- Các đội thi công: Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành các công trình được giao khoán theo hình thức khoán nội bộ Các đội trưởng nhận khoán theo
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NHÂN LỰC SÓC TRĂNG
4.6.1.1. Nhân tố doanh thu
Bảng 4.10 Doanh thu của Công ty TNHH XD & TM Nhân Lực
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/2012 6/2013
1. DTT từ CCDV 515 955 8.390 - 259
2. DTT từ HĐXD 29.104 23.446 21.992 10.379 18.894
Tổng 29.619 24.401 30.382 10.379 19.153
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH XD & TM Nhân Lực
Không như các công ty thương mại dịch vụ, doanh thu của công ty xây dựng thu được từ các hợp đồng xây dựng và cung cấp dịch vụ. Nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận. Tuy nhiên doanh thu tăng chưa thể khẳng định rằng doanh nghiệp đó kinh doanh có hiệu quả. Doanh thu tăng có thể do nhiều nhân tố khác nhau. Có thể do nhận được nhiều hợp đồng xây dựng, hay cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ hơn cho khách hàng. Do vậy cần đi sâu phân tích để thấy rõ hơn nguyên nhân làm ảnh hưởng đến doanh thu trong những năm qua dựa vào bảng 4.10 bên trên:
- Ở năm 2010 thì doanh thu chủ yếu của công ty có được từ 2 nguồn: doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hợp đồng xây dựng, trong đó doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty là 515 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,74% và doanh thu từ hoạt động xây dựng đạt 29.104 triệu đồng, chiếm 98,26% tỷ trọng.
- So với năm 2010 thì năm 2011 doanh thu của công ty từ 2 nguồn trên giảm, kéo theo tổng doanh thu đi xuống. Trong đó, doanh thu hoạt động cung cấp dịch vụ có được 955 triệu đồng, cao hơn 440 triệu đồng. Doanh thu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ có 3,91%, tăng lên 2,17%. Khi đó, doanh thu từ hợp đồng xây dựng chiếm tỷ trọng rất lớn tạo nên doanh thu chủ yếu cho công ty. Nhưng trong năm nay thì tỷ trọng này lại giảm xuống còn 96,09%, tương ứng với mức giảm là 2,17%. Nguyên nhân làm cho tổng doanh thu giảm xuống chính là do doanh thu từ hợp đồng xây dựng giảm. Đây là nguồn doanh thu chính, chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu, công ty cần cân nhắc và có biện pháp phù hợp gia tăng các hợp đồng xây dựng như tạo uy tín thực hiện chính sách marketing và nâng cao chất lượng các công trình chẳng hạn.
- Sang năm 2012, tổng doanh thu của công ty tăng tương đối cao. Doanh thu từ cung cấp dịch vụ là 8.390 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,62%
56
trong tổng doanh thu, so với năm 2011 doanh thu này tăng lên 4.115 triệu đồng, tương ứng tỷ trọng này tăng lên là 12,78%. Doanh thu từ hợp đồng xây dựng là 21.992 triệu đồng, chiếm 72,38% tỷ trọng, giảm 23,71% tỷ trọng so với năm 2011. Tuy doanh thu từ hợp đồng xây dựng bị giảm nhưng bù lại doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ tăng lên rất cao. Hoạt động cung cấp dịch vụ ở đây là nhận hợp đồng giám sát các công trình xây dựng nhà ở và thiết kế bản vẽ cho các công ty khác. Đây là nguyên nhân chính làm tăng doanh thu cho công ty.
- Ở 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu thu về chủ yếu từ hoạt động cung cấp dịch vụ và hợp đồng xây dựng. Cụ thể doanh thu từ cung cấp dịch vụ là 259 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,35%. Doanh thu từ hợp đồng xây dựng là là 18.894 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 98,65%. Nếu so với 6 tháng của năm 2012 thì chỉ có nguồn doanh thu duy nhất từ hợp đồng xây dựng, doanh thu thu về là 10.379 triệu đồng.
Ngoài ra, công ty còn có doanh thu từ hoạt động tài chính như lãi tiền gửi và thu từ việc mua bán cổ phiếu. Năm 2010 công ty thu được 656 triệu đồng. Năm 2011 là 1.015 triệu đđồng, sang năm 2012 nguồn thu này là 1.605 triệu đồng.
