Môi trường diễn xướng của hát ru

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 28)

6. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Môi trường diễn xướng của hát ru

Giống như nhiều thể loại ca hát - diễn xướng dân gian cùng với nhiều lễ hội cổ truyền mang đậm sắc thái văn hoá cư dân lúa nước, với nhiều thể loại như hát - diễn chèo, tuồng, múa rối, cò lả, hát xẩm, hát văn, ca trù, đối đáp giao duyên… hát ru là thể hát dân gian có mặt hầu hết ở mọi tộc người, đó là một trong những giai điệu âm nhạc đầu tiên mà con người được nghe trong khởi điểm vòng đời của mình.

Như mọi miền đất khác trên thế giới, dân tộc nào cũng có loại hình văn học dân gian bao gồm nhiều thể loại: huyền thoại, huyền tích, tục ngữ, câu đố, truyện tiếu lâm, tuồng, hài, ca dao, hò, vè... mà trong đó hát ru, hay còn gọi là

hò ru con (ru em) là hình thức diễn xướng mà bất cứ ở làng quê nào trên dải đất Việt Nam cũng có.

Nói như Bùi Trọng Hiền ( Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam) trong bài “Kính tặng Mẹ tôi, Bu tôi cùng những người mẹ Việt Nam khác!” Ông viết: “Trong nền âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, Hát Ru và Đồng dao được xem như hai thể loại âm nhạc dân gian dành riêng cho trẻ nhỏ, gắn bó với giai đoạn đầu của một chu kỳ đời người”. [11]

Như vậy, đối tượng được hát ru chính là trẻ nhỏ!

Hát ru hay hát ru con, ở Bắc Bộ gọi là « Hát ru » , « Hát ru em », « Hát ru con », ở Nam Bộ thường gọi là « Hát đưa em » hay « Hát ầu ơ ». Đó là những bài hát ngắn thường dựa vào những câu, những bài ca dao có sẵn, người hát tự thêm những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi, tuỳ theo điệu hát của mỗi địa phương, có khi cũng tuỳ theo tâm trạng của người hát.

Dù chưa xác định rõ thời gian nhưng ai cũng cảm nhận được rằng hát ru ra đời từ rất sớm, ngay từ khivốn ngôn ngữ nói phát triển tương đối hoàn chỉnh và kho tàng ca dao được hình thành kha khá. Ta có thể đoán biết như thế bởi từ khi ngôn ngữ nói phát triển, con người đã dùng ngôn ngữ để giao tiếp với nhau trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động cũng như trong việc thể hiện các cung bậc tình cảm, cảm xúc… của mình qua truyện kể, ca dao, dân ca, hò vè, tục ngữ… Rồi theo lẽ tự nhiên trong xã hội, trai lớn lên cưới vợ, gái lớn lên lấy chồng, tạo nên mái ấm gia đình, sinh con đẻ cái. Những đứa trẻ ra đời, vừa là minh chứng cho tình yêu đôi lứa, vừa là sợi dây ràng buộc tình cảm, trách nhiệm, bổn phận của đôi vợ chồng. Việc chăm sóc cho đứa trẻ chủ yếu do người mẹ đảm nhiệm vì đó là một thiên chức mà tạo hoá đã ban tặng cho phụ nữ.

Trong công việc chăm sóc con, người mẹ dành một thời gian khá lớn cho việc vỗ về giấc ngủ của bé. Nhằm phục vụ cho từ mười đến mười hai,

thậm chí là mười bốn giờ ngủ mỗi ngày của đứa trẻ, người mẹ phải làm khá nhiều việc, trong đó có việc sáng tác âm nhạc để ru con ngủ. Các bà mẹ trẻ tự đặt ra các câu hát kèm với phần đệm hơi ầu ơ, à ơi… nhẹ nhàng, du dương cho con dễ ngủ. Tự nhiên, các bài ca dao trữ tình, giàu âm điệu đã lọt vào tầm ngắm của các bà mẹ, biến nó trở thành nguồn cung cấp phần lời rất quan trọng cho bài hát ru…

Có lẽ, để phù hợp với cảnh đồng rộng thẳng cánh cò bay của đồng bằng bắc Bộ, hay cảnh biển sông mênh mang của Trung Bộ cũng như cảnh sông rạch chằng chịt của vùng đất Nam bộ, tiếng hát ru của người mẹ như được kéo dài thêm, được nâng cánh bởi rất nhiều tiếng đệm đầu À…ơ…, ờ…, Ầu… ơ ớ ơ…tạo nên những giai điệu trầm bổng, miên man, đưa trẻ thơ vào giấc ngủ thần tiên, ngọt ngào từ lời ru của mẹ. Tiếng hát ru còn là tiếng lòng của người mẹ về thân phận con người, là đạo đức, là cách đối nhân xử thế mà người mẹ muốn nói với con, dù có thể con chưa hiểu được…

Tìm hiểu sâu vào một số bài hát ru cụ thể ta thấy giá trị to lớn của tiếng hát ru trong việc tạo nên giấc ngủ yên lành cho trẻ thơ. Trong thực tế, có thể quan sát một đứa trẻ nằm ngủ thường trải qua ba giai đoạn là khóc đòi ngủ, ngủ lơ mơ rồi đến ngủ say. Với ba giai đoạn đó, người mẹ cũng có ba kiểu hát ru khác nhau nhằm một mục đích cao nhất là đưa con mình từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ và ngủ càng sâu càng tốt.

