Loại rượu làm giảm nguy cơ ung thư

Một phần của tài liệu phương pháp phòng ngừa và ứng dụng của công nghệ PASS (Trang 120)

IV. Dinh dưỡng với bệnh viêm gan

6.Loại rượu làm giảm nguy cơ ung thư

Nghiên cứu tại Đại học South Carolina – Columbia cho thấy là ăn thịt nướng quá chín có thể đưa đến nguy cơ ung thư vú. Theo nghiên cứu ở Nhật thì chất gây ung thư đó thuộc nhóm heterocyclic amines (HAs), nhưng khi dùng

Tác dụng tiêu cực của rượu

1. Rượu là chất gây nghiện

Ngay cả khi sử dụng rượu như một loại thuốc để trị bệnh, rượu vẫn có thể gây nghiện nếu uống nhiều và liên tục. Và ghiền rượu là một bệnh có thể đưa tới sự hủy hoại cơ thể, phần xác cũng như phần hồn. Ghiền cũng kéo theo những băng hoại trong gia đình và là gánh nặng cho xã hội.

2. Rượu có nhiều nguy cơ gây ung thư

Theo American Cancer Society, người uống trên 45ml rượu mạnh mỗi ngày thì có nhiều nguy cơ bị ung thư miệng, cuống họng, riêng với phụ nữ còn có thêm khả năng tăng nguy cơ ung thư vú. Nghiên cứu tại University of Oklahoma

cho thấy là uống nhiều hơn 525ml bia mỗi ngày thì có nhiều nguy cơ bị ung thư trực tràng.

3. Rượu đưa đến suy dinh dưỡng

Uống nhiều rượu đưa đến suy dinh dưỡng. Như đã trình bày ở trên, rượu chỉ cung cấp cho cơ thể một số năng lượng, còn chất dinh dưỡng lại rất ít. Uống một ít bia có thể giúp ăn ngon miệng hơn, nhưng uống đến vài lon thì no cả bụng, trong dạ dày không còn chỗ cho thực phẩm.

Ngoài ra, nếu uống nhiều, đi tiểu nhiều, lại thêm ói mửa, tiêu chảy thì mất hết vitamin, khoáng chất. Thế là thiếu dinh dưỡng với nhiều hậu quả nguy hại khôn lường.

4. Rượu làm rối loạn cương dương

nâng cao cholesterol trong máu. Còn mỡ đóng ở vòng số ba khi phụ nữ lên cân thì ít có ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Gerard Klose, một nhà nghiên cứu ở Đức cho biết là đàn ông có vòng bụng 94cm đã bắt đầu có vấn đề, nếu vòng bụng lên trên 102cm thì người đó có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh ung thư.

7. Rượu gây khuyết tật cho thai nhi

Hội chứng “mẹ nghiện rượu, con khuyết tật” là một hậu quả đáng chê trách khi người mẹ đang mang thai mà uống nhiều rượu. Khi mang thai dù uống ít rượu cũng không tốt, còn nếu uống nhiều và kéo dài, liên tục thì sẽ rút ngắn thai kỳ (sinh non), đứa trẻ có đầu nhỏ, mặt dị dạng, tim hư, trí tuệ đần độn... Những đứa con bất hạnh do mẹ nghiện rượu là một gánh nặng về mọi mặt cho cả gia đình và xã hội.

8. Rượu gây mất tự chủ

Uống nhiều có thể đưa đến mất tự chủ, dễ nóng giận, gây gổ và hay gây ra tai nạn như đụng xe, té ngã. Hàng trăm sự việc không mong muốn đều có thể bắt đầu từ chỗ không làm chủ được bản thân.