4.6.1.2. Giá vốn hàng bán
Bảng 4.11 Bảng tổng chi phí của công ty
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/2012 6/2013
1. CP NVL TT 20.325 11.727 20.055 5.840 11.700 - CP NVL chính 19.785 11.248 19.640 5.640 11.200 - CP NVL phụ 540 497 415 200 500 2. CPNCTT 3.357 1.853 3.430 1.689 2.111 3. CP SXC 624 247 321 132 505 5. GVHB 24.306 13.827 23.806 7.661 14.316
Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH XD & TM Nhân Lực
Giá vốn hàng bán là nhân tố quan trọng trong việc kết thành chi phí. Như đã nói trên, thì giá vốn hàng bán chiếm khoảng 98% các khoản chi phí của công ty. Giá vốn hàng bán bao gồm giá nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Tổng chi
57
phí giá vốn hàng bán ở năm 2010 là cao nhất, kế đến là năm 2012. Năm 2011 chi phí giá vốn hàng bán của công ty là thấp nhất, đây cũng là năm mà công ty kinh doanh có hiệu quả. Bởi giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ rất cao, góp phần không nhỏ trong việc giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận. Cụ thể như sau:
- Ta thấy năm 2010 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 20.325 triệu đồng, chiếm 83,62% tỷ trọng giá vốn hàng bán. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu chính 19.785 triệu đồng, chiếm 81,40% tỷ trọng giá vốn hàng bán. Chi phí nguyên vật liệu phụ là 540 triệu đồng, chiếm 2,22% tỷ trọng. Chi phí nhân công trực tiếp 3.357 triệu đồng, chiếm 13,81% tỷ trọng giá vốn hàng bán. Chi phí sản xuất chung của công ty 624 triệu đồng, chiếm 2,57% tỷ trọng.
- Năm 2011, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11.727 triệu đồng, chiếm 84,81% tỷ trọng giá vốn hàng bán. Nếu so với năm 2010 thì chi phí này giảm 8.598 triệu đồng. Trong đó chi phí nguyên vật liệu chính là 11.248 triệu đồng, chiếm 81,35% giá vốn hàng bán, giảm 8.537 triệu đồng và chi phí nguyên vật liệu phụ là 497 triệu đồng, giảm 43 triệu đồng so với năm 2010. Chi phí nhân công trực tiếp là 1.853 triệu đồng, chiếm 13,40% tỷ trọng giá vốn hàng bán của công ty, giảm 1.504 triệu đồng. Chi phí sản xuất chung của công ty là 247 triệu đồng, nếu so với năm 2010 thì chi phí này giảm 377 triệu đồng. Nguyên nhân làm chi phí giá vốn hàng bán giảm nhận được ít hợp đồng xây dựng và do quyết toán công trình theo dự toán nhưng trong cuốn dự toán tiền nguyên vật liệu thực tế giá thấp hơn. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đều giảm.
- Năm 2012, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 20.055 triệu đồng, chiếm 84,24% giá vốn hàng bán. So với năm 2011 thì chi phí này tăng 8.328 triệu đồng. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu chính là 19.640 triệu đồng, chiếm 82,50% tỷ trọng giá vốn hàng bán, tương ứng tăng 8.392 triệu đồng so với năm 2011. Chi phí nguyên vật liệu phụ là 415 triệu đồng, giảm 82 triệu đồng. Chi phí nhân công trực tiếp của công ty trong năm là 3.430 triệu đồng, chiếm 14,41%, tăng 1.577 triệu đồng so với năm 2011. Sở dĩ, khoản chi phí này tăng do công ty áp dụng chính sách khen thưởng, tăng lương nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của công nhân viên. Chi phí sản xuất chung là 321 triệu đồng, chiếm 1,35% chi phí giá vốn hàng bán, tương ứng giảm 74 triệu đồng. Nguyên nhân làm giá vốn hàng bán trong năm nay tăng là do giá nguyên vật liệu tăng. Cụ thể là giá xi măng, cát, đá, gạch… đều tăng lên khoảng 20% - 30% làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá vốn hàng bán.
