Hiện trạng bảo lƣu câu hát ru của ngƣời Việt

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 80)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Hiện trạng bảo lƣu câu hát ru của ngƣời Việt

3.2.1. Hiện trạng của hát ru

Hát ru là những bài hát nhẹ nhàng, đơn giản được người mẹ và những người thân của đứa bé hát, giúp cho bé dễ ngủ. Từ lâu, những người nuôi trẻ trên khắp thế giới đều biết cách dỗ trẻ ngủ bằng cách “hát ru”. Phần lớn lời trong các bài “hát ru” đều có xuất xứ từ ca dao, đồng dao, hò vè dân gian và các loại thơ… được truyền miệng qua nhiều thế hệ khác nhau. Do đó, những bài “hát ru” rất đa dạng và mang đậm bản sắc từng địa phương. Có nhiều

dạng hát ru: hát ru mang tính nói, ngâm ngợi và hát ru mang tính ca xướng. Trong “hát ru”, mỗi bà mẹ, người chị đều có một cách hát riêng nhưng nhìn chung đều mang tính “trữ tình” và luôn để lại những ấn tượng sâu sắc trong suốt cuộc đời của con.

Theo nhiều tư liệu y khoa của Âu –Mỹ, thai nhi bắt đầu nghe được tiếng động và giọng nói của người Mẹ từ tháng thứ 4 và thứ 6. Tiếng động có khả năng thay đổi nhịp tim của thai nhi. Tiếng nói “thủ thỉ” của người mẹ có cường độ mạnh vì truyền theo cơ thể mẹ vào thẳng bào thai. Trong một cuộc khảo cứu của các nhà khoa học Đức, khi đứa bé bị sinh thiếu tháng được cho nghe bản nhạc “Ru con” của Brahms 5 phút trong 6 lần /ngày sẽ lớn nhanh hơn những đứa trẻ sinh thiếu tháng mà không được nghe bản nhạc này. Những nhà khoa học đã sớm tìm ra lý do “phát triển tốt “như vậy của trẻ sinh thiếu tháng là do “nhịp điệu của bản nhạc đã đem lại cảm giác, một sự khơi dậy một “tiềm thức quen thuộc” gần giống nhịp tim đập khi bé còn nằm trong bụng mẹ. Giọng nói, tiếng ru của Mẹ bên tai cho bé biết đang được người yêu thương bao bọc. Thật ra, đứa bé khi bắt đầu bước vào lứa tuổi Mẫu giáo thì nhu cầu được nghe “hát ru” ngày càng giảm, thậm chí biến thành nhu cầu được nghe “kể chuyện hoặc nghe được truyện cổ tích” trước khi ngủ nhiều hơn. Tuy nhiên, những đứa bé may mắn được nghe “hát ru” thường xuyên trong một thời gian dài trước đó sẽ có khả năng “nhớ” nhiều bài thơ, mẩu chuyện và các tích chuyện ở trường lớp Mẫu giáo, Tiểu học, Trung học sau này hơn những trẻ em thiệt thòi khác. Như vậy, qua việc “hát ru”, người mẹ có thể giáo dục rất tốt cho trẻ.

Trong mỗi chúng ta, dù ở bất cứ độ tuổi nào, ít nhiều đều có những ký ức về lời ru tiếng hát của Mẹ, của bà hay của những người từng trông giữ mình hồi nhỏ. Tiếng “hát ru” như một suối nguồn vô tận trong kho tàng dân ca của các

nước, các dân tộc trên thế giới. Tiếng “hát ru” đối với thơ khác nào mạch nước ngầm chảy trong lòng đất âm thầm nuôi lớn cây. Thấm lời hát ru, đứa bé sẽ lớn lên trong sự hồn nhiên, nhân cách của bé được hình thành một cách tự nhiên với sự gắn bó yêu thương không chỉ của người với người mà còn với thiên nhiên, sông núi ruộng vườn…Tiếng hát ru như một hành trang về lòng nhân ái giúp trẻ vào đời với sự hồn nhiên trong sáng. Mỗi đất nước, mỗi dân tộc đều có những bài hát ru dành cho trẻ em. “Hát ru” là vốn nghệ thuật độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc được truyền miệng từ này sang đời khác, nó còn là nét đặc sắc của những gia đình truyền thống. Ở Việt Nam, có rất nhiều nhạc sĩ đã dựa trên những chất liệu dân ca 3 miền và của các dân tộc thiểu số để viết những ca khúc hát ru như: “Mẹ yêu con” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, “Lời ru trên nương” của Nguyễn Khoa Điềm – Trần Hoàn, “Đất nước lời ru” của Văn Thành Nho, “Ca dao Mẹ” của Trịnh Công Sơn. Tuy nhiên, những bài hát ru bây giờ không còn như một nhu cầu không thể thiếu nữa, mà chỉ như một sự “hồi tưởng” những giây phút êm đẹp nhất khi được mẹ thương yêu và dỗ ngủ. Còn trước 3 tuổi, nếu một em bé đã quen với tiếng hát ru rồi thì thiếu nó, bé sẽ trằn trọc rất lâu. Từ 3 tuổi trở đi, có thể cho bé làm quen với những giai điệu của bài hát ru ngoại quốc như : “Ru con” của Brahms, “Bài hát ru em” của Schubert… vì hầu hết những bài “hát ru” đều mang tính chất nhẹ nhàng, du dương. Qua những giai điệu ấy, bé sẽ cảm nhận được sự bình yên cho tâm hồn với những ước nguyện của người mẹ dành cho nó trong tương lai như những bài học đầu tiên của cuộc đời.

