Nghệ thuật của hát ru ngƣời Việt

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 57)

6. Cấu trúc luận văn

2.3. Nghệ thuật của hát ru ngƣời Việt

2.3.1.Ngôn ngữ, giai điệu và yếu tố âm nhạc của hát ru

Trong chuyên khảo Tìm hiểu giai điệu dân ca Việt Nam, nhạc sĩ Tú

Ngọc cũng xác nhận: “Rõ ràng là, trong nền âm nhạc của một dân tộc, thì dân ca có mối liên hệ trực tiếp nhất đối với tiếng nói... nhưng sẽ sai lầm khi nghĩ rằng giữa những âm điệu của tiếng nói và âm điệu của bài hát có sự đồng nhất”. Trong quá trình hình thành giai điệu dân ca, tác giả chỉ phân loại thành ba phong cách chủ yếu: hát nói, hát ngâm và ca xướng. So với khảo cứu của nhạc sĩ Hùng Lân thì chuyên khảo này thực sự là một công trình nghiên cứu khoa học âm nhạc nghiêm túc trong cả nội dung, phương pháp và tư liệu. Tác

giả đã đặt ra và giải quyết một cách khoa học các vấn đề: Mối quan hệ giữa ngữ âm tiếng Việt; những hình thái âm điệu đặc trưng; những phương thức phát triển giai điệu trong dân ca.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước trong bài Vài nhận xét về ảnh hưởng của tính chất đơn âm và nhiều thanh trong ngôn ngữ đối với âm nhạc dân gian Việt Nam cũng cho rằng ngôn ngữ, nhất là đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam đã có ảnh hưởng rất lớn đến dân ca, mà “Hình thái phôi thai của âm nhạc dân gian Việt Nam là ngâm thơ. Một câu thơ Việt Nam, chỉ kể đến thanh (tức là cao độ của ngôn ngữ) của từng tiếng, đã là một nét nhạc rồi ”.

Cũng như nhiều làn điệu âm nhạc dân gian nói chung, hát ru dùng thơ lục bát - một thể thơ dễ làm, dễ thuộc để đặt lời ca. Bên cạnh đó, người ta cũng có thể dùng thơ lục bát dạng biến thể hay đôi khi dùng cả song thất lục bát. Nhưng những trường hợp đó không phổ biến vì được coi là khó hát. Bởi việc thêm từ hay đổi cấu trúc nhịp thơ ở mỗi vế sẽ gây nên sự xáo trộn nhất định. Thế nên người hát phải đủ tài ứng vận để đảm bảo đúng âm điệu của đường tuyến cơ bản. Ở đây, một cặp lục bát được xem như đơn vị tối thiểu của phần tiếp diễn - tức phần lời ca của làn điệu hát ru. Có nghĩa nếu ít thì chỉ hát một cặp thơ cũng coi như trọn vẹn làn điệu, còn nhiều thì không giới hạn. Như thế, hát ru thuộc dạng làn điệu có cấu trúc co giãn không hạn định. Bài hát ru kéo dài bao lâu, hoàn toàn tùy thuộc vào dung lượng, vốn liếng thơ ca của người hát, đồng thời phụ thuộc vào "kết quả" của mục đích thực hành xã hội - tức đứa trẻ được ru đã... ngủ hay chưa? Đặc tính co giãn không hạn định đó không chỉ có ở hát ru, mà còn thấy ở nhiều thể loại âm nhạc dân gian khác như hát ví, hát trống quân, hát cò lả, hát ghẹo, hát dặm, các giọng ngâm cũng như các thể loại hò trên cạn, dưới sông nước... Hát ru với khả năng truyền tải bất cứ một dung lượng thơ ca nào, đó là một cấu trúc mang tính thực hành cao và hát ru là một loại hình âm nhạc rất phù hợp với mục đích sử

dụng làn điệu trong đời sống cũng như trong sinh hoạt âm nhạc của người dân lao động Việt Nam.

Bao bọc trước sau lời ca hát ru là phần mở và phần đóng. Đấy là những câu đưa hơi mang dấu ấn âm điệu vùng miền rất đặc trưng. Hát ru Bắc Bộ và Trung Bộ thì đưa hơi là "À … ơi!" hay "Ạ … ơi!". Riêng hát ru Nam Bộ thì đưa hơi bằng tiếng "Ầu … ơ!". Chính vì vậy, người dân Nam Bộ còn gọi làn điệu này là hát Ầu ơ.

Riêng tiếng đưa hơi của hát ru Bắc Bộ có nhiều kiểu dạng, dạng đơn giản và dạng phức tạp. Dạng đơn giản chỉ gồm là "À… ơi!" và dạng phức tạp là

À…a…à…à … ơi ! Ơi …h ỡi… h ời … i… à …ơi”

Tiếng đưa hơi "À… ơi!" mở đầu cho làn điệu để bắt vào câu lục. Khi muốn chia tách phần lời ca (hoặc giả do chưa kịp nghĩ ra lời thơ tiếp theo), người hát cũng dùng chính tiếng đưa hơi đó tiếp ngay sau câu bát để gối đầu, dẫn dụ sang phần lời ca tiếp theo. Khi đó, tiếng đưa hơi có giá trị như một đoạn chen, phân ngắt làn điệu liên tục dạng Mở - Tiếp diễn- Mở - Tiếp diễn - Mở - Tiếp diễn...