Uống vào lúc nào

Đa số đều đồng ý là nên uống vào bữa ăn có cơm có thịt. Thức ăn tạo lớp lót trong lòng dạ dày, rượu cũng hòa lẫn trong thức ăn nên giảm tốc độ rượu ngấm vào máu. Thức ăn cung cấp chất dinh dưỡng, làm ta mau no bụng, sẽ uống

3. Thuốc trị trầm cảm và rượu đều có tác dụng làm dịu thần kinh, mà nếu dịu quá thì lại có nhiều hậu quả không tốt vì sẽ có tai nạn khi lái xe, giảm chức năng nhiều cơ quan, đưa đến khó thở, buồn ngủ, huyết áp thấp, hôn mê.

Bệnh nhân đang uống loại thuốc tâm thần Monoamine Oxidase (MAO) đều không được uống rượu vì tương tác mạnh của hai thứ.

4. Tại các trung tâm cai nghiện rượu, người bệnh thường được cho uống thuốc viên loại Disulfam. Đây không phải là thuốc trị nghiện, mà là loại thuốc dùng để “răn đe”, nhắc nhở người nghiện đừng uống rượu. Vì khi đã uống Disulfam thì dù chỉ uống một tí rượu là mặt mày sẽ nóng bừng, ói mửa, chóng mặt, huyết áp giảm, tâm thần bấn loạn rất khó chịu. Mỗi lần nghĩ tới phản ứng này là người nghiện sẽ ghê sợ, không dám uống rượu nữa.

5. Đang uống thuốc cầm máu, đang có bệnh tiểu đường thì không nên uống rượu, vì rượu làm chuyển hóa thuốc cầm máu, làm máu loãng hơn cũng như làm giảm đường trong máu khiến có cơn thiếu đường trầm trọng.

6. Người uống rượu mà hút tới một bao thuốc lá mỗi ngày thì có nhiều nguy cơ ung thư phổi hơn người không uống rượu.

VAØ PHỤ NỮ CÓ THAI

Rượu là một trong các dược phẩm cổ xưa nhất mà

nhân loại đã từng biết tới. Và rượu cũng là một trong những chất độc hại mà con người tự nguyện tiêu thụ.

Tại một vài quốc gia Âu Mỹ, rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ra chậm phát triển trí tuệ cho đứa con khi người mẹ mang thai nghiện rượu. Hậu quả này đứng trên cả hội chứng Down, trường hợp đứa con chậm trí do mẹ lớn tuổi sinh con lần đầu.

Từ thế kỷ thứ 18, các nhà nghiên cứu và các thầy thuốc Anh, Pháp đã quan sát thấy hậu quả không tốt của rượu đối với thai nhi khi người mẹ mang thai uống rượu.

Nhưng thực ra ảnh hưởng tai hại này đã được ghi nhận trong Kinh Thánh: “Người nữ có thai đều được nghiêm túc khuyến cáo là không uống rượu nho hoặc đồ uống mạnh và không được ăn thực phẩm không tinh khiết để tránh tổn thương cho thai nhi.”

Triết gia Aristote thì nói những người mẹ say sưa, điên khùng, thường sinh ra con lù đù, chậm chạp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đến năm 1989, trên mỗi chai rượu đều buộc ghi lời cảnh báo về FAS như sau: “Phụ nữ không nên uống rượu khi mang thai vì có nguy cơ gây khuyết tật cho thai nhi.” Việc ghi rõ lời cảnh báo này trên nhãn hiệu rượu là sự thành công của nhiều cuộc vận động kể từ năm 1977, vì các hãng sản xuất rượu luôn phản đối để bảo vệ quyền lợi của họ.

Cũng năm 1989, tại Hoa Kỳ, trên giấy khai sinh có dành thêm một ô trống để ghi rõ nếu người mẹ nghiện rượu trong thời gian mang thai đứa trẻ.

Cũng giống như với trường hợp thuốc lá, nhiều người đã đứng ra kiện các nhà sản xuất rượu vì tác dụng tai hại của rượu trên thai nhi.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cho đến nay người ta vẫn ghi nhận một tỷ lệ từ 1 đến 3 phần ngàn trẻ em trên toàn thế giới chịu ảnh hưởng của tình trạng đáng buồn này.

