tác và những thông tin khác một cách đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan nhà nƣớc.
Về trách nhiệm cung cấp, tiếp nhận thông tin trên môi trƣờng mạng cũng đƣợc quy định rõ: Cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm cung cấp trên môi trƣờng mạng; việc cung cấp thông tin đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tạo điều kiện cho ngƣời dân tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng, tránh phải cung cấp nhiều lần cùng một nội dung thông tin. Và đặc biệt, cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm tạo thuận lợi cho các hoạt động trên môi trƣờng mạng nhƣ: Tiếp nhận ý kiến góp ý, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân; lƣu trữ, xử lý, cập nhật, cung cấp thông tin, trả lời các yêu cầu; chuyển yêu cầu cung cấp thông tin đến đúng cơ quan có liên quan nếu nội dung yêu cầu cung cấp thông tin vƣợt quá chức năng, nhiệm vụ hoặc quyền hạn của cơ quan mình.
Nhƣ vậy, căn cứ vào Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ- CP, việc thiết lập trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử để cung cấp thông tin cho ngƣời dân, doanh nghiệp là việc làm cần thiết.
Về nguyên tắc quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin điện tử, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet quy định: Việc thiết lập trang thông tin điện tử, việc cung cấp, truyền đƣa, lƣu trữ, sử dụng thông tin điện tử trên Internet phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công nghệ thông tin, pháp
27
luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về báo chí, pháp luật về xuất bản, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nƣớc, pháp luật về bản quyền, pháp luật về quảng cáo và các quy định quản lý thông tin điện tử trên Internet.
Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan cấp phép hoạt động cho các trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử theo quy định tại Nghị định số 97/2008/NĐ-CP. Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp muốn đăng ký thiết lập trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 21 Nghị định số 97/2008/NĐ-CP gồm: Đơn đề nghị cấp phép, bản sao quyết định thành lập, sơ yếu lý lịch của ngƣời đứng đầu tổ chức, đề án thiết lập trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử, văn bản của cơ quan chủ quản và bản cam kết của ngƣời đứng đầu tổ chức.
Ngoài ra, để duy trì, phát triển và quản lý tốt các trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử, nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản để điều chỉnh hoạt động này, tiêu biểu nhƣ:
- Thông tƣ số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31 tháng 7 năm 2009 quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc. Thông tƣ này quy định việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy cập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc nhằm tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân dễ dàng khai thác, sử dụng thông tin. Việc cung cấp thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nƣớc trên trang thông tin điện tử phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nƣớc.
- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27 tháng 8 năm 2010 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣơng trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc giai đoạn 2011 - 2015. Mục tiêu của chƣơng trình là đến năm 2020, tích hợp các hệ thống thông tin, tạo lập đƣợc môi trƣờng mạng rộng khắp phục vụ đa số các hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Hầu hết các giao dịch của cơ quan nhà nƣớc đƣợc thực hiện trên môi trƣờng điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phƣơng tiện khác nhau. Hầu hết các dịch vụ công đƣợc cung cấp
28
trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phƣơng tiện khác nhau.
- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính Phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc. Nghị định này bao gồm 5 chƣơng, 34 điều quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và các điều kiện bảo đảm hoạt động cho cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc nhƣ: nhân lực, kinh phí, bảo đảm vận hành, duy trì...
- Thông tƣ số 24/2011/TT-BTTTT ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc tạo lập, sử dụng và lƣu trữ dữ liệu đặc tả trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nƣớc. Dữ liệu đặc tả là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu nhƣ nội dung, định dạng, chất lƣợng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy cập, quản lý và lƣu trữ dữ liệu.
- Nghị định số 11/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học công nghệ (thay thế Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ). Nghị định này quy định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, bao gồm: nội dung hoạt động, hạ tầng thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ, các biện pháp bảo đảm phát triển, tổ chức và quản lý nhà nƣớc về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ.
1.4.2. Về mặt nội dung
Nội dung thông tin đƣợc xem là bộ phận cốt lõi của cổng thông tin điện tử, để hoạt động đƣợc thì tất cả các cổng thông tin điện tử phải có nội dung thông tin và cơ quan chủ quản luôn đảm bảo thông tin đúng theo tôn chỉ mục đích đã đề ra. Do đó, cổng thông tin điện tử ra đời nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị về thông tin chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đến với quần chúng nhân dân, doanh nghiệp và cung cấp thông tin cho các đối tác nƣớc ngoài.
29
Nội dung của trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử đƣợc Luật Công nghệ thông tin năm 2006 quy định nhƣ sau: Phải cung cấp đầy đủ thông tin về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và của từng đơn vị trực thuộc; cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan; quy trình, thủ tục hành chính đƣợc thực hiện bởi các đơn vị trực thuộc, tên của ngƣời chịu trách nhiệm trong từng khâu thực hiện quy trình, thủ tục hành chính, thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính; thông tin tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch chuyên ngành; danh mục địa chỉ thƣ điện tử chính thức của từng đơn vị trực thuộc và cán bộ, công chức có thẩm quyền; thông tin về dự án, hạng mục đầu tƣ, đấu thầu, mua sắm công; mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân; danh mục các hoạt động trên môi trƣờng mạng đang đƣợc cơ quan đó thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật công nghệ thông tin về hoạt động của cơ quan nhà nƣớc trên môi trƣờng mạng.