Rất tiếc là trong đời sống hiện ngày nay, nhiều bà mẹ và ông bố trẻ không còn biết “hát ru” cho con mình ra sao nữa. Phải chăng đây là một phần lỗi lầm do các bậc cha mẹ chưa có ý thức truyền dạy cho con cháu mình trước khi chúng lập gia đình ? Hay là lỗi của xã hội hiện đại trong cơ chế “kinh tế thị trường”, khi mà những bữa cơm đoàn tụ gia đình đang ngày càng trở nên

hiếm hoi, thì việc rao dạy con cháu phải biết “hát ru” là điều không còn cần thiết nữa? Theo đánh giá của chúng tôi thì chỉ có thể khắc phục bằng cách là: Những bậc cha mẹ ấy phải hiểu rằng con cái là niềm vui tuổi già của mình, dù bận rộn đến đâu, mỗi ngày cũng phải có thời gian dành cho những đứa con của mình, đó là khi đứa bé lên giường đi ngủ, dù chỉ là 15-20 phút (nhiều hơn thì càng tốt vì đây là những khoảnh khắc vàng ngọc và tuyệt vời nhất), cha mẹ sẽ dành cho chúng những giây phút để “tâm sự”, hỏi thăm những gì xảy ra ở trường, kể chuyện cho chúng nghe, tư vấn thêm về cuộc sống… Nếu duy trì điều này được thường xuyên và càng nhiều càng tốt, chắc chắn những đứa trẻ trong các “gia đình hiện đại” sẽ không bị lâm vào cảnh “chỉ nghe lời hoặc gần gũi với người giúp việc hơn cha mẹ mình”, ở tuổi dậy thì thì lâm vào những khủng hoảng tâm lý như “cô đơn, trầm uất”… dẫn tới việc chơi game quá độ, lên mạng “chát chít”, thậm chí, đáng tiếc hơn là đàn đúm với những bạn xấu rồi dẫn đến những hậu quả khôn lường khác. Việc hát ru hầu như được xem là một đặc quyền của người mẹ, vậy người cha có thể tham gia bằng cách nào, để phát huy hết những hiệu quả của lời ru trong mối quan hệ cha- con?

Trong nhiều tuyển tập được sưu tầm về hát ru thì lời ru của người phụ nữ vẫn chiếm ưu thế hơn của đàn ông, cũng như số nghệ nhân thuộc những bài hát ru đa phần là phái nữ. Có lẽ, đây là một đặc điểm về “thiên chức” của tự nhiên. Tuy nhiên, đàn ông lại có những cách biểu hiện tình thương yêu với những đứa con của mình rất khác. Họ không biểu hiện qua tiếng hát và lời ru mà bằng những sự âu yếm, quan tâm theo kiểu của “đàn ông” mà dường như tình “phụ tử thiêng liêng” đã mách bảo cho đứa bé nhận thức được tình yêu thương và mối quan tâm của người cha dành cho nó. Ngoài sự nuôi dạy hàng ngày cha mẹ, đứa bé nếu nhận được cả hai yếu tố: Mẹ âu yếm hát ru, được cha quan tâm chăm sóc thì chắc chắn khi lớn lên bé sẽ là một con người hoàn thiện, có ích cho xã hội

Nói tóm lại, trong quá trình tiến hành khảo sát, sưu tầm câu hát ru chúng tôi nhận thấy thực trạng tồn tại của những câu hát ru trong đời sống hiện nay như sau:

Từ xa xưa, câu hát ru được hình thành, diễn xướng và lưu truyền như những thể loại dân gian khác. Phương thức truyền miệng là hình thức tồn tại, lưu truyền phổ biến nhất của hát ru. Theo thời gian, những câu hát ru đã đi sâu vào đời sống và đi vào những phong tục tập quán và sinh hoạt văn hóa. Điển hình cho trạng thái tồn tại của hát ru là hình thức ru trẻ nhỏ. Trải qua sự biến động của thời gian, sự thay đổi trong quan niệm sống và điều kiện sống, những câu hát ru đã bị mai một và thất truyền.

