Những quan niệm sai lầm

Một phần của tài liệu phương pháp phòng ngừa và ứng dụng của công nghệ PASS (Trang 45)

Vì cho đến nay ung thư vẫn là một bệnh khó trị, nên nhiều bệnh nhân sau khi đã thất vọng với các phương thức trị liệu của khoa học, bèn quay sang các phương thức trị liệu khác. Đã có nhiều quảng cáo, giới thiệu một số thực phẩm đặc chế, một vài loại thuốc thiên nhiên, vài phương pháp gia truyền có thể trị khỏi ung thư.

Nhiều người quảng bá phương pháp tẩy độc cơ thể để chữa ung thư. Họ giải thích nguyên nhân các bệnh, kể cả ung thư, là sự tích tụ các chất độc trong cơ thể. Tẩy bỏ hết chất độc là hết bệnh. Nên họ áp dụng phương pháp rửa ruột bằng nhiều chất như cà phê, nước ép mầm lúa mạch... rồi cho bệnh nhân ăn một chế độ dinh dưỡng với thực phẩm thiên nhiên, hữu cơ, không thịt, không đường, không gia vị.

Phương pháp này đưa tới một số rủi ro như mất thăng bằng các chất điện giải trong cơ thể, viêm ruột do tác dụng của các chất đưa vào để tẩy độc, nhiễm trùng ruột, đôi khi thủng ruột.

Một số người khác dùng chất Laetrile để trị ung thư.

Laetrile còn được gọi là vitamin B17 hoặc amygdalin, được lấy ra từ hạt trái hạnh đắng (bitter almond), rất độc vì có chứa chất cyanogenic glycoside. Chất độc này được người Ai Cập xưa kia dùng để hành quyết tội phạm.

Laetrile đã được sản xuất và bán công khai tại hơn 20 quốc gia như Đức, Ý, Bỉ, Mexico, Philippin. Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm Hoa Kỳ không công nhận chất này và cấm lưu hành, nên nhiều bệnh nhân ung thư phải sang

giác với thực phẩm, lơ là việc ăn uống, mau no chán. Tế bào ung thư chiếm đoạt hết chất dinh dưỡng khiến tế bào lành bị suy kiệt. Kết quả là chứng suy nhược tổng quát và giảm cân (cachexia). Người bệnh yếu ớt, suy sụp toàn diện cơ thể, cộng thêm mất thăng bằng nước và chất điện giải vì thường bị ói mửa và tiêu chảy.

V. Ảnh hưởng của phương thức điều trị ung thư với dinh dưỡng.

Ngoài ảnh hưởng của ung thư, các phương pháp trị liệu cũng ảnh hưởng lớn tới sự dinh dưỡng. Các phương pháp trị liệu có thể là hóa trị, phóng xạ trị liệu, giải phẫu, miễn dịch trị hoặc sự phối hợp của nhiều phương pháp.

Hóa trị liệu có nhược điểm là gây cho người bệnh các vấn đề như ói mửa, viêm miệng, táo bón, suy gan, thất thoát

kali, đạm, calci. Mức độ của các vấn đề này tùy thuộc vào loại thuốc, thời gian dùng và liều lượng.

Ảnh hưởng của phóng xạ trị liệu tùy thuộc vào vùng cơ thể nhận chất phóng xạ. Chẳng hạn phóng xạ vùng đầu sẽ đưa tới viêm khô miệng, thay đổi vị giác và khứu giác; phóng xạ vùng bụng đưa tới viêm dạ dày, ói mửa, tiêu chảy, biếng ăn, kém tiêu hóa. Phóng xạ cũng làm giảm sức đề kháng của cơ thể như là hóa trị.

Giải phẫu có thể cắt bớt phần cơ thể bị bệnh, đưa tới giảm chức năng toàn diện cũng như suy dinh dưỡng. Đôi khi giải phẫu lại thường kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị, khiến các tác dụng xấu gia tăng.

Khi người bệnh không thể ăn uống bình thường được thì phải cho ăn bằng ống đưa vào thực quản và cần sự giúp đỡ của nhân viên có huấn luyện và kinh nghiệm về dinh dưỡng.

Kết luận

Chất dinh dưỡng và bệnh ung thư chắc chắn là phải có những mối liên hệ tích cực cũng như tiêu cực. Tuy nhiên, để hiểu rõ và vận dụng tốt các mối liên hệ này theo hướng có lợi, khoa học cần phải có nhiều nghiên cứu để làm sáng tỏ vấn đề hơn nữa.

Tuy nhiên, với những hiểu biết hiện nay của chúng ta về dinh dưỡng và bệnh ung thư thì chọn lựa tốt nhất là nên

giảm bớt chất béo, ăn nhiều rau, trái, cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất, và tránh những món ăn đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư.

