Các biện pháp nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, gieo vần, so sánh,

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 61)

6. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Các biện pháp nghệ thuật (thể thơ, ngôn ngữ, gieo vần, so sánh,

sánh, tượng trưng, nhân hóa...) của hát ru người Việt

Về thể thơ của hát ru, đặc điểm của hát ru là bài hát không dài, từ ngữ

dễ hiểu, dễ nhớ và thường dùng thể thơ lục bát, dùng những câu ca dao có sẵn trong dân gian, vì thế lời hát ru mang đậm nghệ thuật của các làn điệu dân ca. Lời hát ru sử dụng những bài ca dao, đồng dao; những thơ lục bát có vần điệu nên dễ nhớ, dễ hát và rất truyền cảm.Hát ru lại thường xuất hiện ở chốn làng quê vào những giờ tĩnh lặng. Đó là giờ khuya vắng giữa đêm thanh, hay giữa trưa vô tình sau hè có tiếng gà gáy râm ran, hay xế chiều trong tiếng võng đưa nơi bờ tre kẽo kẹt hồn nhiên hòa điệu… do đó hát ru càng thấm sâu vào lòng người, khiến cho tâm trạng người ru xao xuyến khôn cùng.

Ví dụ: - À… à… ơi !

Con ơi con ngủ cho lâu Để mẹ đi cấy đồng sâu chưa về…

À… à… ơi !

Hay:

- Ầu… ơ !

Bà nội già như chuối chín cây Gió đưa bà rụng biết ngày nào đây…

Trong các thể loại âm nhạc dân gian, có lẽ hát ru là làn điệu được dùng

với tần suất nhiều hơn cả. Bởi lẽ trẻ thơ luôn là đối tượng ưu tiên ở mọi cộng đồng cư trú, hết lớp này đến lớp khác luân phiên chào đời tiếp nối mạch sống dân tộc. Theo đó, ru trẻ ngủ đương nhiên là việc không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày. Sớm khuya chiều tối, bất cứ lúc nào cần trẻ ngủ là lại vang lên tiếng hát ru.

Chính đặc tính liên tục đó của hát ru đã khiến làn điệu có được vị trí ấn tượng nhất trong đời sống âm nhạc của một chu kỳ đời người. Ở đây, sẽ thấy một người hát ru đồng thời cũng chính là người thầy truyền dạy làn điệu tại chỗ cho những người xung quanh. Mỗi thành viên trong gia đình người hát hay hàng xóm láng giềng kề bên đều có thể dễ dàng cảm nhận, nắm bắt một cách vô tình hay hữu ý. Những lời ca có giá trị theo đó mà lưu truyền từ người này sang người khác, vùng này qua vùng khác, còn mãi với thời gian. Bởi vậy, hát ru cũng được xem như một phương tiện bảo lưu vốn thơ ca dân gian hữu hiệu và bền vững.

Chính những câu hát ru theo thể thơ lục bát quen thuộc có ý nghĩa câu chữ dễ hiểu đã rất dễ nhớ, nên từ thuở bé người ta đã không học mà thuộc lòng khá nhiều, để bất cứ lúc nào cần là sẵn sàng hát ru cho em, cho con hoặc cho cháu ngủ.

Ngoài những câu hát ru theo thể thơ lục bát 6/8, đôi khi người ta còn đưa một vài thể loại khác vào lời hát ru. Ví dụ, thể thơ song thất lục bát biến thể của điệu hò Nam bộ được các bà, các cô đưa vào hát ru từ lâu:

- Âu… ù… ơ !

Đèn Sài Gòn ngọc xanh, ngọn đỏ Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu

Anh về học lấy chữ nhu

Chín trăng em đợi, mười thu em cũng chờ

Trong nền văn hóa dân gian, hát ru đã xuất hiện tận đáy lòng, tùy hứng, tùy cảm, tùy thời đại và tùy địa phương. Những câu hát ru "tân thời" cũng được các ông bố, bà mẹ "ít vốn" hát ru nên phải "chế" để hát cho con ngủ.

Người ta cất tiếng hát ru là để ru con, ru cháu, ru em và ru chính mình lịm vào dòng suối ngọt ngào của tuổi thơ. Từ đó trong tâm hồn mỗi người luôn mang nặng hình ảnh quê hương và quãng đời thơ ấu trên võng hoặc bên võng lặng nhìn vào giọt máu của mình đung đưa với những câu hát ru êm đềm say đắm hồn nhiên mà bất tử hơn bất kỳ loại nhạc nào. Và cũng từ đó, người ta đã mượn hát ru để dạy con, cháu học, làm và sống theo ý nghĩa trong những câu hát giản dị nhưng ẩn dụ, mang ý nghĩa và tính giáo dục vô cùng sâu thẳm.