Như thế, những câu hát ru truyền thống từ bao đời nay đang tồn tại vô hình trong tâm trí của những “truyền nhân”. Họ là những người mà xưa kia đã tham gia diễn xướng rồi ghi nhớ những câu hát ru trong tâm trí của mình. Hiện nay, lượng người già, người do tuổi cao không còn minh mẫn nữa nên khó lòng nhớ được một vài bài hát ru không còn nhiều. Bởi vậy, một thực tế đã và đang diễn ra trong quá trình bảo lưu câu hát ru ở các vùng quê nông thôn cũng như thành thị nhìn chung là thất truyền, mất dần theo năm tháng. Đối với những người trẻ tuổi, thật khó lòng sưu tầm được hay biết được những bài hát ru truyền thống cùng những phong tục đi kèm với nó. Đây là một thực tế không chỉ ở một địa phương mà còn diễn ra ở nhiều địa phương trong quá trình lưu giữ vốn văn hóa dân gian này.

Thực tế tại địa phương chúng tôi đang sinh sống và công tác, giảng dạy, chúng tôi nhận thấy thế hệ trẻ ở đây biết đến hát ru của quê hương mình rất ít do không được tiếp xúc thường xuyên. Bên cạnh đó, những người trung tuổi, nhất là phụ nữ thì số người biết hát ru (dù chỉ đôi ba câu) cũng khá mong manh. Bởi vậy, hiện nay, sự lưu truyền sang thế hệ sau của hát ru đang trở thành một thực trạng đáng quan tâm.

Từ sự quan sát của cá nhân, chúng tôi nhận thấy việc biết, thuộc những bài hát ru trẻ nhỏ thường giảm dần theo độ tuổi. Độ tuổi 60-80, đây là lứa tuổi có nhiều người nắm được hát ru nhất, còn từ 60 trở lại, số người biết hát ru chỉ loáng thoáng. Ở lứa tuổi học sinh từ bậc Tiểu học đến THCS và THPT dường như không có. Nếu có, các em cũng chỉ biết là có hát ru truyền thống mà thôi, hiếm có em biết hát ru. Điều này dẫn đến một thực tế là người già, rồi các nghệ nhân chết đi, sẽ mang theo di sản này và những người trẻ sẽ ngày càng ít biết hoặckhông biết gì về tài sản tinh thần là hát ru của dân tộc mình. Hát ru tồn tại trong tâm thức gắn với cuộc sống của người dân từ xa xưa nên loại hình nghệ thuật này được lưu giữ và truyền lại cho biết bao thế hệ. Song hiện nay, cũng như nhiều loại hình văn hóa phi vật thể khác, hát ru đang đứng trước nguy cơ mại một trong xã hội phát triển. Bởi lớp nghệ nhân đã quá già, thiếu những thế hệ kế cận, bên cạnh đó không gian diễn xướng cho loại hình nghệ thuật này cũng đang mất dần trong cơn lốc đô thị hóa. Những người mẹ trẻ không còn thời gian ngồi võng hay đưa nôi để ru con, không gian trong mỗi căn hộ hiện đại cũng không cho phép một cách ru con sâu lắng, mênh mang như xưa, tư duy của các bà mẹ trẻ cũng ít tiếp xúc, thậm chí nhiều bà mẹ không hề biết hát với những lời ru cổ xưa của mẹ, của bà...

Xã hội ngày nay, do sự bùng nổ của các phương tiện thông tin, các loại hình giải trí, nghệ thuật, hát ru có nguy cơ bị mai một trong đời sống hiện đại. Từ thành thị đến nông thôn, hình ảnh người mẹ ẵm con, ầu ơ cất tiếng hát ru ngày một thiếu vắng. Thay vào đó, là những ca khúc có nội dung ca từ không phù hợp trẻ thơ hoặc là những bài hát được thu sẵn trong băng đĩa. Nhiều bà mẹ không biết hát ru hoặc không thuộc dù chỉ một bài hát ru. Thậm chí, nhiều gia đình vợ chồng trẻ có xu hướng “hiện đại”, ngay từ khi mang thai đến khi nuôi trẻ đã cho con nghe nhạc cổ điển, nhạc không lời với quan điểm giúp trẻ phát triển trí não, thông minh hơn. Mặt khác, trong cơ chế thị trường, do bận

rộn công việc, nhiều ông bố, bà mẹ, không có thời gian ru con, muốn con ngủ mau, không ít người tìm mọi cách rung, lắc, hoặc quát tháo làm mất đi tình cảm thân thương, tình mẫu tử cao đẹp trong truyền thống gia đình Việt Nam.