Khi đứa trẻ bắt đầu khóc đòi ngủ, người mẹ nhẹ nhàng đưa đứa trẻ vào võng/nôi/giường rồi bắt đầu vỗ về nhè nhẹ, kèm với đó là tiếng hát ru. Thí dụ bài hát ru Bắc Bộ sau đây :

À ơi….

Con cò bay lả…lả… bay la

Hay bài hát ru Nam Bộ:

Ầu ơ…

Ví dầu, ví dẫu, ví dâu

Ví qua ví lạ,ơ…ờ… ví trâu vô chuồng.

Hay:

À ơi…

Má ơi con vịt chết chìm,

Thò tay vớt vịt (ờ…) (con cá) kìm (ờ…) (nó) cắn tay

Các bài hát ru lúc này thường ngắn, không rõ nghĩa hoặc có nghĩa kiểu đủ vốn… cốt sao tạo ra âm điệu đều đều bên tai cho trẻ dễ ngủ. Tuy nhiên, nếu trẻ khóc to, người mẹ sẽ hát nhanh, hát lớn hơn, hát nhiều lần như muốn át đi tiếng khóc của trẻ, buộc trẻ phải cảm được nhạc điệu của tiếng ru mà đi dần vào giấc ngủ.

Khi trẻ bắt đầu vào trạng thái ngủ lơ mơ, giọng hát ru của người mẹ như dịu lại, chậm hơn, với nhiều bài hát ru hơn.

À ...ơi!

Cái ngủ buồn ngủ buồn nghê Buồn ăn cơm nếp, ơ... cháo kê thịt gà

Buồn ăn cái trứng ba ba

Nó về nó chửi mẹ cha bố mày.... [17]

Cùng với việc ru ngủ, các bài hát ru lúc này bắt đầu chuyển sang nhiều chủ đề đạo đức xã hội, đối nhân xử thế khác nhau…

Đó có thể là nỗi buồn nhớ vẩn vơ vô định:

À... ơi...!

Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ

Đó có thể là tình cảm anh em gắn bó:

À.... ơi…

Anh em như thể tay chân

Yêu thương hoà thuận, ờ… song thân vui vầy.

Từ xa xưa cha ông ta đã hiểu rõ về vai trò và tình cảm yêu thương, gắn bó của những người con cùng sống với nhau dưới một mái nhà. Bên cạnh tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng, cao đẹp thì tình nghĩa anh em cũng được xem là tình cảm thắm thiết, sâu sắc và là nguồn cảm hứng vô tận trong âm nhạc và thi ca. Tình nghĩa anh em trong gia đình là gì? Đó là một hình ảnh, khái niệm quen thuộc trong cuộc sống nhưng lại ít ai quan tâm đề cập đến. Tình cảm anh em là tình cảm giữa những người con cùng một huyết thống, cùng máu thịt, cùng sống chung một mái nhà và cùng được nuôi dưỡng bằng một nguồn suối yêu thương có những tình cảm thiêng liêng, gắn bó và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tình cảm anh em còn được hiểu như khi không còn cha mẹ, người thân thì anh em phải biết thương yêu, che chở, đùm bọc cho nhau trước những khó khăn, hoạn nạn. Từ thuở bé, ta vẫn thường được đọc hay nghe những lời hát ru về tình cảm anh em. Tuy mỗi lời hát đều mang một nội dung và sắc thái khác nhau nhưng cùng chung một điểm nổi bật mà người xưa muốn gửi gắm, đó là tô đậm tình yêu thương giữa những người anh em trong một nhà. Ngoài tình mẫu tử, tình phụ tử, tình cảm bạn bè mà không có một thứ tình cảm đẹp như tình anh em thì cuộc đời này sẽ rất vô vị, tẻ nhạt. Khi ta gặp một chuyện buồn hay những khó khăn, cha mẹ đôi khi không thể lắng nghe chia sẻ thấu đáo vì ít nhiều cũng có khoảng cách về tuổi tác. Những khi ấy ta tìm thấy một

