Rượu là chất gây nghiện

Một phần của tài liệu phương pháp phòng ngừa và ứng dụng của công nghệ PASS (Trang 101)

IV. Dinh dưỡng với bệnh viêm gan

1.Rượu là chất gây nghiện

Các chuyên gia đều đồng ý rằng, không có một lượng rượu nào có thể gọi là an toàn cho người mẹ đang mang thai. Người mẹ nghiện rượu sẽ đưa tới nhiều rủi ro bất thường cho thai nhi, mà hội chứng “khuyết tật” là rõ ràng nhất. Trẻ sinh ra nhẹ cân, ngắn chiều cao, đầu mỏ, mũi rộng... Khi lớn lên, những đứa bé này sẽ chậm phát triển trí tuệ và mọi chức năng cơ thể.

Lý do là vì rượu từ máu người mẹ sẽ qua nhau thai đi vào thai nhi, hòa trong máu và tế bào. Vì thai nhi chưa có loại

enzym cần thiết để phân hủy rượu nên rượu gây ra hậu quả xấu cho não bộ, nhất là vào thời kỳ đầu của thai kỳ, khi hệ thần kinh đang được kiến tạo.

Vì thế, tốt nhất là khi có thai không nên uống bất kỳ loại rượu bia nào, dù là với một lượng rất nhỏ.

2. Thuốc lá

Carbon monoxyd (CO) trong khói thuốc lá bám vào

hemoglobin trong máu, gây trở ngại cho sự chuyên chở oxy. Do đó, thai nhi sẽ bị giảm oxy, sinh ra nhẹ cân, chậm học hỏi. Thuốc lá cũng làm cho người mẹ thiếu oxy, tim phải làm việc nhiều hơn, dễ bị sẩy thai. Khi hút thuốc nhiều, người mẹ cũng ăn uống ít hơn nên suy dinh dưỡng.

5. Ăn kiêng khem để bớt mập

Nếu người mẹ đang mang thai áp dụng một chế độ ăn uống kiêng khem để giảm cân, sẽ có nhiều nguy cơ thiếu dinh dưỡng cho cả mẹ lẫn con. Ngay cả những phụ nữ không có thai mà giảm ăn uống cũng không tốt, có thể đưa tới rối loạn kinh nguyệt, không có trứng rụng, vô sinh.

6. Cà phê

Một số nghiên cứu cho rằng người mẹ mang thai uống cà phê ở mức dưới 200mg mỗi ngày thì không có ảnh hưởng xấu cho thai nhi. Nếu sử dụng trên 500mg mỗi ngày thì thai nhi có thể bị ảnh hưởng như nhẹ cân, vòng đầu nhỏ.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đều khuyên những bà mẹ khi mang thai nên tránh dùng cà phê.

Kết luận

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong thai nghén. Với thai nhi, đã có câu nói “Mẹ ăn sao thì con là vậy”. Chế độ dinh dưỡng dành cho người mẹ có được đầy đủ thì đứa con mới bụ bẫm, kháu khỉnh, trí tuệ tinh anh, mau lớn, còn người mẹ thì duy trì được sức khỏe, đủ sức chăm sóc tốt cho con và vui với gia đình.

sinh lại có đầy đủ chất dinh dưỡng. “Thì hà cớ gì phải ngồi vạch áo cho con bú, hở bác? Vừa mắc cỡ lại xấu người đi.”

Cô cháu tân thời của tôi nói vậy. Chả hiểu cô ta nói đùa hay nói thật.

Nhưng có lẽ chẳng phải một mình cháu nói vậy, mà nhiều bà mẹ bây giờ cũng nghĩ như thế.

Ngày nay, chỉ vài tuần sau khi sinh là các bà mẹ đều phải trở lại với công việc làm ăn, không có nhiều thì giờ ngồi cho con bú. Nên cái tập tục cao đẹp ôm con vào lòng, cho con bú cũng dần dần đi vào dĩ vãng. Nhất là với những người dân thành thị.

Và nhất là tại các quốc gia văn minh, kỹ nghệ.

Tại Hoa Kỳ, cách đây hơn nửa thế kỷ, có khoảng 65% trẻ sơ sinh được ôm bầu sữa mẹ. Đến cuối thế kỷ vừa qua thì con số trẻ em may mắn đó tụt xuống còn 25%. Cũng có một số bà mẹ có lý do chính đáng như ít sữa, không đủ cho con bú, hoặc đau bệnh, kém sức khỏe... Nhưng cũng có nhiều người là vì không được hướng dẫn về lợi ích của dòng sữa mẹ.