Ảnh hưởng rượu trên thai nhi

Khi uống rượu thì mẹ uống bao nhiêu con cũng uống bấy nhiêu, vì rượu theo máu lưu chuyển sang con với cùng nồng độ.

Nếu trong máu mẹ có nồng độ rượu là 0,3% thì ở thai nhi cũng là 0,3%. Nhưng nhờ cơ thể to lớn hơn, lá gan lớn hơn, nên người mẹ phân hủy lượng rượu này nhanh chóng hơn so với thai nhi. Vì thế, nếu người mẹ say rượu chỉ trong vài giờ thì thai nhi vẫn còn tiếp tục “li bì” đến vài ngày! Uống say khướt trong thời gian ngắn lại càng nguy hại hơn cả uống lai rai kéo dài nhiều năm.

những biểu hiện khác nhau.

Khi tuổi còn thơ, trẻ hay bồn chồn, dễ bị kích thích, ăn ngủ khó khăn, chậm lớn, chậm phát triển, cử động không nhịp nhàng.

Trước tuổi đi học, trẻ có biểu hiện hiếu động quá mức, kém tập trung, chậm hiểu, diễn tả ngôn ngữ khó khăn.

Vào tuổi đi học thì trẻ không thể tập trung sự chú ý, quá hiếu động, không biết làm toán, học hỏi chậm, kém tiếp thu, hành động không tự chủ.

Khi lớn lên, trẻ kém trí nhớ, kém suy luận, nhận xét, không biết cách sử dụng tiền bạc, không biết hậu quả việc làm, hành động theo dục tính không hợp lý, có vấn đề trong hành vi, cư xử.

Hội chứng này là một tàn tật vĩnh viễn, vì không thể chữa trị dứt cũng như cơ thể trẻ không thể tự vượt qua khi lớn lên như một số bệnh tật khác. Lý do là vì tế bào thần kinh hư hỏng không hồi phục. Nhiều tế bào thần kinh không phát triển, không tăng trưởng, bỏ trống, thiếu dây thần kinh nối kết nên các chức năng bị rối loạn.

Đây là một vấn đề quan trọng gây ảnh hưởng tới sức khỏe nạn nhân cũng như có nhiều hậu quả xấu cho cả gia đình và xã hội.

3. Giai đoạn mang thai

Nghiên cứu trên cơ thể loài vật mang thai cho thấy tác hại của rượu trong giai đoạn đầu tiên của thai kỳ (tương đương với 3 tháng đầu tiên của thai kỳ ở con người) đưa tới khuyết tật các cơ quan cơ thể; giai đoạn thứ hai và thứ ba dẫn đến hành vi bất thường. Nhiều quan sát cho thấy

1983 đã sửa lại là “khi có thai nên tránh uống rượu là tốt nhất”.

Năm 1977, hai tổ chức quan trọng về bệnh nghiện rượu tại Hoa Kỳ là National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism (NIAAA) và National Council on Alcoholism and Drug Dependence (NCADD) ra một thông cáo chung tuyên bố rằng “phụ nữ có thai nếu mỗi ngày uống từ 90ml rượu mạnh trở lên sẽ có nhiều nguy cơ sinh con khuyết tật”. Cẩn thận hơn nữa, họ còn xác nhận thêm “ngay cả từ 30ml cho tới 90ml rượu mạnh cũng có thể gây ra tổn thương cho thai nhi”.

Tập san của Hội Y sĩ Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 1984 có đăng một bài đại ý là “dù chỉ uống lượng rượu vừa phải cũng gây ra chậm tăng trưởng cho thai nhi”.

Càng ngày càng có nhiều chứng minh chắc chắn là tác hại của rượu lên thai nhi tùy thuộc vào số lượng: uống nhiều, hại nhiều. Vì thế, nhiều người dễ dàng đi đến kết luận là uống ít, hại ít; hay nói khác đi là khi người mẹ đang mang thai thì không có một liều lượng rượu nào có thể xem là an toàn cho thai nhi cả. Đặc biệt, chỉ cần có một đôi lần uống say mềm cũng đã quá đủ để gây hại nghiêm trọng cho thai nhi.