Thiếu đạm trầm trọng đưa tới bệnh Kwashiorkor. Bệnh này thường thấy ở trẻ em dưới bốn tuổi tại một số các bộ lạc ở châu Phi. Bệnh phát triển khi đứa trẻ thôi bú sữa mẹ và ăn uống theo chế độ truyền thống của gia đình, vốn không đầy đủ chất dinh dưỡng. Chế độ này có những chất mà trẻ em không thể tiêu hóa, hấp thụ được, nên chúng bị thiếu chất đạm.

Triệu chứng bệnh gồm có: sưng phù cơ thể, ăn mất ngon, tiêu chảy, mất cảm xúc, đứa trẻ không tăng trưởng được.

Riêng về da thì có sự thay đổi màu trên da, da rất khô, biểu bì tróc vảy mỏng với nhiều vết nhăn. Tóc rất thưa, mất màu sắc.

Chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều thịt, cá, rau trái, bệnh sẽ thuyên giảm rất nhanh.

2. Thiếu chất béo

Thiếu chất béo là trường hợp rất hiếm khi xảy ra, vì thông thường thì chế độ ăn hằng ngày của chúng ta cung cấp quá dư thừa chất béo đến mức cần phải giảm bớt. Tuy nhiên, đôi khi cũng có những trường hợp thiếu. Chẳng hạn như khi ăn chế độ có rất ít chất béo hoặc ở người phải nuôi dưỡng qua truyền mạch máu lâu ngày thì sẽ thiếu một số acid béo cần thiết như acid linoleic.

Da bệnh nhân sẽ khô và lớp biểu bì sẽ tróc ra những vảy da mỏng nhỏ.

3. Thiếu Vitamin A

Thường thường, chỉ thiếu vitamin A khi có bệnh về bộ máy tiêu hóa, khi giải phẫu lớn ở bộ phận này hoặc khi cơ thể không hấp thụ được thực phẩm.

Thiếu vitamin, cơ thể sẽ mỏi mệt, vết thương lâu lành, miệng lở; môi sưng, đỏ, nứt; da trên mũi nứt; lưỡi sưng đỏ, đau, nứt rãnh; mắt đỏ vì mạch máu nổi lên nhiều, mờ mắt; thiếu hồng cầu.

Phụ nữ có thai thiếu vitamin B2 có thể gây ra chậm phát triển xương của thai nhi.

Trên da có rối loạn ở các tuyến nhờn, da khô, tróc vảy mỏng, đặc biệt là ở nếp da gấp, chung quanh mũi và bìu dái đàn ông. Các chất nhờn đóng cục trên lỗ chân lông khiến da nom rất xấu, gồ ghề.

Vitamin B2 có nhiều trong gan, thận, tim động vật; có vừa phải trong pho mát, trứng, thịt nạc, nấm, sữa, cá sardine. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu mỗi ngày cho người lớn là 1,3–1,5mg; trẻ em là 1,1mg.

Chưa có báo cáo nào về hậu quả của thừa vitamin B2.

5. Thiếu vitamin B3 (niacin)

Vitamin B3 (niacin) có nhiều trong thực phẩm. Ở động vật, niacin có dưới dạng nicotamid; thực vật thì ở dạng

acid nicotinic.

Niacin có công dụng như sau:

– Là thành phần của hai loại enzym cần thiết cho sự hô hấp của các tế bào.

– Giúp chuyển hóa chất đạm, chất béo, carbohydrat để tạo ra năng lượng; tạo ra năng lượng;

Thừa vitamin B3 có thể làm mạch máu ngoại vi giãn nở, máu đưa đến da nhiều và làm da nóng, ngứa; đường trong máu lên cao; suy tim.

Nhu cầu vitamin B3 hằng ngày cho người lớn là từ 15– 17mg, trẻ em là 5mg.

Một số vấn đề khác

Khi thiếu sắt và kẽm, da cũng tróc vảy mỏng, khô nứt da khóe miệng, tóc rụng, móng chân tay giòn dễ gãy.

Nhiều người cho rằng sô-cô-la, pho mát và các món ăn nhiều chất béo gây ra mụn trứng cá trên da hoặc làm cho mụn trầm trọng hơn, nhưng các nghiên cứu khoa học chưa chứng minh được điều này.

Nhiều bệnh nhân bệnh chàm (eczema) cho rằng sau khi ăn trứng hoặc uống sữa thì bệnh nặng hơn, nhưng khoa học chưa xác định điều này.

Một vấn đề khác về da cũng được nhiều người lưu tâm trong phạm vi chất dinh dưỡng, đó là tình trạng da nhăn khô khi tuổi già.

Thay đổi trên da là một hiện tượng bình thường của sự lão hóa.