Hát ru có nét giống nhau là thường dùng thể thơ lục bát, lục bát biến thể với làn điệu nhẹ nhàng, lời ca thường đệm thêm nhiều tiếng không có nghĩa xác định. Chỗ khác nhau là về trường độ, cao độ, về sắc thái âm điệu, tiếng đệm... Hát ru có một giá trị nhất định trong kho tàng văn chương bình dân của đất nước Việt Nam mà lực lượng thể hiện là phụ nữ Việt Nam qua nhiều năm tháng.

Về gieo vần trong hát ru, gieo vần trong dân ca nói chung đã được tác giả Bùi Trọng Hiền đề xuất một phương pháp xác định sơ đồ giai điệu những thể loại dân ca, hát ngâm thơ lục bát và xem đây là một khâu cần thiết để xác định trong nghiên cứu dân ca. Khâu quan trọng trong nghiên cứu dân ca Việt Nam, nền dân ca, như ý kiến của một số nhà nghiên cứu là dựa trên cơ sở nền thơ có vần điệu bằng trắc và ngôn ngữ đa thanh. Điều này trùng hợp với quan điểm của nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thu trong bài nghiên

cứu Thơ sáu tám và dân ca đối đáp tỏ tình . Ông nói: “Chính nhạc hát đã tận

dụng khả năng vô tận của ngữ điệu để xây dựng những dòng tư duy bằng nghệ thuật âm thanh hợp với bản chất và sở trường của mình”. Khi nói về thể thơ trong những khúc hát ru là nói về mặt cấu trúc với số câu thơ trong từng bài và số chữ trong từng câu. Từ đó thấy được tác dụng của cách sử dụng thể thơ ấy trong biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa của mỗi bài hát ru.

Khảo sát và tìm hiểu hát ru của người gắn liền với nghi lễ vòng đời của trẻ nhỏ, chúng tôi nhận thấy trong hệ thống những bài hát ru ở vùng này đa số được sử dụng thể thơ 5 chữ. Với dung lượng số chữ trong từng câu như vậy là hoàn toàn phù hợp với thể hát ru. Không quá dài mà cũng không quá ngắn. Nó vừa đủ để khi diễn xướng, người hát ru vừa đủ hơi và âm trong một câu hát.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài sử dụng thể 4, 3 chữ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung câu hát ru. Hơn nữa, cách bố trí số chữ trong câu sẽ tạo nên nhịp điệu của bài hát ru cũng như nhịp cánh tay của người bế đứa trẻ hay nhịp đưa nôi. Bởi khi khoang miệng người hát hoạt động cất lên câu hát ru thì kéo theo sự đồng thời của nhịp lên xuống của cánh bay bế đứa trẻ hay nhịp nhún của võng.

Số câu trong mỗi bài hát ru là không hạn định. Nó tùy thuộc vào nội dung phản ánh trong mỗi bài hát ru. Biên độ ngôn ngữ luôn mở để chuyển tải

một câu chuyện, một phong tục, một nét văn hóa hay kinh nghiệm trong cuộc sống của đồng bào.

Có những bài chỉ có hai câu với nội dung đơn giản, nhưng cũng có bài số câu khá dài để nói về một câu chuyện hay trò chơi của trẻ nhỏ:

Khi nói về hát ru nói chung thì gieo vần là yếu tố không thể thiếu và đặc biệt quan trọng để tạo nên nhịp điệu của lời ru. Mở đầu mỗi bài hát ru đều có câu a à để tạo âm hưởng và thế cất lên lời ru. Nếu như trong lời ru của đồng bào Tày (khảo sát vùng Lào Cai) thường mở đầu bằng câu: “Ơ ớ ơ ớ… ơ

ớ ơ à ơ…/Nón đắc ơ à nón đây ơ à ơ”, trong lời ru của đồng bào Thái mở đầu

bằng câu: “Ú dơ lả ú dơ … ú …/Non dơ lả nón dơ … dơ”.Thì trong lời ru của người Vieetj, mở đầu mỗi bài thường có câu: “À a à ơi, à a à ời...”. Với cách mở đầu này ở mỗi bài hát ru, người hát vừa tạo nhịp điệu và âm hưởng cho cả bài đồng thời gieo vào lòng đứa trẻ sự vỗ về, nựng nịu, dỗ dành và sự chở che, khơi nguồn cho dòng cảm xúc của bài hát ru.

Có những bài có cách gieo vần gần giống với đồng dao, với nhịp ca dồn dập, nhịp nhàng điều đó tạo nên không khí vui tươi cho đứa trẻ:

Trời mưa/ quả dưa/ vẹo vọ Con ốc/ nằm co

Con tôm đánh đáo/ con cò/ kiếm ăn

Những bài đồng dao này vừa có thể hát, vừa để tổ chức trò chơi cho trẻ nhỏ đồng thời giúp trẻ hình thành những kỹ năng đầu đời.

Vần điệu của bài hát ru nhiều khi được sắp xếp theo sự tăng tiến về từ ngữ, hình ảnh trong mỗi câu của toàn bài.

Về mặt ngôn ngữ lời ca, người hát ru có thể vận dụng toàn bộ vốn liếng

thơ ca của mình để đặt làm lời câu hát. Đó có thể là một cặp thơ, một chùm thơ hay cả một bài thơ lục bát. Bên cạnh việc ứng vận vốn thơ ca sẵn có, người ta cũng có thể tức hứng mà sáng tạo những lời ca riêng, biểu đạt cái tôi

với nhiều cảm xúc. Trong các bài ru con được lưu truyền, không ít bài được bắt đầu bằng các từ "bồng" hay "ru"- là những động từ có nghĩa liên quan mật thiết tới hành động ru trẻ ngủ. Đó cũng là nét đặc trưng trong lời ca hát ru. Ví như bài hát ru sau đây:

- À...ơi!

Bồng bồng mẹ bế con sang Đò dọc quan cấm đò ngang không chèo

Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thày

Hai cặp lục bát dưới đây đã thấm vào lòng mỗi con người từ thuở còn nằm nôi, chính là một trong những lời ru - ca dao - tục ngữ cài đan, lồng ghép, tạo nên sự đa thanh, đa nghĩa, biểu cảm lạ lùng. Lời ru con đầy yêu thương, ngậm ngùi, kể lể. Mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Muốn sang sông nhưng: "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo". Mẹ than cùng con, mẹ than đời mẹ. Giọng giãi bày, nghẹn ngào, ấm ức, đắng cay suốt cuộc đời của mẹ. Trong hình thức lục bát, nối tiếp tự nhiên từ hai câu ca dao giàu âm thanh (bồng bồng), hình ảnh (mẹ bế con đò dọc, đò ngang, cầu kiều...), tuy là lời ru lúc ẵm con mà chở nặng lời mẹ dạy con từ sớm, từ xa, người ta có thể truyền trao kinh nghiệm sống, ứng xử, nhưng để có học thức, có vǎn hoá, (hay chữ) nhất định không thể thiếu được vai trò của ông thầy. Đó là lời ru của người mẹ Việt Nam nghèo, đảm đang, đặt cả niềm tin vào vị thế người dạy con mình, dẫu đời bao ngang trái, vẫn kiên dũng bắc cầu cho con qua sông, vượt lên nghèo đói lạc hậu. Bốn câu mẹ ru con hay tự nói với mình? Mẹ nói với ta: người thầy rất xứng đáng được kính yêu vì là người chỉ đường, dẫn lối, giáo dục, giáo dưỡng mình hiểu biết, lao động, biết sống đẹp theo lẽ phải của cộng đồng, biết tự khẳng định. Còn mãi lời ru, lời biết ơn tất cả những ai hết lòng

vì sự nghiệp đào tạo, giáo dục! Còn có giáo dục thì còn có thông minh, vǎn hoá, phát triển!

Hay là lời hát ru:

- À... ơi!

Ru con con ngủ cho ngoan Mai sau con lớn con nên thân người...

Hoặc là lời hát ru:

- À ...ơi!

Ru bồng ru bổng ru bông Mẹ ru con ngủ mẹ dông lên làng...

Ở đây, do đối tượng được ru ngủ là đứa trẻ, nên nội dung tâm sự với bé vẫn được xem là điển hình hơn cả. Bên cạnh đó, người hát có thể biểu đạt rất nhiều chủ đề khác như cảnh quan thiên nhiên, quê hương, ...

Như thế, nội dung của hát ru là không giới hạn, như hát ru thể hiện tâm sự của người hát với đứa trẻ (đối tượng ru ngủ), tâm sự của người hát với những người xung quanh và tâm sự của người hát với chính mình.

