Phân tích tình hình chi phí

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh xd tm nhân lực sóc trăng (Trang 35)

- Các đội thi công: Thực hiện nhiệm vụ hoàn thành các công trình được giao khoán theo hình thức khoán nội bộ Các đội trưởng nhận khoán theo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI NHÂN LỰC SÓC TRĂNG

4.3.1.1. Phân tích tình hình chi phí

Chi phí là nhân tố ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh doanh của công ty. Phân tích chung về các khoản chi phí sẽ đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí kỳ này so với kỳ trước, xác định được mức độ tiết kiệm hay bội chi chi phí. Theo báo cáo tài chính thì chi phí của công ty bao gồm: chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác. Trong đó chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại chi phí còn lại. Để hiểu rõ hơn tình hình chi phí của công ty như thế nào ta nhìn vào bảng 4.4 và phần phân tích ở bên dưới:

35

Bảng 4.4 Phân tích tình hình chi phí của công ty TNHH XD & TM Nhân Lực Sóc Trăng giai đoạn 2010 - 6/2013

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH XD & TM Nhân Lực

Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH XD & TM Nhân Lực

GVHB: giá vốn hàng bán

Chi phí QLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp CP TC: Chi phí tài chính CP khác: Chi phí khác Tổng CP: Tổng chi phí Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 6.2013/6.2012

2010 2011 2012 6/2012 6/2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1. GVHB 24.306 13.827 23.806 7.661 14.316 (10.479) (43,11) 9.979 72,17 6.655 86,87

2. Chi phí QLDN 890 1.264 1.758 454 890 374 42,02 494 39,08 436 96,04

3. CP TC 2.175 3.374 6.222 2.237 3.900 1.199 55,13 2.848 84,41 1.663 74,34

4. CP khác 8.200 15 - - - (8.185) (99,82) - - - -

36

Năm 2010 tổng chi phí của công ty là cao nhất, tổng chi phí chiếm 35.571 triệu đồng giá trị, trong đó chi phí giá vốn hàng bán là 24.306 triệu đồng, chiếm 68,33% tổng chi phí. Sang năm 2011, tổng chi phí của công ty là 18.480 triệu đồng, trong đó giá vốn hàng bán là 13.827 triệu đồng, giảm xuống 10.479 đồng giá trị, tương ứng với tỷ lệ giảm là 43,11% so với năm 2010. Tuy nhiên, tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tổng chi phí lại cao hơn năm 2010, chiếm 74,82%. Năm 2012 giá vốn hàng bán là 23.806 triệu đồng, tăng 9.979 triệu đồng giá trị, chiếm tỷ lệ 72,17% so với năm 2011. Tổng chi phí theo đó cũng tăng lên 31.786 triệu đồng. Nếu so với năm 2011 thì tăng 13.306 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 72,00%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí giá vốn hàng bán tăng 6.655 triệu đồng giá trị so với 6 tháng đầu năm 2012, chiếm tỷ lệ 86,87%. Theo đó tổng chi phí cũng tăng 8.754 triệu đồng, chiếm 84,56%. Từ phân tích trên cho thấy tình hình chi phí của công ty có sự biến động theo chiều hướng tăng, tổng chi phí qua các năm còn cao. Chỉ ở năm 2011 chi phí có phần giảm so với các kỳ phân tích bởi vì công ty có ký hợp đồng mua một lượng lớn vật liệu xây dựng từ năm trước, giữ được mức giá cũ. Nguyên nhân làm chi phí tăng một phần do tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến lạm phát, đồng tiền mất giá, chi phí chi trả cho nhân viên cao hơn trước, xăng dầu ngày tăng cao làm cho chi phí nguyên vật liệu tăng.

