7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và
2.1.5 Xây dựng mô hình nghiên cứu
2.1.5.1 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu
Có thể xây dựng mô hình nghiên cứu về lòng trung thành dựa trên nhiều mô hình lý thuyết, nhưng ba mô hình lý thuyết nêu trên được công nhận và áp dụng nhiều trong thự tiễn nghiên cứu và có liên quan chặt chẽ với đời sống của mỗi con người. Mỗi mô hình đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy vào mục tiêu, trường hợp cũng như điều kiện nghiên cứu để chọn lựa mô hình nghiên cứu phù hợp.
Mô hìnhthuyết công bằng của John Stacey Adam đưa ra sự so sánh giữa yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra giữa các của bản thân người lao động được xem xét và so sánh với yếu tố đầu vào và đầu ra của đồng nghiệp khác trong công ty nên tạo khó khăn trong việc nghiên cứu vì sự so sánh không đồng nhất giữa mỗi nhân viên (mỗi nhân viên khác nhau chọn so sánh với các đồng nghiệp khác nhau), gây rối loạn trong việc thu thập thông tin, số liệu. Mô hình cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow là thuyết có được một sự hiểu biết và ảnh hưởng rộng lớn đến đời sống của mỗi con người, nó chi phối hầu hết tất cả các hoạt động trong các quá trình của mỗi con người trãi qua, có thể giúp trong việc tiến hành quản lý con người. Tuy nhiên, mô hình có nhiều cấp bậc và khó phân chia rõ ràng các cấp bậc nhu cầu với nhau bởi một yếu tố vừa có thể thuộc nhiều cấp bậc nhu cầu khác nhau tùy thuộc vào tình trạng và nhu cầu của mỗi cá nhân đáp viên ở hiện tại.
Mô hình hai nhân tố F. Herzberg giúp ta xác định được thực trạng sự hài lòng của nhân viên thông qua sự phối hợp của hai yếu tố duy trì và động lực, mô hình giúp nhà quản trị có thể nhìn ra các yếu tố dẫn đến sự bất mãn của nhân viên, đồng thời tìm ra giải pháp để tăng sự thõa mãn cũng như làm tăng sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức. Chính sự thỏa mãn làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động từ đó tạo nên năng suất, hiệu quả làm việc và sự gắn kết giữa nhân viên với tổ chức.
2.1.5.2 Mô hình nghiên cứu
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu