6. Cấu trúc luận văn
3.1.2. nghĩa giáo dục của hát ru
Bên cạnh giá trị to lớn về mặt nghệ thuật, hát ru còn đưa đến những bài học giáo dục. Hát ru giúp cho mọi người thêm hiểu biết về quan niệm tín ngưỡng, phong tục tập quán, về thiên nhiên, con người, loài vật và cuộc sống với những giá trị nhân sinh lớn lao. Đó là những nét văn hóa gắn liền với triết lý sống, quan niệm sống cùng khát vọng cuộc sống ấm no hạnh phúc nhân dân ta tự ngàn xưa.
Là loại hình đặc biệt trong kho tàng văn hóa dân gian khu vực Sốp Cộp và là những sáng tác của nhân dân lao động, những câu hát ru có đặc điểm về nghệ thuật mang đậm bản sắc của văn hóa đân tộc. Đó là những yếu tố nghệ thuật như: Hệ thống từ ngữ, phương thức diễn đạt với các biện pháp như ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, cùng thể thơ và cách gieo vần rất đặc trưng, phù hợp với cách nói dân dã, trẻ thơ, nhạc điệu nhẹ nhàng đơn giản đã làm cho những câu hát ru có tính truyền cảm cao.
Chính nhờ những đặc điểm nghệ thuật này, hát ru đã đóng góp làm phong phú thêm vào các loại hình diễn xướng dân ca trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.
Về mặt tinh thần, mỗi khi nhắc đến hát ru c ủa ng ười Việt nói riêng và hát ru của các dân tộc Việt Nam nói chung, người ta nghĩ ngay đến những bài hát êm ái, nhẹ nhàng và chan chứa yêu thương đối với con trẻ. Bởi vậy, khi xét về giá trị tinh thần, mỗi bài hát ru là nơi lưu giữ tình yêu thương
vô bờ của người bà, người mẹ, người chị dành cho những đứa trẻ ngay từ khi chúng cất tiếng khóc chào đời. Không chỉ đơn thuần là những câu hát được người lớn hát lên để dỗ cho trẻ con nín khi khóc mà mỗi bài hát ru của đồng bào Thái thực sự là “món ăn tinh thần” không thể thiếu bên nôi trên mỗi căn nhà sàn. Qua lờ i ru , trẻ cũng nhận được tình thương từ ông bà , cha mẹ, anh chị em trong gia đình lớn.
Nhờ những bài hát ru, “mầm nụ” nhân cách của mỗi đứa trẻ được hình thành và phát triển ngay từ khi mới chào đời. Đó là những giá trị sống tốt đẹp nhất mà mỗi bài hát ru muốn truyền vào tâm hồn mỗi đứa trẻ, khát vọng chúng lớn lên sẽ trở thành những đứa con ngoan của bản làng.
Hát ru mang giá trị giáo dục to lớn. Đó là những triết lý sống, những bài học, những điều hay lẽ phải trong cuộc sống thường ngày được hát ru của người Việt … đúc kết thành những câu ca để truyền vào tâm hồn đứa trẻ, mong chúng khi lớn lên trở thành những con người có khát vọng cao đẹp:
- À ...ơi!
Con ơi muốn nên thân người
Lắng tai, ơ... nghe lấy những lời mẹ cha
- À …à…ơi..!
Chim khôn đậu nóc nhà quan
Giai khôn tìm vợ, ơ… gái ngoan tìm chồng [17]
Ngay từ khi mới sinh ra, người dân đặc biệt chú ý tới nhân cách của đứa trẻ, mong chúng từ khi còn nhỏ đến khi lớn lên, phải biết tránh xa những thói hư tật xấu. Có những bài hát ru gieo vào tâm hồn con trẻ những khát vọng và ước mơ tốt đẹp về cuộc sống.
Trong cuộc mưu sinh, người ta mong muốn khi lớn lên, những đứa trẻ sẽ là chủ nhân của cuộc sống. Bởi vậy, ngay từ khi nằm trong nôi, nghe những lời hát ru của mẹ, người lớn đã hình thành trong những đứa trẻ đức tính
yêu lao động, hát ru còn dạy trẻ biết yêu thương, biết sống hòa thuận trong gia đình để có cuộc sống đầm ấm:
- À ...ơi!