Một khoản chi phí tuy chiếm rất nhỏ nhưng luôn gắn liền với quá trình kinh doanh của công ty, đó là chi phí quản lý doanh nghiệp. Khoản chi phí này chủ yếu là chi phí quản lý kinh doanh, chi phí nhân viên quản lý, chi phí quản lý hành chính văn phòng, chi phí điện thoại và một số khoản chi phí quản lý khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý và giúp cho công ty có sự phát triển ổn định và bền vững. Nhìn chung khoản chi phí này có sự tăng dần qua các kỳ phân tích.

- Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 1.264 đồng, tăng 374 triệu đồng giá trị, tương ứng với tỷ lệ tăng 42,02% so với năm 2010. Nguyên nhân làm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng do trong năm nhận được nhiều công trình xây dựng nên tuyển thêm một số lao động, đẩy chi phí quản lý nhân viên và các khoản chi phí khác tăng lên.

- Sang năm 2012 chi phí này tiếp tục tăng lên 1.758 triệu đồng, tương ứng tăng 494 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 39,08% so với năm 2011. Cũng như ở năm 2011, nguyên nhân chính làm chi phí tăng là chi phí quản lý nhân viên và các khoản chi phí khác cũng tăng theo, đặc biệt trong năm 2012 công ty đầu từ thêm một số máy móc, thiết bị nên làm chi phí khấu hao tăng nhiều hơn.

37

- Đối với 6 tháng đầu năm 2013 thì khoản chi phí này là 890 triệu đồng, tăng 436 triệu đồng giá trị, chiếm tỷ lệ tương ứng là 96,04% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm các khoản chi phí kinh doanh tăng là do công ty tăng lương cho nhân viên đồng thời chi cho việc mua thêm dụng cụ, thiết bị phục vụ văn phòng.

Chi phí hoạt động tài chính của công ty phát sinh chủ yếu từ lãi suất đi vay phải trả cho các Ngân hàng. Qua các năm chi phí tài chính ngày càng tăng. Năm 2011 khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty là là 13.500 triệu đồng, tương ứng với khoản chi phí tài chính là 3.374 triệu đồng, tăng 1.199 triệu đồng giá trị, tương ứng tăng với tỷ lệ 55,13% so với năm 2010. Sang năm 2012, khoản chi phí này lại tiếp tục tăng rất mạnh đưa khoản mục chi phí này lên mức 6.222 triệu đồng giá trị, tăng lên 2.848 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 84,41% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho chi phí tài chính tăng lên do công ty cần nhiều nguồn vốn để bổ sung vào nguồn vốn lưu động, đẩy khoản vay và nợ ngắn hạn của công ty tăng lên 36.700 triệu đồng, tăng 23.200 triệu đồng so với năm 2011. Và chỉ trong vòng 2 quý đầu năm của năm 2013, chi phí tài chính cũng tăng khá mạnh, cụ thể là 3.900 triệu đồng, tăng 1.663 triệu đồng giá trị, chiếm tỷ lệ 74,34%. Do tính chất công ty xây dựng cần bỏ nhiều vốn để đầu tư mà thời gian thu hồi vốn lại rất dài nên công ty thiếu hụt vốn đầu tư vào các công trình mới nên phải cần đến nguồn vốn vay Ngân hàng và gia tăng qua các năm. Nguyên nhân tiếp theo chính là mức lãi suất vay cho các doanh nghiệp kinh doanh mặc dù trong những năm gần đây Ngân hàng đua nhau giảm tỷ lệ lãi vay do ứ đọng vốn nhưng thật ra mức lãi doanh nghiệp phải trả hàng năm cũng khá lớn vì phải vay với gói vay lớn mới được ưu đãi trong những tháng đầu, và những tháng sau thì lãi suất lại tăng vọt đến không tưởng. Đây cũng là điều đáng lo ngại, công ty cần cân nhắc kỹ.

Ngoài các khoản chi phí phân tích trên, công ty còn có thêm một khoản chi phí khác, chi phí này chỉ có phát sinh ở hai năm đầu. Năm 2010 chi phí khác là 8.200 triệu đồng, khoản chi phí này là giá vốn hàng bán của bất động sản. Cho đến năm 2011 thì khoản chi phí này lại giảm xuống còn 15 triệu đồng, giảm xuống 8.185 triệu đồng với tỷ lệ là 99,82% so với năm đầu. Khoản chi phí của năm nay là do chi phí còn lại chưa khấu hao của tài sản cố định đã bán ở mục trên.