Từ thuở tạo ra loài người, Thượng Đế đã tin cậy giao cho phụ nữ cái trọng trách mang thai, sinh con rồi cho con bú. Do đó họ mới được Thượng Đế ban cho cặp nhũ hoa bầu bĩnh đầy ắp sữa.

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn toàn thích hợp cho sự tăng trưởng của bé mới sinh. Sữa bò có nhiều calci và chất đạm khác cần cho con bê mau lớn, biết đi. Còn trẻ sơ sinh lại cần tăng trưởng não bộ và dây thần kinh nhiều hơn, và sữa mẹ cung cấp những chất dinh dưỡng đúng với nhu cầu này.

nhiều kháng thể giúp con chống trả với một số bệnh thường mắc phải trong thời gian mấy tháng đầu.

3. Sữa mẹ là nguồn thực phẩm tự nhiên, hoàn toàn tinh khiết và lúc nào cũng được giữ ở nhiệt độ thích hợp, sẵn sàng khi con cần đến. Người mẹ không cần phải quan tâm đến bình sữa, nơi cất sữa, đồ pha sữa, đun nấu nước sôi...

4. Sữa mẹ có thành phần hóa học đặc biệt thích hợp với cơ thể trẻ sơ sinh mà khoa học cho đến nay vẫn không thể tạo ra được. Sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng, từ chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất... Sữa mẹ lại dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ. Chất béo trong sữa mẹ thuộc nhóm chưa bão hòa nên rất tốt cho trẻ.

6. Sữa mẹ thường ít đóng cục hơn sữa bò nên ít khi gây ra táo bón, tiêu chảy hoặc dị ứng.

7. Đặc biệt sữa mẹ có nhiều kháng thể chống lại một số bệnh tật. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ được hưởng sự miễn dịch tự nhiên đối với các bệnh như bại liệt, bệnh do các vi khuẩn E. Coli, Salmonella, Shigella gây ra cho hệ tiêu hóa.

8. Cho con bú sữa mẹ rất an toàn, không bị nhiễm hóa chất, kháng sinh, lại không phải mất tiền mua các loại sữa đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa, ngay cả loại sữa đắt tiền nhất cũng vẫn không tốt bằng sữa mẹ.

9. Khi bú sữa mẹ, em bé thường tự nhả núm vú khi no bụng. Như vậy tránh được trường hợp bú quá nhiều

Mỗi tuần đều nên theo dõi mức tăng cân của trẻ.

Một vài vấn đề cần lưu ý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Sữa mẹ thường có rất ít vitamin A và các khoáng chất sắt, đồng. Thường thì không gây tác hại gì, vì cơ thể trẻ đã dự trữ một số lớn các chất này đủ dùng trong khoảng 6 tháng đầu tiên. Nhưng nếu chế độ dinh dưỡng trong thời gian mang thai kém, trẻ sinh ra nhẹ ký, người mẹ cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng này trong thời gian cho con bú.

2. Đôi khi người mẹ có thể không đủ sữa cho con bú. Tuy nhiên, trường hợp này ít khi xảy ra, trừ phi người mẹ mắc một bệnh nào đó gây ra thiếu sữa, tắt tuyến sữa... Nếu thiếu sữa kéo dài, cần cho trẻ bú dặm thêm sữa bình.

Chế độ dinh dưỡng cho người mẹ

Trong khi nuôi dưỡng con bằng sữa của mình thì người mẹ cũng cần lưu tâm tới chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho bản thân. Người mẹ phải tăng thêm khẩu phần ăn, cân đối đa dạng các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau trái và các loại vitamin, khoáng chất. Nước uống khoảng 2 lít mỗi ngày để bù đắp lại số chất lỏng chuyển sang sữa.

Ngay sau khi sinh, nếu người mẹ không phải uống thuốc, bé chào đời bình thường khỏe mạnh, thì có thể cho con bú mỗi bên vú vài phút. Những giọt sữa non (colustrum) rất là quý giá vì có nhiều chất bổ dưỡng cũng như kháng thể.

của em bé. Vì thế, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để biết là có nên tiếp tục cho con bú hay không.

Khi dùng các thuốc sau đây thì không cho con bú:

– Thuốc atropin, thuốc warfarin chống đông máu. – Thuốc chữa bệnh tuyến giáp.

– Thuốc chữa ung thư. – Thuốc có chất á phiện.

– Kháng sinh tetracyclin, metronidazole và nhiều thuốc khác.

Cafeine, nicotine với lượng nhỏ có thể không sao, nhưng nếu nhiều thì sẽ có tác dụng không tốt đến em bé.