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng [17]
Hát ru của người Việt là những sáng tác được ra đời trong lòng nhân dân lao động, những người sinh ra và lớn lên rồi gắn bó với mảnh đất giàu bản sắc dân tộc. Đó là những khúc hát đã nuôi dưỡng và chắp cánh tâm hồn biết bao thế hệ con trẻ nơi đây. Từ trong sâu thẳm tâm hồn, hát ru mãi là dòng sữa mát lành trong cuộc đời họ.
Là những sáng tác dân gian lâu đời, những câu hát ru của người Việt thấm đượm chất dân tộc, là lời ăn nét nghĩ và là nơi gửi gắm những ước mơ, những khát vọng cùng những quan niệm nhân sinh của truyền thống dân tộc.
Tác dụng của hát ru cũng thật là kỳ diệu. Trẻ mới vài tháng tuổi chưa hiểu ngôn ngữ, vậy mà với cử chỉ bồng bế, vỗ về âu yếm và tiếng hát ru thiết tha của mẹ (hoặc bà, cha, chị ...) chỉ vài phút sau bé đã nhắm mắt thiu thiu, rồi say trong giấc ngủ. Khi bé có thể nghe hiểu ngôn ngữ thì những câu hát ru còn có thêm tác dụng như bài học khai tâm, khai trí đầu đời, ngày này qua ngày khác giáo dục tình yêu quê hương, trách nhiệm với đất nước; tình thương, công lao của cha mẹ và nghĩa vụ, đạo lý làm con; tình đoàn kết anh em, cộng đồng dân tộc; tiếng hát ru góp phần không nhỏ cho việc hình thành nhân cách con người:
À... ơi...!
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha
Ai cũng biết đến câu hát ru này, bởi một lẽ đơn giản là con người ai cũng được ba mẹ sinh ra, cũng mang ơn sinh thành của ba mẹ từ khi còn trứng nước. Tại sao lại ví công cha như núi Thái Sơn? Thử tưởng tượng ngọn núi to lớn, sừng sững đã có từ rất lâu ấy xem. Không phải ngẫu nhiên mà công cha lại được ví như ngọn núi ấy, vì công cha lớn lắm, không gì có thể thay thế được, công cha cũng mênh mông, vô tận như nghĩa mẹ vậy. Nước trong nguồn, là nước chảy ra từ những con suối, từ những mạch nước ngầm, ra sông, từ sông đổ ra biển rồi cứ như thế chúng nối theo nhau, thành một vòng tuần hoàn mà không bao giờ ngừng chảy. Thứ nước ấy cũng như tình mẹ, mênh mông mà bất tận, lúc nào cũng đầy ắp, không bao giờ vơi đi. Ôi, nghĩa mẹ thật rộng lớn! Câu hát ru đã đi xuyên suốt lịch sử, bởi nó đã nhắc nhở cho những người mang phận làm con rằng công lao cha mẹ vĩ đại lắm, không có gì có thể sánh bằng. Cha mẹ là người sinh ta ra, là trụ cột, là chỗ tựa vững chắc cho ta. Gia đình cũng tựa như một ngôi nhà, còn cha là cái nóc. Thiếu cha thì ngôi nhà như thiếu cái nóc, chẳng còn giá trị gì, bởi vậy tục ngữ mới có câu: “Con có cha như nhà có nóc.” Một đứa con sinh ra mà không có cha thì thật là bất hạnh. Nói cho cùng, với mỗi người con thì mẹ là người gần gũi nhất. Mẹ là người gần gũi, thân thiết nhất. Bởi mẹ là người mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, rồi là người cho con bú mớm, là người không quản khó nhọc chăm từng muỗng cháo, từng li sữa cho con. Mỗi ngày con ốm đau thì người vất vả cũng chỉ có mẹ, không phải vì cha không thương con bằng mẹ, mà là vì cha ít thể hiện tình yêu thương của mình ra ngoài. Nhưng sau tất cả, dù là hành động, cử chỉ hay lời nói thì tình cha, tình mẹ cũng mênh mông vô bờ bến. Với trách nhiệm làm con, ta phải biết đền đáp lại công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Tại sao có những đứa con sinh ra lại không biết giữ chữ hiếu? Có cha, có mẹ mà không lo đền đáp lại công ơn lớn lao ấy, chỉ biết ăn chơi lêu lổng. Có những đứa trẻ thèm khát được một lần gọi tiếng cha,