Tóm lại, chi phí trong giai đoạn từ năm 2010 – 6/2013 của công ty có sự gia tăng không ngừng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên giá vốn hàng bán ở năm 2011 có sự sụt giảm đáng kể. Như phân tích, năm 2011 là mà công ty gặp khó khăn do chính sách của Chính phủ ban hành, nhưng có lẻ đã dự đoán được tình hình tăng lên của vật liệu công ty

38

đã ký hợp đồng trước nên đã giảm đi rất khoản lớn chi phí, đây là điều đáng mừng. Công ty cần phát huy hơn nữa nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh, đồng thời hạn chế đến mức tối thiểu các khoản chi phí không cần thiết làm ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.

4.3.1.2. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới tổng chi phí

Tổng chi phí kinh doanh của công ty được tạo nên bởi 3 loại chi phí: chi phí kinh doanh, chi phí tài chính và chi phí khác. Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn

Gọi: - CP là tổng chi phí

- CPKD là chi phí kinh doanh - CPTC là chi phí tài chính

- CPK là chi phí khác

- Chi phí năm 2011 so với năm 2010 + Tổng chi phí năm 2010 CP10 = CPKD + CPTC + CPK = 25.196 + 2.175 + 8.200 =35.571 (triệu đồng) + Tổng chi phí năm 2011 CP11 = CPKD + CPTC + CPK = 15.091 + 3.374 + 15 = 18.480 (triệu đồng) Đối tượng phân tích:

∆CP11 = CP11 - CP10

= 18.480 - 35.571 = - 17.091 (triệu đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí kinh doanh

CPKD = 15.091 - 25.196 = -10.105 (triệu đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính

CPTC = 3.374 - 2.176 = 1.198 (triệu đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác

CPK = 15 – 8.200 = - 8.185 (triệu đồng) Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng:

39

= (-10.105) + 1.199 + (- 8.185)

= - 17.091 (triệu đồng), đúng bằng đối tượng phân tích Tổng chi phí tài chính của công ty năm 2011 so với năm 2010 giảm 17.091 triệu đồng. Nguyên nhân do chi phí kinh doanh giảm 10.105 triệu đồng, và chi phí tài chính giảm 8.185 triệu đồng.

- Chi phí năm 2012 so với năm 2011 + Tổng chi phí năm 2011 CP11 = CPKD + CPTC + CPK = 15.091 + 3.374 + 15 = 18.480 (triệu đồng) + Tổng chi phí năm 2012 CP12 = CPKD + CPTC = 25.564 + 6.222 = 31.786 (triệu đồng) Đối tượng phân tích:

∆CP12 = CP12 - CP11

= 31.786 - 18.480 = 13.306 (triệu đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí kinh doanh

CPKD = 25.564 - 15.091 = 10.473 (triệu đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính

CPTC = 6.222 - 3.374 = 2.848 (triệu đồng) + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác

CPK = 0 – 15 = -15 (triệu đồng) Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng:

∆CP12 = CPKD + CPTC + CPK = 10.473 + 2.848 + (-15)

= 13.306 (triệu đồng), đúng bằng đối tượng phân tích Vậy tổng chi phí năm 2012 so với năm 2011 tăng 13.306 triệu động. Nguyên nhân làm cho tổng chi phí tăng lên là do chi phí kinh doanh tăng 10.473 triệu đồng, chi phí tài chính tăng 2.848 triệu đồng.

- Tổng chi phí 6 tháng năm 2013 so với 6 tháng năm 2012 + Tổng chi phí 6 tháng năm 2012

40 CP6/12 = CPKD + CPTC

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh xd tm nhân lực sóc trăng (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)