Vì không thống nhất ý kiến với nhau về một “liều lượng an toàn”, nên giới chức thẩm quyền lại thống nhất đưa ra một lời khuyên rất an toàn là không nên uống rượu khi có thai.

Vấn đề FAS đặt ra đúng vào giai đoạn có tỷ lệ phụ nữ, nhất là thiếu nữ, dùng rượu tăng cao. Trong khi đó kỹ nghệ sản xuất rượu lại phát triển rất mạnh và đóng góp nhiều

Tim thận có dị tật. Vách nhĩ thất thủng rách. Thận giảm sản, chia đôi; bàng quang có túi (bladder diverticula), ngọc hành nằm trong bụng.

Các em đều chậm lớn, biếng ăn, nhẹ cân, ngủ nghỉ bất thường. Đa số có thể tăng trưởng được nhưng rất chậm.

2. Chậm phát triển trí tuệ

Hầu hết các em có chỉ số thông minh IQ (intelligence quotient) thấp, khoảng 68 (so với chỉ số trung bình là 100). Khả năng đọc hiểu và khả năng toán học phát triển không đồng đều và cả hai đều chậm chạp.

Về phương diện giáo dục, mặc dù vẫn “có thể dạy dỗ được”, nhưng có đến 90% các em kém khả năng tiếp thu và diễn tả ngôn ngữ, 95% không học biết được cách sử dụng tiền.

Các em có tiếng nói lơ lớ, âm thanh nằm lại trong cuống họng, đều đều, cứng nhắc, phát âm không rõ dù ý nghĩa và nội dung bình thường.

Thời gian phản ứng chậm, kém tập trung; không phân biệt được màu sắc, khó nhớ tên người và sự vật; kém phán xét, không biết hậu quả hành động của mình; không ý thức được tương lai; không phân biệt khen chê, ơn nghĩa; kém phối hợp các hành động.

Ngay từ khi còn bé, các em đã ngang ngược, hay đòi hỏi và gây bực mình cho người khác. Lớn lên chúng thích sống cô độc, bất cần đời, không chơi với ai, không nghe lời ai, lười biếng, thụ động, buồn vô cớ, ăn cắp vặt, xâm phạm tình dục, lạm dụng rượu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế cho thấy là những phụ nữ có thai còn trẻ, hôn nhân tan vỡ, kém văn hóa, nghiện thuốc lá là những đối tượng thường uống nhiều rượu. Họ cần được lưu tâm khuyên giải nhiều hơn.

Trường hợp xét thấy cần phải bảo vệ thai nhi thì có thể đặt người mẹ dưới sự giám sát của luật pháp. Nghiện rượu khi có thai được nhiều người xem như một hình thức bạo hành với thai nhi, cướp mất đi quyền sống cuộc đời bình thường của chúng.

Trong hướng dẫn, giáo dục, nên nhấn mạnh ở những ảnh hưởng xấu của rượu và lợi ích của cả mẹ lẫn con khi mẹ ngưng uống. Không bao giờ quá trễ để bỏ rượu, vì ngưng lúc nào là thai nhi bớt nguy hại lúc đó, và dù muộn đến đâu cũng vẫn còn hơn là cứ tiếp tục uống. Thuyết phục hơn là dọa nạt để tránh thái độ đối kháng, bướng bỉnh.

Với đứa con thì việc chăm sóc, điều trị phức tạp, tốn kém và lâu dài hơn vì đứa bé sinh ra với nhiều vấn đề tổn thương về thể xác và tâm thần hầu như không hồi phục.