mẹ thì hãy biết ơn cha mẹ, biết ơn những gì cha mẹ đã làm cho ta. Ai sinh ra mà không có cha, có mẹ? Cha mẹ bỏ cả cuộc đời để nuôi dưỡng, chăm sóc cho ta, từ một đứa trẻ sơ sinh thành một người có học thức, có hiểu biết. Cơm ta ăn, quần áo ta mặc hàng ngày, thuốc ta uống những khi ốm đau, bệnh tật đều từ tiền của cha mẹ mà ra. Họ phải đi làm vất vả, phải lam lũ, phải tằn tiện từng xu, từng đồng thì ta mới có được ngày hôm nay. Chưa kể đến tuổi đi học, cha mẹ lại phải cất công đưa đón, dạy dỗ, kèm cặp cho ta. Làm sao có thể quên được dòng sữa mẹ, làm sao có thể quên được bàn tay chai sần quần quật làm việc suốt ngày của cha? Thật khó để có thể quên nụ hôn ấm áp của mẹ. Chữ hiếu không chỉ thể hiện ra bằng lời nói mà còn thể hiện ra bằng những hành động, cử chỉ mà ta dành cho cha mẹ: một lời hỏi han, một li nước mát, một con điểm mười, một câu cảm ơn, một câu xin lỗi…, chỉ vậy thôi cũng đủ làm mát lòng cha mẹ. Càng thấm thía câu hát ru, ta càng tự nhủ với lòng mình phải thật cố gắng để trở thành một đứa con ngoan, phụ giúp mẹ việc nhà và trở thành trò giỏi. Cha mẹ cũng không thể nào ở mãi được với ta, vì vậy hãy dành cả cuộc đời của mình để đền đáp lại công lao ấy, đừng để sau này phải hối tiếc. Giữ đạo hiếu là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân, truyền thống tốt đẹp này cần được giữ vững và phát huy. Mỗi câu hát ru đều để lại trong lòng mỗi con người một cảm xúc riêng, khiến mỗi người cảm thấy yêu thương cha mẹ của mình hơn. Bài hát ru đã dạy cho con người ở mọi thời đại một chữ hiếu, giúp họ biết ơn cha mẹ hơn, hiểu được sự vĩ đại, rộng lớn, mênh mông của tình cha, tình mẹ
Và:
- À ...ơi!
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa? Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước. Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
Lời hát ru còn nói lên nỗi niềm gian lao vất vả, sự đảm đang và lòng vị tha nhường nhịn của người thôn nữ ngày xưa.
- À ...ơi!
Cái ngủ mày ngủ cho lâu Mẹ mày đi cấy đồng sâu chưa về
Bắt được con trắm, con trê Cầm cổ lôi về đun nước, làm lông
Miếng nạc thì để phần chồng
Lời bình của nhà nghiên cứu Hà Châu về ý nghĩa giáo dục của lời ru trên thật sâu sắc và thấm thía: ”Trắm, trê là loài cá đương nhiên không thể có lông, và không ai "cầm cổ lôi về"; nhưng người ta hư cấu để câu ca hợp vần điệu với cả bài hát ru. Còn "miếng lòng" ở đây là lòng thương yêu của người mẹ dành cho con”.
Hay như câu hát ru sau: À ơi ...
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng, khóc ngồi
Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng... [17]
Cũng theo lời bình của nhà nghiên cứu Hà Châu thì: ”Câu hát ru đôi khi là bài học giản dị, dí dỏm, hài hước mà đúng đắn về cách chế biến các món ăn thường nhật; thịt con vật nào thì phải dùng gia vị ấy”. Và bà cũng khẳng định: ”Tất nhiên chúng ta phải chọn những bài ca cổ truyền hay nhất, đẹp nhất... những câu hát cũ có sức sống mãnh liệt đã vượt qua mọi thử thách của thời gian và gợi lòng yêu đất nước”...
Rõ ràng, hát ru mang đậm ý nghĩa giáo dục, là những bài học đầu đời đối với mọi đứa trẻ với đầy đủ giá trị của nó.