Phần tiếp diễn dài hay ngắn (có nghĩa được ứng vận một hay nhiều cặp thơ liên tiếp) là hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của người hát. Theo đó, một bài thơ dài có thể được phân ngắt theo nhiều cách khác nhau bằng những đoạn chen đưa hơi "À… ơi!". Khi kết thúc làn điệu, nét đưa hơi đó lại được xem là phần đóng.

Bên cạnh việc dẫn dụ đóng- mở phần lời ca, tiếng đưa hơi còn có vai trò khá quan trọng trong việc gây ngủ. Lặp đi lặp lại trong một nhịp độ chậm, tiếng "À… ơi!" như một dấu nhấn âm điệu có tính chu kỳ, sẽ gây tác dụng nhất định trong việc tạo cảm giác thư giãn tinh thần, đưa đứa trẻ vào giấc ngủ êm đềm.

Nhiều người lớn khi nghe hát ru cũng không tránh khỏi cơn buồn ngủ díp mắt, như một dạng ám thị bằng thanh âm, kể cả khi nghe những giọng hát ru hay đến như thế nào! Hơn thế nữa, chính bản thân người hát ru cũng khó thoát khỏi cảm giác đó mỗi khi hát đã lâu mà đứa trẻ chưa ngủ. Bởi vậy, cũng có thể coi hát ru như một làn điệu có tác dụng thôi miên đa chiều. Đó là một sự thật. Thế mới biết tác dụng cao của làn điệu, được đúc kết tự ngàn xưa.

Khi hát ru, người hát cần hát nhẹ nhàng vừa đủ để truyền tải lời thơ, tạo cảm giác như ngâm ngợi trong một không gian yên bình. Ở đây, những giai điệu rộng mở khoáng đạt, khiến bất cứ ai cũng có thể hát ru dễ dàng mà không cần đến một sự rèn luyện đặc biệt.

Có thể nói, tính thực hành xã hội đã chi phối làn điệu từ toàn bộ lời ru đến từng câu chữ. Chính mục đích để ru trẻ ngủ mà nhịp điệu đặc trưng của hát ru thuộc dạng nhịp đôi êm ái, du dương, đều đặn, đồng điệu với nhịp đưa nôi, dễ tạo cảm giác dìu dịu gây ngủ. Thế nên khi người ta hát ru, bao giờ cũng bế đứa trẻ lắc lư, đu đưa theo nhịp câu hát, hay có thể vỗ về đứa trẻ, tác động phụ trợ với câu hát đưa bé vào giấc nồng.

Đặc biệt hơn, khi người ru bồng đứa trẻ nằm trên võng, nhịp đưa nôi của câu hát khi đó đánh đồng với nhịp đu đưa "kẽo kẹt" của chiếc võng, điều đó sẽ tác động mạnh hơn tới việc gây ngủ. Trong các loại hình âm nhạc dân gian, đây có lẽ là trường hợp duy nhất mà người hát trực tiếp "bồng bềnh, chao liệng" cùng nhịp điệu câu ca theo đúng nghĩa đen của nó, điểm nhấn chu kỳ nhịp điệu trong hát ru có tính co giãn tương đối, không thật đều. Nên nếu cố tình hát phá cách theo kiểu nhịp điệu tự do hoàn toàn, thì hát ru khi đó sẽ có dáng vẻ giống với một làn điệu ngâm thơ.

Cần thấy rằng, trong những yếu tố "bó buộc" chi phối, làn điệu hát ru vẫn bao chứa những kỹ thuật âm nhạc của riêng mình, như một khoảng xác định bẳn sắc nghệ thuật của làn điệu. Những kiểu rung giọng, nhấn nhá, luyến láy

các cung bậc quy định luôn tạo nên sức hấp dẫn nhất, quyến rũ, đủ để mỗi người hát có thể phát huy khả năng âm nhạc của riêng mình. Bởi thế, một người hát ru giỏi với chất giọng truyền cảm sẽ có thể gây ấn tượng như một nghệ sĩ dân gian thực thụ. Đó là điều đã được xác nhận trong thực tiễn.

Hát ru của nước ta rất truyền cảm, phong phú và đa dạng. Chỉ cần nghe những tiếp "à ơi", "ạ ời" hay "ầu ơ", người ta biết ngay đó là điệu hát ru của miền nào.

Dù miền nào, hát ru cũng là cách hát dễ nhất, thấm đậm hồn quê, tình người sâu lắng. Ngày xưa, các cụ ta chưa biết khoa học là gì nên không biết rằng ngày nay người ta đã dùng âm nhạc để giáo dục thai nhi. Ngày xưa, có lẽ các cụ chỉ biết một điều: hát ru cho trẻ êm tai, dễ ngủ, cho nên cứ mạnh dạn "sáng tác", để rồi có cả một "rừng" bài hát ru. Ngày nay, người ta không cần biết hát ru lợi ích lâu dài thế nào cho trẻ sơ sinh, mà chỉ thấy lợi ích trước mắt là trẻ dễ và mau ngủ để người lớn có thì giời làm việc hoặc nghỉ ngơi...

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)