Sau tuổi 25, chất collagen chống đỡ cho lớp da bắt đầu thoái hóa; tế bào mỡ giảm dần; da trở nên khô hơn vì ít giữ nước, rồi với niên kỷ chồng chất, tác động của trọng lực, da sệ xuống, nhăn nheo.

VỚI BỆNH CỦA RĂNG

Từ thời cổ La Mã, Hy Lạp, các thầy thuốc đã nhận

thấy có sự liên hệ giữa thức ăn và các bệnh của răng. Vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, Aristotle đã quả quyết rằng việc ăn quả vả là một trong những nguyên nhân làm hư răng.

Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự ăn uống và thức ăn có vai trò lớn đối với quá trình mọc răng, sự vững chắc của răng cũng như các bệnh răng-miệng. Thành phần dinh dưỡng của một món ăn, cách tiêu thụ món ăn đó cũng có thể ngăn ngừa hoặc gây ra bệnh cho răng. Ngược lại, tình trạng tốt xấu của răng – miệng cũng có ảnh hưởng lớn tới dinh dưỡng của cơ thể.

Quá trình mọc răng và nhu cầu dinh dưỡng

Con người có hai thời kỳ tạo răng.

Ngay từ khi bào thai mới được hai, ba tháng, răng đã bắt đầu hình thành. Sau khi sinh, từ 6 tháng tới 30 tháng tuổi, răng nhú ra và tăng trưởng. Đây là lớp răng sữa gồm có mười chiếc hàm trên và hàm dưới.

Rồi tới khoảng 6 tuổi thì răng vĩnh viễn lần lượt mọc đủ, cả thảy từ 28 tới 32 chiếc, tùy theo 4 răng khôn có mọc ra hay không.

Các chất dinh dưỡng mà người mẹ tiêu thụ cần đầy đủ cho sự cấu tạo và tăng trưởng của thai nhi.

Và sau khi đứa trẻ chào đời cho đến suốt quá trình lớn lên và phát triển, sự vững chắc và toàn vẹn của răng tùy thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Răng có thể bị sâu răng, rụng; nha chu có thể bị viêm làm hư hao tới răng...

Sâu răng

Năm 1986, khi khai quật một ngôi mộ cổ Ai Cập, người ta đã thấy một hàm răng có chiếc răng được nhét một mẩu kim loại vào thân răng. Các nhà khảo cổ suy luận rằng, vị cổ nhân này nhét mẩu kim loại vào răng để ngăn sâu khỏi vào nằm trong đó mà phá răng. Như vậy thì bệnh sâu răng không phải là mới lạ, mà vốn đã có tự ngàn xưa.

Ngày nay, khoa học đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến bệnh sâu răng, chỉ rõ những nguyên nhân gây sâu răng cũng như có nhiều phương thức phòng ngừa hữu hiệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Diễn tiến của quá trình sâu răng

Sâu răng là một loại bệnh nhiễm khuẩn. Quan sát các động vật không có vi khuẩn trong miệng đều cho thấy chúng không bị sâu răng.

Trong bệnh này, các sản phẩm chuyển hóa acid hữu cơ sinh ra do tác dụng của vi khuẩn trên thực phẩm dính kẹt trong răng miệng, làm mất dần khoáng chất calci ở men răng. Từ đó răng bị phá hủy dần dần.

Sâu răng có thể xảy ra ở bất cứ răng nào trong miệng cũng như bất cứ phần nào của răng. Răng mới mọc dễ bị hư hơn răng đã có lâu, vì thế khi mới mọc răng sữa hoặc răng thường phải chăm sóc kỹ hơn.

Chất đạm trong thịt, trứng, cá; chất béo, vài loại pho mát có tác dụng bảo vệ răng khỏi sâu. Chất béo tạo ra một lớp dầu mỏng che răng nên có tác dụng làm giảm tác dụng của đường, làm giảm độ dính của thực phẩm vào răng miệng. Thực phẩm có nhiều xơ như dưa gang, rau riếp giúp làm sạch răng và loại bỏ mảng bựa vôi.

Thực phẩm không gây sâu răng là loại khi ăn không làm tăng nồng độ acid của nước bọt.

Ăn uống nhiều lần (ăn vặt) trong ngày cũng làm thay đổi độ acid/kiềm của nước bọt và ảnh hưởng tới sự sâu răng. Thí dụ ăn năm cái kẹo một lúc rồi súc miệng thì ít có hại hơn là lai rai ăn số kẹo đó trong ngày. Ăn quà vặt cũng là một nguy cơ gây sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao nhiều lần trong ngày.

Cần nhớ là mỗi lần có một lượng nhỏ carbohydrat dễ lên men được đưa vào miệng thì độ acid trong nước bọt lại tăng cao và ăn mòn men răng.