- Tháng 6 năm 2013 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 11.700 triệu đồng, chiếm 81,73% chi phí giá vốn hàng bán. Nếu so với 6 tháng năm 2012
58
thì chi phí này tăng 5.860 triệu đồng. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11.200 triệu đồng, tăng 5.560 triệu đồng, chiếm 78,23% tỷ trọng giá vốn hàng bán và chi phí nguyên vật liệu phụ 500 triệu đồng, chiếm 3,49% tỷ trọng giá vốn hàng bán, tăng 300 triệu đồng. Chi phí nhân công trực tiếp là 2.111 triệu đồng, tăng 422 triệu đồng, theo đó tỷ trọng cũng tăng lên, chiếm 14,75% trong tổng giá vốn hàng bán. Chi phí sản xuất chung là 505 triệu đồng, tăng 373 triệu đồng, chiếm 3,53% giá vốn hàng bán.
4.6.1.3. Nhân tố chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp
Bảng 4.12 Chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp của công ty
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6/2012 6/2013
CPQLDN 890 1.265 1.759 454 890
CP nhân viên quản lý 713 962 1.504 384 734
CP đồ dùng văn phòng 35 81 50 27 47 Khấu hao TSCĐ 72 99 153 39 77 Thuế, phí và lệ phí 45 31 7 1 6 CP dịch vụ mua ngoài 24 12 11 0,5 1 CP bằng tiền khác - 80 34 3,5 26 CPTC 2.175 3.374 6.222 2.237 3.900 Tổng 3.065 4.639 7.981 2.691 4.790
Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH XD & TM Nhân Lực
Ngoài nhân tố giá vốn hàng bán còn có nhân tố chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Các khoản chi phí này cũng chiếm khá cao trong tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ sau chi phí giá vốn hàng bán. Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, các khoản thuế, phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Khoản chi phí này có ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình kinh doanh.
Cụ thể ở năm 2010, chi phí quản lý doanh nghiệp là 890 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 29,04% trong tổng chi phí. Trong đó chi phí nhân viên quản lý chiếm 80,11% tỷ trọng. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí đồ dùng văn phòng là 35 triệu đồng, chiếm 3,93% tỷ trọng. Sau chi phí quản lý nhân viên, chi phí khấu hao tài sản chiếm
59
tỷ trọng cũng khá lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản của công ty là 72 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,09%. Chi phí chi trả cho thuế và lệ phí là 45 triệu đồng, chiếm 5,06% tỷ trọng. Còn chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty là 24 triệu đồng, chiếm 2,70% tỷ trọng trong chi phí quản lý doanh nghiệp.
Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng lên 1.265 triệu đồng, cao hơn năm 2010 là 376 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 27,27% trong tổng chi phí. Trong đó, chi phí nhân viên quản lý 962 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 76,05%. Nếu so với năm 2010 thì chi phí này tăng 249 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho chi phí quản lý nhân viên tăng là do công ty muốn tăng cường tốc độ xây dựng các công trình nên thuê thêm một số lao động. Chi phí quản lý văn phòng trong năm nay là 81 triệu đồng, chi phí này chiếm 6,40% tỷ trọng trong chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng 46 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho khoản chi phí này tăng là do công ty cần mua sắm thêm một số thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in và một số thiết bị khác…Chi phí khấu hao tài sản cố định là 99 triệu đồng, chiếm 7,83% tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp, tăng 27 triệu so với năm 2010. Nguyên nhân do mua thêm các thiết bị văn phòng giá trị khấu hao có phần tăng lên. Các khoản phí và lệ phí so với năm giảm xuống còn 31 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,45% trong chi phí quản doanh nghiệp, giảm được 14 triệu đồng so với năm 2010. Công ty chi cho phí dịch vụ mua ngoài là 12 triệu đồng, chiếm 0,95% tỷ trọng, so với năm 2010 thì khoản chi phí này giảm được 12 triệu đồng. Trong năm nay có phát sinh thêm khoản chi phí bằng tiền khác là 80 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 6,32%. Tóm lại nguyên nhân làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp ở năm 2011 tăng hơn so với năm 2010 do các khoản chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao tài sản cố định và có phát sinh thêm khoản chi phí bằng tiền khác.