Kết luận

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá mà tạo hóa ban tặng cho con người. Mỗi con người chỉ có được một thời gian rất ngắn ngủi để tận hưởng dòng sữa mẹ. Thật không may khi vì bất cứ lý do nào đó mà một đứa trẻ sinh ra không được nuôi bằng những giọt sữa ngọt của mẹ hiền. Ngoài sự bất lợi về mặt dinh dưỡng, trẻ lớn lên thiếu sự vuốt ve trìu mến và gần gũi với người mẹ cũng sẽ có một tâm lý khởi đầu cuộc sống không tốt lắm. Vì thế, những bậc làm cha mẹ nên hiểu rõ và cân nhắc tất cả những ưu điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ, đừng vì thiếu hiểu biết mà để cho đứa con thân yêu của mình phải chịu một sự thiệt thòi không gì có thể bù đắp được.

thức thông thường nhất mà người mẹ cần biết để có thể nuôi dưỡng con thật tốt.

1. Nên cho trẻ bú loại sữa nào?

Trong 6 tháng đầu tiên, chỉ cho con bú sữa mẹ là tốt nhất. Trừ phi vì một lý do nào đó mà người mẹ không đủ sữa để thỏa mãn nhu cầu của con hoặc không thể cho con bú thì mới chọn một loại sữa đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh để bổ sung hoặc thay thế. Hiện nay, dạng sữa phổ biến nhất được dùng là sữa hộp ở dạng bột (formula), có nhiều loại khác nhau, được chế biến theo yêu cầu cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thích hợp cho từng độ tuổi, từ sơ sinh cho đến các dộ tuổi lớn hơn.

Sữa bò đóng hộp hoặc sữa tươi chưa pha loãng có nhiều chất đạm, muối khoáng, ít carbohydrat. Loại sữa này thích hợp với sự phát triển cơ thể rất nhanh của loài vật, và khó tiêu hóa đối với cơ thể của trẻ em. Nghiên cứu cho thấy rằng một con bê chỉ cần khoảng 50 ngày để tăng cân gấp đôi so với lúc mới sinh ra, trong khi đó trẻ con lớn chậm hơn nhiều, chỉ có thể tăng cân gấp đôi sau khi sinh khoảng 150 ngày.

Nếu phải dùng sữa bò như sự chọn lựa bắt buộc thì cần pha loãng tùy theo độ tuổi của trẻ.

Nhiều đứa trẻ bị dị ứng hoặc không dung nạp sữa bò thì có thể thay thế bằng loại sữa chế từ đậu nành.

số lần giảm đi. Chẳng hạn, 5 tháng tuổi thì 4, 5 lần một ngày; tới 9 tháng thì rút xuống còn 3 lần. Nếu trẻ được bú hoàn toàn là sữa mẹ thì số lần cần tăng lên, vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa, trẻ sẽ mau đói.

4. Thực phẩm cho con: mua sẵn hay làm lấy?

Nâng niu bú mớm đêm ngày, Công cha nghĩa mẹ coi tầy biển khơi.

Bú mớm là hình thức nuôi con của các cụ ta khi xưa. Sữa từ bầu vú mẹ, thức ăn thì mẹ nhai rồi mớm cho con, cho tới khi con ăn thức ăn đặc được. Thực là cả một công trình mà chỉ tình thương người mẹ mới làm được cho con mình. Những người mẹ ngày nay chúng ta không làm giống như các cụ xưa kia, một phần vì sự thay đổi quan niệm trong cách nuôi con, một phần vì sẵn có những loại sữa và thực phẩm rất tiện dụng và đầy đủ dinh dưỡng.

Thực phẩm được chế biến sẵn có rất nhiều loại, thích hợp cho trẻ ở từng độ tuổi khác nhau, người mẹ chỉ việc chọn mua loại nào thích hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của con mình. Và việc nuôi trẻ bằng những loại thực phẩm này rất dễ dàng và tiện lợi.

Các thực phẩm này có những đặc điểm chung như sau: a. Dựa theo thành phần trong sữa mẹ nên có đầy đủ chất

dinh dưỡng.

b. Tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm, được kiểm nghiệm kỹ trước khi lưu hành nên rất an toàn khi sử dụng.

tự nhiên mà đứa trẻ nào cũng có. Từ sơ sinh cho đến 3, 4 tháng tuổi, miệng bé chưa sẵn sàng để nhận thực phẩm đưa vào, chỉ biết ngậm núm vú. Vì thế, cho ăn thực phẩm đặc bằng thìa sẽ bị đẩy ra và cũng khiến bé khó chịu. Sau 4 tháng tuổi, môi miệng đủ sức mạnh để khép kín miệng và việc ăn bằng thìa có thể thực hiện được. Đồng thời ở tuổi này, trẻ có thể ngồi vững, há miệng đón thức ăn.

