Kết quả nghiên cứu khả năng phát triển của vết bệnh trên gốc lúa

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh thối thân lúa (sclerotium oryzae) và biện pháp phòng trừ tại xã ái quốc, thành phố hải dương, tỉnh hải dương vụ mùa năm 2014 (Trang 57)

Để biết được ngày xuất hiện vết bệnh, kích thước vết bệnh và ngày cây lúa chết chúng tôi tiến hành thí nghiệm và theo dõi.

Sau khi lây bệnh nhân tạo bằng phương pháp áp miếng thạch có hạch nấm vào cây lúa và quấn nilon mỏng, lúa ở giai đoạn mạ, giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn làm đòng, giai đoạn trỗ sau 5 ngày tháo nilon thì thấy xuất hiện vết bệnh. Vết bệnh ban đầu có kích thước nhỏ không đều màu nâu đen sau các ngày kích thước vết bệnh tăng dần. Bệnh nặng, vết bệnh xâm nhập sâu phía trong đốt thân, dần làm cây lúa chết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Bảng 3.15: Kích thước vết bệnh sau khi lây lúa ở các giai đoạn trồng trong khay nhựa

STT Giống

Kích thước vết bệnh ở các giai đoạn sau các ngày lây nhiễm (mm)

NĐT 4/9/2014 NĐT 1/10/2014 NĐT 28/10/2014 NĐT 17/11/2014

Mạ Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ

5 ngày 10 ngày 5 ngày 10 ngày 5 ngày 10 ngày 5 ngày 10 ngày 1 Nếp cái hoa vàng 14,3x1,7 20,0x3,0 17,0x2,7 24,7x4,7 16,3x3,3 25,0x5,0 17,0x2,3 29,0x3,7 2 Nếp 97 13,0x1,3 17,7x2,3 11,3x1,7 21,3x3,0 14,7x3,0 22,3x4,0 12,0x2,0 19,3x2,7 3 Nếp 87 10,3x1,0 16,0x2,0 13,3x1,3 19,0x3,3 13,7x1,7 20,0x3,7 12,3x1,3 20,0x2,7 4 Nếp phú quý 13,3x1,3 17,7x2,0 14,7x2,3 23,7x3,7 15,3x2,7 24,0x4,0 14,0x2,3 23,7x3,3 5 Nếp DT52 13,3x1,7 19,0x2,7 15,7x2,7 22,3x4,0 14,3x1,7 23,3x3,3 13,7x1,3 25,0x2,3 6 Q5 8,3x1,0 11,7x2,0 10,0x1,3 14,0x1,7 12,0x2,0 17,0x2,7 9,7x1,0 13,3x1,7 7 Khang dân 11,3x1,0 17,7x1,7 12,0x1,3 17,3x2,0 12,7x2,3 18,0x3,3 12,7x2,0 19,7x3,3 8 VS1 10,3x1,7 17,0x2,3 11,0x1,7 20,3x3,0 13,3x2,0 20,3x3,3 11,7x1,7 18,7x3,0 9 TH3-3 10,0x1,0 13,7x1,7 12,3x2,0 17,3x2,7 12,7x2,3 17,3x2,7 12,0x2,3 15,7x2,7 10 Bắc thơm 7 11,3x1,0 18,3x1,7 12,3x1,3 20,0x2,7 12,3x2,3 20,7x2,7 11,3x2,0 20,7x2,7

Từ kết quả bảng 3.15 tôi thấy: Sau 5 ngày các giống bị nhiễm nấm

Sclerotium oryzae bắt đầu xuất hiện vết bệnh nhất là đối với các giống lúa nếp. Nhìn chung các giống lúa nếp có kích thước vết bệnh lớn hơn các giống lúa tẻ. Ở giai đoạn mạ giống lúa Nếp cái hoa vàng có kích thước lớn nhất sau

đó đến giống ĐT52 và Nếp Phú Quý. Giống Q5 có kích thước nhỏ nhất. Vết bệnh có xu hướng tăng dần kích thước vào các giai đoạn và thường đạt kích thước vết bệnh lớn nhất ở giai đoạn đòng.

Tóm lại các giống lúa nếp có tỷ lệ nhiễm bệnh cao thường có kích thước vết bệnh lớn hơn so với các giống lúa tẻ.

Hình 3.10 : Kích thước vết bệnh sau khi lây trên giống Nếp cái hoa vàng giai đoạn trỗ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh thối thân lúa (sclerotium oryzae) và biện pháp phòng trừ tại xã ái quốc, thành phố hải dương, tỉnh hải dương vụ mùa năm 2014 (Trang 57)