Nhƣ vậy để hoạt động, các trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử phải có những thông tin giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển của đơn vị; thông tin về lãnh đạo đơn vị và các phòng ban trực thuộc. Phải cập nhật những tin, bài về hoạt động, các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị; tuyên truyền các hoạt động của ngành về các kết quả đạt đƣợc, về nhân tố mới, mô hình mới và những định hƣớng phát triển. Phải đƣợc cập nhật những ý kiến chỉ đạo, điều hành của thủ trƣởng đơn vị; thông tin khen thƣởng, xử phạt đối với cá nhân, tập thể, doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc hoặc theo chức năng đã phân công của đơn vị. Phải có những thông tin tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch trong lĩnh vực cơ quan quản lý. Phải cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan; nêu rõ hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành, số ký hiệu, ngày ban hành, ngày hiệu lực, trích yếu, tệp văn bản cho phép tải về; đồng thời phải cung cấp công cụ tìm kiếm văn bản.
30
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của cổng thông tin điện tử là cung cấp thông tin về dịch vụ công trực tuyến, tức là thông báo danh mục các dịch vụ hành chính công, các dịch vụ công trực tuyến đang thực hiện và nêu rõ mức độ của dịch vụ để ngƣời dân, doanh nghiệp thuận tiện trong thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.
Để thực hiện chức năng công khai minh bạch và là nơi để ngƣời dân, doanh nghiệp bày tỏ chính kiến, cổng thông tin điện tử phải cập nhật thông tin về dự án, hạng mục đầu tƣ, đấu thầu, mua sắm công; phải có chuyên mục lấy ý kiến góp ý để tiếp nhận và phản hồi thông tin từ các tổ chức, cá nhân; phải cung cấp đầy đủ thông tin giao dịch gồm: địa chỉ, điện thoại, số fax, địa chỉ thƣ điện tử chính thức để giao dịch với tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình và điều kiện thực tế, đơn vị có thể cung cấp các mục thông tin khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị.
1.4.3. Về mặt kỹ thuật
Việc xây dựng cổng TTĐT của các cơ quan nhà nƣớc là một trong những nội dung quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin , góp phần nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc , cung cấp đầy đủ , nhanh chóng , chất lƣợng các thông tin , dịch vụ công trực tuyến nhằm phục vụ ngƣời dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Quy định về kỹ thuật đã đƣợc đề cập trong Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nƣớc, Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Để cụ thể hóa các quy định trong các văn bản pháp luật trên, ngày 31 tháng 9 năm 2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tƣ số 26/2009/TT-BTTTT quy định về viê ̣c cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy câ ̣p thuâ ̣n tiê ̣n đối với trang thông tin điê ̣n tƣ̉ của cơ quan nhà nƣớc.
31
Theo đó, trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử phải có các chức năng tối thiểu về: Hiển thị các thông tin chủ yếu; có khả năng tìm kiếm đƣợc đầy đủ và chính xác nội dung thông tin, tin, bài cần tìm hiện có trên trang thông tin điện tử; phải thể hiện đầy đủ, chính xác cây cấu trúc các hạng mục thông tin của trang thông tin điện tử và đảm bảo liên kết đúng tới các mục thông tin hoặc chức năng tƣơng ứng; tiếp nhận, phản hồi thông tin từ các tổ chức, cá nhân; cung cấp đƣờng liên kết đến trang chủ, mục giới thiệu/liên hệ, sơ đồ trang thông tin điện tử tại mỗi trang thông tin; ngƣời sử dụng có thể in cả màn hình hiển thị hoặc riêng toàn bộ một tin, bài theo chiều đứng (portrait) hoặc theo thiết lập riêng của máy in trên khổ giấy A4. Khuyến khích có thêm chức năng cho phép lƣu trữ tin, bài ra thiết bị lƣu trữ.
Về giao diện và bố cục, trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử phải đảm bảo thuận tiện cho ngƣời sử dụng; mục thông tin chủ yếu phải đƣợc bố trí ngay trên trang chủ và ở vị trí thuận tiện cho ngƣời sử dụng dễ nhận thấy; bố cục sắp xếp trang chủ trên màn hình bao gồm 5 phần: phần đầu trang ở phía trên cùng, phần thông tin bên trái, phần thông tin bên phải, phần thông tin chính ở giữa và phần chân trang.
Để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp tiêu chuẩn và băng thông, Thông tƣ số 26/2009/TT-BTTTT cũng quy định trang thông tin điện tử hay cổng thông tin điện tử phải sử dụng Bộ mã ký tự chữ Việt Unicode theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001; dữ liệu âm thanh, hình ảnh, tệp tải về cung cấp trên trang thông tin điện tử cần tuân thủ các tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nƣớc, hình ảnh trên trang thông tin nên có kích cỡ nhỏ hơn 30 KB. Nếu