Thực phẩm ăn xen kẽ cũng có ảnh hưởng tới khả năng gây sâu răng. Thực phẩm gây sâu răng mà ăn xen kẽ với thực phẩm không gây sâu răng thì sẽ tốt hơn. Chuối thường hay dính răng, dễ đưa đến sâu răng, nhưng khi ăn kèm theo uống sữa thì tác dụng xấu giảm đi. Tráng miệng với miếng bánh ga-tô dính răng mà sau đó lại nhai miếng pho mát Thụy Sĩ thì miệng sạch mau hơn. Sữa có nhiều calci,

phosphor nên có tác dụng trung hòa với thực phẩm dễ gây sâu răng như đường.

Dạng lỏng hay đặc của thực phẩm cũng là một yếu tố quan trọng.

Về dinh dưỡng thì nên cẩn thận với thực phẩm có nhiều đường ngọt.

Mặc dù đường ngọt đã được chứng minh là nguy cơ số một gây sâu răng, nhưng khuynh hướng chung của chúng ta vẫn là thích các món ăn ngọt. Khuynh hướng này đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em đang độ tuổi phát triển, khi chưa có được ý thức tự bảo vệ trong việc chọn lựa món ăn tốt cho sức khỏe.

Nhiều bà mẹ dùng kẹo ngọt để khen thưởng con. Nhiều người cho con bú bình nước pha với đường, thay cho sữa. Có bà mẹ lại nhúng núm vú cao su vào mật ong rồi cho con ngậm. Tất cả đều là nguyên nhân dễ dàng làm hỏng những chiếc răng non.

Khi ngủ, không nên cho ngậm bình sữa, vì có thể trẻ không nuốt hết, sữa đọng trong miệng và là môi trường tốt cho vi khuẩn. Có thể cho bé ngậm núm vú giả hoặc ngậm bình nước lã.

Ngoài việc sữa mẹ có nhiều bổ dưỡng, con mút núm vú mẹ còn giúp hàm răng ngay ngắn hơn.

Trẻ em cần chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng với đầy đủ

calci, phosphor để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của răng.

Fluor, một hóa chất ngăn ngừa sâu răng rất công hiệu, cũng cần được hiện diện trong thực phẩm hoặc nước uống.

Cha mẹ cần hướng dẫn con trẻ trong việc giữ gìn vệ sinh răng, cách dùng bàn chải, dây cọ răng (flossing). Bàn chải răng nên thay mới khi không còn đảm bảo làm sạch răng, và cần được thường xuyên rửa kỹ để loại bỏ thực phẩm cũng như vi khuẩn dính vào.

răng (periodontitis). Viêm nướu răng có thể điều trị được và cần được điều trị ngay để tránh nhiều trầm trọng hơn cho mô nâng đỡ và sự rụng răng.

Khởi đầu của bệnh nha chu là mảng bựa (plaque) bám trên ranh giới răng và nướu mà thành phần cấu tạo có vi khuẩn với chất hữu cơ. Vi khuẩn tiết ra chất độc làm nướu sưng, viêm, chảy máu.

Nếu không chữa sẽ có những túi nhỏ chứa đầy vi khuẩn xuất hiện chung quanh răng. Nha chu, và đôi khi cả xương hàm, sẽ bị nhiễm độc.

Các mảng bựa bám chặt cần được nha sĩ giúp lấy đi, vì dùng bàn chải đánh răng không đủ để làm sạch chúng.

Trong bệnh nha chu, ngoài vệ sinh răng miệng, sự dinh dưỡng cũng có vai trò đáng kể.

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm nướu khỏe mạnh để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các chất độc hại.

Thiếu vitamin C, folacin làm yếu nướu. Thiếu vitamin

C trầm trọng khi chế độ ăn uống không có rau tươi và trái cây sẽ gây ra bệnh scurvy trong đó nướu răng sưng và chảy máu.

Thiếu chất đạm, vitamin A và B cũng đều đưa tới bệnh nha chu.

Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường, bệnh tuyến cận giáp (parathyroid gland), bệnh thiếu hồng cầu, khô miệng, hoặc đang điều trị bằng phóng xạ cũng có nguy cơ mắc bệnh nha chu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhưng cho đến năm 1983, tại Australia, bác sĩ Barry J. Marshall chuyên về bệnh dạ dày và ruột đã tìm ra thêm một nguyên nhân của bệnh, đó là vi khuẩn Helicobacter pylori. Khám phá này đã thay đổi hẳn phương thức điều trị và cũng như cách định bệnh loét dạ dày.

Sau nhiều nghiên cứu, các bác sĩ đều cho là có đến 90% các trường hợp loét dạ dày do vi khuẩn gây ra, vì khi trị với thuốc kháng sinh thì dứt bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân đầu tiên đưa đến nhiễm vi khuẩn cũng như cơ chế lây lan

Một phần của tài liệu phương pháp phòng ngừa và ứng dụng của công nghệ PASS (Trang 45)