Như vậy, về mặt khả năng thì trẻ có thể bắt đầu ăn thực phẩm đặc từ khoảng sau 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy là hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa thực sự đủ sức để tiếp nhận thức ăn đặc, bao gồm cả khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng trong thức ăn. Vì thế, lời khuyên chung của tất cả các chuyên gia dinh dưỡng và y tế là chỉ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm với thức ăn đặc kể từ sau 6 tháng tuổi. Từ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi, điều kiện dinh dưỡng lý tưởng nhất vẫn là sữa mẹ, hoặc nếu không được vậy thì có thể bổ sung thêm bằng các loại sữa đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Sau 6 tháng tuổi, vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ, nhưng có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm thêm một ít thức ăn trong ngày.

Thức ăn dặm cho trẻ nên bắt đầu với các loại bột ngũ cốc. Có thể là bột gạo lức, các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ... và hầu hết đều được bổ sung các vitamin và khoáng chất, rất dễ tiêu hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không cho trẻ ăn bằng cách pha loãng bột rồi cho vào bình. Tốt nhất là tập cho trẻ làm quen dần với việc ăn bằng thìa và với thực phẩm có độ đậm đặc tăng dần.

tiếp trong vài ngày để trẻ phân biệt và làm quen với hương vị mới. Nên làm chín thịt, gan, cá... bằng những phương pháp như luộc, hấp, nấu nhừ... nhưng tránh không chiên, rán với nhiều dầu mỡ.

Lòng đỏ trứng cũng có thể bắt đầu cho trẻ ăn vào sau 6 tháng tuổi, bắt đầu chỉ với một thìa nhỏ rồi tăng dần cho tới một lòng đỏ trứng mỗi ngày.

Lòng trắng trứng có thể gây dị ứng cho trẻ, chỉ nên cho ăn khi đã lớn hơn nhiều và phải dè dặt theo dõi lần ăn đầu tiên.

8. Có nên cho bé tự ăn một mình?

Khi đủ lớn để tự cầm thìa xúc thức ăn đưa vào miệng, trẻ thường rất thích làm việc này. Nhiều bà mẹ ngại không cho trẻ tự ăn, vì trẻ thường làm đổ thức ăn vương vãi cũng như để thức ăn dính vào tay chân, mặt mũi...

Tuy nhiên, để cho trẻ tự ăn một mình là điều cần thiết để giúp trẻ phát triển nhanh các kỹ năng vận động. Cử động của trẻ sẽ ngày càng khéo léo hơn khi có điều kiện để vận động theo ý muốn, còn nếu ngăn không cho trẻ tự làm một số việc, trẻ sẽ chậm phát triển hơn.

Mặc dù vậy, chỉ nên cho trẻ tự ăn một mình dưới sự “giám sát” theo dõi chặt chẽ của người mẹ. Trước hết, phải tắm rửa cho trẻ thật sạch sẽ trước khi ăn, vì thật ra trẻ không chỉ ăn bằng thìa mà còn rất thích dùng tay bốc thức ăn cho vào miệng. Thức ăn rơi xuống lấm bẩn cần lấy đi

trẻ ăn được không phải là ít. Chỉ vì cha mẹ luôn muốn cho trẻ ăn nhiều hơn nên mới thấy rằng lượng thức ăn như thế là ít.

Tuy nhiên, có những trường hợp mà trẻ thực sự biếng ăn, không chịu ăn đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, khiến cho các bậc cha mẹ rất lo ngại nhưng không biết làm sao để trẻ chịu ăn nhiều hơn. Sau đây là một số gợi ý có thể giúp trẻ ăn ngon hơn, và nhờ đó có thể ăn nhiều hơn:

a. Bữa ăn cần có không khí thoải mái, thân thiện, không ép trẻ ngồi gò bó trên ghế.

b. Khích lệ trẻ bằng những trò vui, vừa chơi vừa ăn, bằng thực phẩm nhiều màu sắc, hương vị khác nhau.

c. Để trẻ được thoải mái, tự khám phá món ăn với các giác quan của mình, sờ mó món ăn, ngửi món ăn, nếm thử món ăn... Tất nhiên là phải đảm bảo các điều kiện vệ sinh trước khi cho trẻ ăn.

d. Cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau từ khi bé được 7 – 8 tháng tuổi, để trẻ quen với nhiều loại thức ăn;

đ. Có khi trẻ thích món này mà không thích món kia, không nên ép trẻ ăn những món không thích. Có thể vào thời gian khác trẻ lại thay đổi khẩu vị và sẽ thích

Một phần của tài liệu phương pháp phòng ngừa và ứng dụng của công nghệ PASS (Trang 101)