3.2.2. Nguyên nhân của thực trạng hát ru ngày nay

Cũng như nhiều loại hình văn học dân gian khác của các dân tộc, hát ru

của người Việt đã và đang có nguy cơ mai một, trong hành trình của nó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, cụ thể là:

Những bài hát ru chủ yếu thuộc về những người cao tuổi - những người đã sinh ra, lớn lên và tham gia diễn xướng câu hát ru từ xa xưa. Nhưng thế hệ này hiện nay không còn nhiều, họ dần “về đất” và mang theo dần “kho báu” tinh thần từ bao đời về thế giới bên kia, đó là một quy luật trong đời sống văn hóa . Vì vậy, những người già thuộc hát ru hiện nay được xem như là những “từ điển sống”, “pho cổ tích” sống hay những “truyền nhân” trong việc lưu giữ những bài hát ru truyền thống.

Thứ nữa, hát ru là một thể loại được sinh ra trong lòng nhân dân lao động, được tồn tại và lưu truyền theo phương thức truyền miệng. Vì vậy, trong quá trình lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, những bài hát ru ít nhiều sẽ bị mất đi bản sắc hoặc bị thay đổi về hình ảnh, câu từ. Hơn nữa, do tồn tại trong trí nhớ của con người nên theo thời gian, những bài hát ru được lưu giữ trong trí nhớ sẽ giảm đi khá nhiều.

Từ bao đời, hát ru đã được nhiều người biết đến, thuộc và lưu giữ trong trí nhớ của mình nhờ không gian diễn xướng trong mỗi căn nhà truyền thống, khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời cũng là khi những câu hát ru vang lên ấm áp và êm đềm. Nhưng trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại, sự cuốn hút của những yếu tố mới trong đời sống, không gian diễn xướng của hát ru đã dần bị mất đi và dường như nó chỉ có sức sống trong

tâm thức của những người già và những ai biết yêu và gắn bó với bản sắc quê hương mình.

Do vậy, khả năng thất truyền cùng sự tác động của những trào lưu trong cuộc sống hiện đại đã có tác động không nhỏ tới thế hệ trẻ hiện nay. Giới trẻ hiện nay không hề biết về những câu hát ru của đồng bào mình. Số biết chỉ láng máng và thưa thớt. Khi xã hội phát triển nhảy vọt, giới trẻ cho rằng cái gì có trước kia là lạc hậu, bảo thủ, bỏ đi, tiếp thu cái mới. Nhận thức một chiều như thế dẫn đến bỏ hẳn bản sắc quí giá của dân tộc mình. Khi giới trẻ không biết hoặc ít biết đến hát ru thì khả năng bảo tồn và lưu truyền là rất khó khăn và trở ngại.

3.2.3. Kiến nghị và đề xuất đối với hát ru

Những bài hát ru ngọt ngào, êm ả, nồng nàn đã tồn tại từ ngàn xưa, lưu truyền trong nhân gian từ đời này sang đời nọ, hằng bao nhiêu thế kỷ. Song, ở thế kỷ XXI này, có nguy cơ sẽ dần mai một khi thế hệ những người đi trước không còn nữa.

Những lời hát ru mộc mạc rất dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát không cần phải qua trường lớp, sách vở, chỉ cần nghe bà nội, bà ngoại ru một vài lần là thuộc ngay. Những ngày khi con gái hoặc con dâu ở cữ, các bà nội, ngoại thường đưa con đưa cháu về chăm sóc nuôi dưỡng, mỗi lần đưa nôi đưa võng cho cháu ngủ, các bà cũng cất lên những lời ru ngọt ngào làm xao xuyến, bâng khuâng lòng người. Trước là ru cháu ngủ sau là truyền đạt lại cho người mẹ trẻ theo đó sau này biết mà ru con, những lời ru chân tình, mượt mà, dịu dàng êm ái không chỉ với những đứa trẻ trong nôi, mà cả những người lớn nghe những làn điệu lời ru cũng nhập vai, chợt cảm thấy tâm hồn thanh thoát nhẹ

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)