Vào tuổi đi học, các em đều có nhiều khó khăn trong học đường. Lớn lên, các em hay có những hành vi không hợp lý, phạm pháp, không giữ được liên hệ gia đình, nhất là đối với người mẹ đã sinh ra mình. Đa số các em được chăm sóc bởi cha mẹ nuôi hoặc trong viện mồ côi. Nhiều em sau này cũng rơi vào vòng nghiện ngập, bê tha.

Và xã hội phải cưu mang gánh nặng giúp đỡ các em suốt đời.

VAØ SỨC KHỎE

Từ xa xưa, con người đã biết rán mỡ lợn lấy mỡ nước để xào nấu. Tóp mỡ còn được chế biến thành món ăn như chiên giòn, xào với các loại rau hoặc nấu canh cà chua. Người ta ăn mỡ heo thả cửa, vô tư. Món thịt mỡ dưa hành, thịt kho đông với nhiều mỡ trắng không thể thiếu trong dịp có khách hay lễ lạc.

Rồi đến thời gần đây, khi kỹ nghệ chế biến thức ăn phát triển mạnh thì thịt hộp, pa tê, bơ sữa, jambon nhiều chất béo lan tràn khắp nơi trên thế giới và trở thành những món ăn thời thượng, sang trọng. Chất béo đã đồng hành trong các bữa ăn của con người không biết tự bao giờ.

Vậy mà không mấy ai có thể ngờ được rằng, với những khám phá mới của khoa học ngày nay thì mỡ lợn đã được chỉ rõ là một trong những chất béo có nguy cơ đưa đến bệnh vữa xơ động mạch với các biến chứng gây nhiều tử vong, tàn phế.

Và từ đó con người rất lưu tâm, đôi khi quá ám ảnh, tới vai trò của chất béo trong bệnh tim mạch. Nhiều người còn không nắm vững, đôi khi bối rối về sự tương quan giữa chất béo trong thực phẩm với các bệnh tim vì có quá nhiều thông tin nghiên cứu phức tạp.

Chất béo

Chất béo hoặc lipid là những phân tử không hòa tan trong nước. Lipid có chứa nhiều acid béo (fatty acid), rất cần thiết cho sự tăng trưởng của con người. Ngoài ra lipid

còn có nhiều vai trò quan trọng khác trong cơ thể như: 1. Là thành phần cấu tạo màng tế bào.

2. Là nguồn cung cấp năng lượng.

3. Là lớp độn để cách ly và bảo vệ phủ tạng.

4. Là phương tiện chuyên chở các vitamin hòa tan trong chất béo.

Có nhiều loại lipidcholesterolacid béo được nhắc tới nhiều hơn cả.

a. Acid béo

Gồm có các nhóm khác nhau như acid béo bão hòa

(saturated fatty acid) acid béo chưa bão hòa dạng đơn

(monounsaturated fatty acid) và acid béo chưa bão hòa dạng đa (polyunsaturated fatty acid). Tất cả đều được cấu tạo bởi các phân tử carbon, hydrogenoxygen.

Khi các phân tử có carbon mang một số lượng tối đa nguyên tử hydrogen thì chất béo được gọi là bão hòa

chức năng góp phần trong việc tạo màng tế bào, mô thần kinh não bộ, và là thành phần cấu tạo của mật, hormon steroid, vitamin D.

Hầu hết lượng cholesterol cần thiết trong cơ thể đều được gan cung cấp đủ nên ta không cần phải ăn thêm. Ở người khỏe mạnh, gan sẽ giảm việc tạo ra cholesterol khi thực phẩm có nhiều chất béo loại này được tiêu thụ.

Chỉ có thực phẩm từ động vật mới có cholesterol, thí dụ như trong thịt bò, sữa, bơ, pho mát...

Trong máu, cholesterol được chất đạm (protein) chuyên chở và được gọi là lipoprotein. Tùy theo tỷ lệ protein nhiều

Một phần của tài liệu phương pháp phòng ngừa và ứng dụng của công nghệ PASS (Trang 120)