Môi trường vật chất, kinh tế

Một phần của tài liệu Phân công sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Công nghệ thiết bị Phương Nam (Trang 32)

2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

2.1.1.1Môi trường vật chất, kinh tế

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong các giai đoạn tăng trưởng, suy thoái, phục hồi sẽ ảnh hưởng tới tiêu dùng, đầu tư của tư nhân, các công ty, tổ chức và cả nhà nước. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động, tiêu dùng gia tăng. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm chi phí tiêu dùng, tăng các lực lượng cạnh tranh. Việc tăng, giảm đầu tư đều ảnh hưởng tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, và gián tiếp ảnh hưởng tới sự phân công và sử dụng lao động.

Ta có thể thấy sự tăng trưởng, suy thoái của nền kinh tế ảnh hưởng tới hoạt động phân công và sử dụng lao động như sau: cuối năm 2006, Việt nam ra nhập WTO, trong năm này công ty vẫn hoạt động bình thường, không có gì đột biến. Sang năm 2007, các luồng đầu tư nước ngoài ồ ạt tràn vào thị trường nước ta. Công ty CPCN thiết bị Phương Nam cũng đón nhậm tác động của luồng đầu tư này: số công trình được nhận, doanh thu tăng vọt. Đồng thời với đó là số lượng công nhân viên tăng hơn 3 lần: từ 110 công nhân viên năm 2006, lên tới 345 người trong năm 2007. Số đội thi công từ 3 đội tăng lên đến 6 đội, số lao động quản lý tăng từ 11 người lên 15 người. Việc phân công và sử dụng lao động phải thay đổi lớn cho phù hợp với tình hình. Năm 2008, gần cuối năm 2009, kinh tế thế giới lâm vào suy thoái, kinh tế Việt Nam cũng u ám, điều này tác động mạnh tới thị trường lao động: tình trạng mất việc, giảm giờ làm, giảm tiền lương và thu nhập. Do hậu qủa xấu của

suy thoái kinh tế, việc sản xuất, kinh doanh của công ty cũng đình trệ: số lượng lao động năm 2008 chỉ còn 196 người, công ty phải cơ cấu lại lao động, công việc

Lạm phát: lạm phát tăng cao, dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, các doanh nghiệp giảm đầu tư phát triển. Ngân hàng nhà nước thắt chặt tiền tệ để giảm khối lượng tiền tệ lưu thông, ngân hàng chỉ có thể chấp nhận một số ít khách hàng, điều này gây khó khăn cho công ty vì các khoản vay nợ của công ty chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Khi không vay được vốn, công ty bắt buộc phải từ bỏ đấu thấu công trình, giãn thợ, sa thải nhân viên, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ…

Mức lương trung bình trên thị trường, chi phí sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Qua đó, tác động đến việc tuyển dụng, sử dụng lao động của công ty. Một mặt công ty phải đảm bảo mức lương tối thiểu để người lao động có thể chi trả cho cuộc sống, mặt khác mức lương này lại phải đảm bảo tương đương với các đối thủ trong ngành, giữ được chân người lao động. Với một quỹ lương cố định, công ty sẽ phải tìm cách thuê số lượng lao động ít hơn khi lương cao, phải thực hiện tổ chức lại các đội sản xuất, bộ máy quản lý tinh gọn hơn.

Học vấn, trình độ của người dân tăng cao cũng dẫn tới nhiều vấn đề trong tuyển dụng, quản lý lao động: việc tuyển dụng lao động phổ thông trở nên khó khăn, mức lương trả cho người lao động phải cao hơn. Tuy nhiên, nhờ trình độ cao hơn mà công ty có thể giảm được chi phí quản lý, giám sát, người lao động làm việc có ý thức, chất lượng. Khi tay nghề, trình độ của người lao động cao, công ty cần ít lao động hơn để thực hiện cùng một khối lượng công việc. Bên cạnh đó công ty còn có thể giảm được số lượng quản lý, sự phân công, đào tạo được dễ dàng hơn

Một phần của tài liệu Phân công sử dụng lao động tại Công ty cổ phần Công nghệ thiết bị Phương Nam (Trang 32)