Bên cạnh những sự sắp đặt lời ca có chủ ý, trong làn điệu hát ru, còn bắt gặp một hiện tượng thú vị khác, đó là nội dung vô thức. Ở đây, hãy tưởng tượng, nếu đứa trẻ chưa ngủ, người ru sẽ buộc phải ứng vận bất cứ lời ca nào mà họ chợt nhớ, rồi ghép nối bất kỳ, không cần mạch lạc. Thậm chí, khi người hát cạn vốn, nội dung hát ru có khi chỉ là những lời ca không có nghĩa, những hình tượng ngồ ngộ, không ăn nhập với nhau, hay đơn giản là một chuỗi những hư từ buột miệng, miễn sao có lời để ru cho xuôi là được. Khi đó, làn điệu hát con được xem như một "công cụ" thực sự. Bởi người ru hát một cách vô thức mà chẳng hề quan tâm đến nội dung hay chất lượng nghệ thuật nữa. Đó cũng là nét đặc thù trong thực hành xã hội của những làn điệu

Ngoài mục đích ru trẻ ngủ, sẽ thấy hát ru có tác dụng như thứ tín hiệu nghệ thuật đầu đời cho đứa bé :

- À …ơi !

Cái ngủ buồn ngủ buồn nghê Buồn ăn cơm nếp cháo kê thịt gà

Buồn ăn cái trứng ba ba Nó về nó chửi mẹ cha bố mày

Khi đứa trẻ còn nằm trong nôi, còn chưa hiểu hết ý tứ của nội dung các lời ca mà người lớn sử dụng, nhưng những âm điệu biểu cảm của những lời hát ru ấy sẽ thấm dần qua giấc ngủ, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác và đã giúp hình thành một nhân cách con người :

- À …à…ơi..!

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con...

Mỗi một dân tộc ở những vùng đất khác nhau đều có vốn ngôn ngữ mang bản sắc của dân tộc mình. Ngôn ngữ trong lời hát ru cũng vậy, được chiết suất từ trong lòng đồng bào các dân tộc, mỗi khúc hát ru lại có một hệ thống ngôn ngữ mang bản sắc của tộc người. Những khúc hát ru của người Việt cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Khi nói tới phương thức diễn đạt là nói đến các phương tiện biểu hiện của các loại hình. Là những sáng tác tập thể, được lưu truyền theo phương thức truyền miệng, những khúc hát ru trong việc sử dụng các phương thức diễn đạthết sức linh hoạt.

Lấy không gian diễn xướng là trong nhà, ngoài hiên những lời ru không phải là những lời lẽ khô cứng, sơ sài mà là những câu hát mềm mại, uyển chuyển, dễ đi vào lòng người. Đó là nhờ vào người dân nơi đây trong quá trình sáng tạo lời hát ru đã linh hoạt sử dụng những biện pháp tu từ để chuyển tải nội dung lời hát ru vào tâm hồn con trẻ.

Về nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong hát ru: Trong quá trình khảo sát và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy một phương thức nổi bật trong hát ru của người Việt là nhân hóa, so sánh. Từ hình ảnh những cây, quả, hoa, núi, các hiện tượng thiên nhiên cho đến các con vật đều được người ta nhân cách hóa thành hành động, lời nói và suy nghĩ của con người. Từ đó, tạo nên sự ngộ nghĩnh, sống động trong thế giới sự vật của hát ru. Điều này hoàn toàn phù hợp với cách suy nghĩ, cách nói của dân gian, đồng thời cũng là cách diễn đạt hoàn toàn thích hợp với tâm hồn con trẻ là hồn nhiên, ngây thơ, tò mò.

Thí dụ bài hát ru quen thuộc sau đây:

- À ...ơi!

Cái cò, cái vạc, cái nông Ba con cùng béo, vặt lông con nào? Vặt lông cái vạc cho tao

Hành răm mắm muối đổ vào sáo măng Cái cốc kiếm củi tung tăng

Cò bay đi mất nồi măng vẫn còn

Nhà nghiên cứu Hà Châu đã có lời bình rất hóm hỉnh về lời ru này như sau: “Khi có quyết định "Vặt lông con vạc cho tao", đồng thời một nồi xáo măng cũng được bắc lên, và trong lúc "cái vạc kiếm củi tung tăng" thì "cò bay đi mất, nồi măng vẫn còn"... Tác giả dân gian đã rất tài tình trong cách dùng từ, ngữ và nhân hóa các con vật để cả người hát và người nghe đều cảm thấy thú vị vì "vô lý mà có lẽ"!

Hay là cách nhân hóa trong bài ru Cái cò chết rũ trên cây:

- À ...ơi!

Một phần của tài liệu Phát huy nguồn lực thanh niên ở Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)