bến bờ khác cùng thế hệ, một người bạn trong nhà có thể chia sẻ, dễ dàng cảm thông và tâm sự cùng ta mọi chuyện vui buồn, khó khăn trong cuộc sống – anh chị em. Những khi ta bế tắc hay gặp hoạn nạn, không còn gì cả thì bạn bè có thể rời bỏ ta, nhưng anh chị em thì vẫn còn mãi bên ta, bởi lẽ những người thân trong nhà biết yêu thương nhau thì sẽ luôn khuyến khích tinh thần, làm mọi điều tốt đẹp cho nhau và giúp ta vượt qua vì dù gì đi nữa vẫn là ruột thịt. Khi gặp sóng gió, ta mới thực sự cảm nhận người thân trong gia đình là quan trọng nhất luôn yêu thương mình. Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương tốt về anh em yêu thương lẫn nhau. Kho tàng văn học dân gian đã có rất nhiều câu hát ru hay nhưng trong cuộc sống đây đó vẫn còn nhiều người chưa hiểu được ý nghĩa của tình cảm cao quý này. Nhận thức được tầm quan trọng của tình anh em, ta cần phải xây dựng một mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa anh chị em trong nhà. Đó là luôn biết nhường nhịn, sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt hơn. Đôi khi, những người anh chị em cùng ngồi lại lắng nghe nhau, “anh giận thì em bớt lời” để tránh gây chuyện cãi vã, xích mích. Và nhất là, không để cho lòng vị kỷ lấn át tình thương...! Tình cảm anh chị em trong nhà cũng sẽ được vun đắp hơn qua những hoạt động nhỏ nhoi mà ta ít khi chú ý: bữa cơm sum họp đầm ấm hay những buổi dã ngoại với nhau, cùng nhau đi mua sắm, ăn uống,tham gia vào những công việc học tập hay đi làm của nhau…Tình cảm anh em vô cùng quan trọng và quý giá. Tình cảm ấy là sức mạnh vô biên giúp chúng ta vượt qua được những thác ghềnh trong cuộc sống, là bến đỗ bình yên khi ta gặp phải những sóng gió của cuộc đời. Tuổi trẻ chúng ta hãy sớm nhận thức được điều ấy để không lãng phí những giây phút ấm áp và đáng nhớ bên cạnh những người mình yêu thương như lơi hát ru đã gửi gắm!

Hoặc có thể là lời ru nói về thân phận con người, đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong cuộc mưu sinh hàng ngày:

À... ơi…

Trắng da vì bởi phấn dồi

Đen da vì bởi, ờ… em ngồi chợ trưa... ơ…

Hoặc nói về lòng chung thuỷ, sự son sắt trong câu hát ru người mẹ đồng bằng bắc Bộ:

À... ơi...

Thuyền ơi có nhớ bên chăng

Bến thì một dạ, ơ... khăng khăng đợi thuyền

Hay trong câu ru của người phụ nữ Nam bộ

Ầu... ơ…

Sông dài cá lội biệt tăm

Phải duyên chồng vợ (ờ…) ngàn năm (em) cũng chờ

Vì vậy đã có nhà nghiên cứu nói rằng: Hát ru không chỉ có chức năng ru cho trẻ dễ ngủ mà nó còn giáo dục cho trẻ về đạo lí, tình yêu, cách đối nhân xử thế… Những lời ru như những hạt mưa cần cù tắm mát hồn trẻ theo kiểu sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn, giúp trẻ ghi nhớ vào tiềm thức từng giai điệu, để rồi khi lớn khôn hơn một chút, trẻ sẽ dần dần hiểu ra câu hát ru ấy muốn nói gì với mình.

Khi cảm nhận được là trẻ đã ngủ say, những bài hát ru của người mẹ chuyển sang một cung bậc mới, tha thiết hơn, ký thác theo đó những dòng tâm sự theo kiểu độc thoại. Người phụ nữ, nhất là phụ nữ thời xưa với vai trò làm vợ, làm dâu, làm mẹ… có biết bao điều muốn nói. Nỗi niềm ấy trút cạn qua lời hát ru:

Thân em như hạt mưa sa,

Hạt vào đài các, ơ… hạt ra ruộng cày Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữ chợ, ơ... biết vào tay ai

hoặc:

À... ơ…!

Chàng ơi phụ thiếp làm chi

Thiếp là cơm nguội, ơ... đỡ khi … đói lòng

Hoặc là hình bóng quê hương thấp thoáng trong câu hát ru:

- À...ơi...

Chiều chiều ra đứng ngõ sau Ngó v ề quê mẹ, ơ... ruột đau chín chiều

- À ơi…

Chiều chiều quạ nói với diều

Cù lao ông Chưởng, ờ… có nhiều cá tôm

Con ngủ, nhưng người mẹ vẫn thức, vẫn hát như hát cho chính mình nghe. Dù biết rằng con chưa thể hiểu mình nói gì nhưng một khi dòng tâm sự đã trút ra lời thì gánh nặng trong lòng mẹ vơi đi.

Như vậy không gian hát ru vừa cụ thể vừa mênh mang, vừa là nơi ngôi nhà vừa là lòng mẹ thân yêu, nhưng cũng là một không gian vô cùng rộng mở khoáng đạt do chính những lời ru đã đem đến.

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)