Ở năm 2012, chi phí quản lý doanh nghiệp là 1.759 triệu đồng, chiếm 22,03% tỷ trọng tổng chi phí. Trong đó, chi phí nhân viên quản lý là 1.504 triệu đồng, chiếm 85,50% tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. So với năm 2011 chi phí này tăng lên 542 triệu đồng. Nguyên nhân làm chi phí nhân viên quản lý tăng là do công trình nhiều tuyển thêm nhiều nhân viên nên đẩy khoản chi phí này lên cao. Chi phí đồ dùng văn phòng là 50 triệu đồng, chiếm 2,84% tỷ trọng trong chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm 31 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân chi phí này giảm do các thiết bị văn phòng hầu như đầy đủ không đầu tư thêm, chi phí phát sinh ở đây là chi phí điện nước, mực in, giấy các loại…Chi phí khấu hao tài sản của công ty trong năm là 153 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,70% trong chi phí quản lý doanh nghiệp, so với năm 2011 thì chi phí này tăng 54 triệu đồng. Nguyên nhân do công ty mới mua thêm máy
60
móc bị nên làm số tiền khấu hao gia tăng. Về phí và lệ phí thì giảm hơn so với năm 2011 là 7 triệu đồng, chiếm chỉ 0,40% tỷ trọng, giảm 2,05% về tỷ trọng. Chi phí dịch vụ mua ngoài là 11 triệu đồng, chiếm 0,63% tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm 1 triệu đồng so với năm 2011. Chi phí bằng tiền khác so với năm 2011 thì chi phí này chiếm 1,93% tỷ trọng, giảm xuống 46 triệu đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí quản lý doanh nghiệp là 890 triệu đồng. Nếu so với 6 tháng cùng kỳ của năm 2012 thì chi phí tăng cao hơn 436 triệu đồng, chiếm 18,58% tỷ trọng trong tổng chi phí kinh doanh của công ty. Trong đó, chi phí quản lý doanh nghiệp là 734 triệu đồng, chiếm 82,47% tỷ trọng. Chi phí đồ dùng văn phòng của công ty là 47 triệu đồng, chiếm 5,28% tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí khấu hao tài sản cố định của công ty là 77 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,65%. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì chi phí này tăng 38 triệu đồng, tương ứng giảm 0,06% tỷ trọng. Còn về phần phí và lệ phí là 6 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,67%. Nếu so với 6 tháng năm 2012 thì khoản chi phí này tăng 5 triệu đồng, tương ứng tăng 0,45% về tỷ trọng. Chi phí dịch vụ mua ngoài 1 triệu đồng, chi phí này chiếm tỷ trọng là 0,11%, so với 6 tháng năm 2012 thì chi phí này giảm 0,5 triệu đồng. Chi phí bằng tiền khác là 26 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,92% trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp. Nếu so với 6 tháng năm 2012 thì tỷ trọng của chi phí này lại tiếp tục tăng 2,15%. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm của năm 2013 thì tất cả các khoản chi phí của khâu quản lý doanh nghiệp điều tăng cao, nên đẩy chi phí quản lý tăng lên.
Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là các khoản chi phí lãi vay. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty. Do tính chất của công ty nên nguồn vốn lưu động cần cho việc kinh doanh là rất lớn. Để thu hồi lại vốn phải mất thời gian khá dài, do đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty và quá trình tái đầu tư sản xuất. Ở năm 2010 chi phí tài chính của công ty là 2.175 triệu đồng, chiếm 70,96% tỷ trọng. Đến năm 2011 thì chi phí này là 3.374 triệu đồng, tăng 1.199 triệu đồng so với năm 2010, chiếm 72,73% tỷ trọng trong tổng chi phí, tăng 1,77% tỷ trọng. Sang năm 2012 chi phí tài chính là 6.222 triệu đồng, tăng rất cao. Nếu so với năm 2011 thì chi phí này tăng 2.848 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,96% trong tổng chi phí, tăng 5,73% tỷ trọng trong tổng chi phí. Qua 6 tháng đầu năm 2013 thì