Những nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh thối thân lúa (sclerotium oryzae) và biện pháp phòng trừ tại xã ái quốc, thành phố hải dương, tỉnh hải dương vụ mùa năm 2014 (Trang 25)

Vấn đề nghiên cứu nấm Sclerotium oryzae gây bệnh thối thân lúa còn nhiều hạn chế.

Theo Đặng Vũ Thị Thanh (2008) sợi nấm đa bào, lúc non không màu, khi thành thục phân nhánh, góc nhọn màu vàng nhạt. Hạch nấm hình cầu hay gần cầu khi non có màu trắng, khi thành thục có màu nâu, bề mặt trơn nhẵn, hạch cứng. Nấm được phát hiện ở Hà Tây, Lạng Sơn, gây bệnh trên bẹ lá và thân cây lúa. Vết bệnh thường phát sinh trên bẹ lá và thân ở gần mặt nước. Ban đầu vết bệnh là những chấm nhỏ màu nâu đen, sau lớn dần và không có hình thành dạng nhất định. Nấm xâm nhập vào thân, làm thân lúa biến màu

đen hay nâu xám, mục thối và dễđổ. Trên bề mặt vết bệnh có những sợi nấm màu trắng và những hạch nấm màu nâu đen.

Ở Hải Dương ngày 4/10/2010, các chuyên gia của Đại học Nông nghiệp I và Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hải Dương đã đến xã Quyết Thắng (Thanh Hà) lấy mẫu xét nghiệm giống lúa nếp lai bị một loại bệnh lạ gây thối thân lúa.

Trước đó, bệnh này gây hại khoảng 8 ha lúa nếp lai ở các xã Quyết Thắng, Thanh An, Tiền Tiến (Thanh Hà), trong đó có 2 ha bị nhiễm nặng. Bệnh thường gây hại trên lúa nếp từ giai đoạn chắc xanh đến lúc thu hoạch ở

đổ rạp xuống ruộng.

Vụ mùa năm 2010, bệnh này bắt đầu phát sinh trên lúa nếp cái hoa vàng

ở 2 huyện Kim Thành, Kinh Môn, với hàng chục ha bị nhiễm. Tới vụ mùa năm ngoái có thêm giống lúa tẻ Nàng xuân nghi bị nhiễm bệnh.

Năm 2011, lúa Thu Đông của tỉnh Bến Tre đang giai đoạn làm đòng sắp trổ. Sau đợt triều cường, những vùng lúa trũng, thấp bị ngập. Khi nước rút, một số bệnh hại có thể lây lan và phát triển mạnh đó là bệnh thối thân và bệnh khô vằn.

Đáng quan tâm nhất sau đợt triều cường là bệnh thối thân, gây hại trên lúa làm đòng, trổ. Bệnh do nấm Sclerotium oryzae gây ra. Hạch nấm là nguồn tồn tại lây bệnh chủ yếu. Hạch có thể sống trong đất ruộng từ 3- 4 tháng. Hạch nổi trên mặt nước và theo dòng nước trôi đi, tiếp xúc với bẹ lá lúa và nảy mầm thành vòi bám vào cây lúa gây bệnh. Bệnh chủ yếu gây hại bẹ và thân lúa. Bệnh đầu tiên xuất hiện mặt ngoài bẹ lá gần mặt nước dưới dạng các vết nhỏ không đều màu nâu đen. Bệnh nặng, vết bệnh phát triển lớn dần, xâm nhập sâu phía trong đốt thân. Bẹ lá bị thối từng phần hoặc toàn bộ, thân bị

thối mềm, cây dễ bị đổ ngã, rễ thối đen. Thân lúa bị thối rỗng, bên trong ống rạ hình thành nhiều hạch nấm nhỏ li ti như hạt cát, màu đen, rắn là triệu chứng

đặc trưng của bệnh. Trên những cây lúa có bẹ lá bị thối, ở chổ giáp mặt nước, phiến lá mềm rũ, trong khi đó phần bẹ lá dưới mặt nước vẫn còn xanh. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ruông ngập nước, yếm khí, mật độ cấy quá dày, bón thừa đạm, thiếu ánh sáng. Bệnh phá hại nặng ở giai đoạn lúa có đòng trở đi. Khi cây lúa bị xây xát, sinh trưởng yếu, bệnh thường xâm nhiễm dễ

dàng. Nguồn lây bệnh chủ yếu cho vụ sau là rơm rạ và nguồn đất ở ruộng lúa. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là thay nước khi ruộng có lúa bị bệnh, không để

nước tù đọng trong ruộng; giữđều mực nước không để có lúc sâu quá, lúc cạn quá; không gieo cấy quá dày; không bón quá nhiều phân đạm, tăng cường bón phân kali, phun thuốc trừ nấm bệnh như: Kisaigon 50ND, Agrozo 250EC,…

Trong trường hợp ruộng không rút cạn nước được, có thể rãi thuốc Kitazin 10H (liều lượng 20kg/ ha). Để ngăn ngừa bệnh phát triển vụ sau, nên dọn sạch rơm rạ và gốc rạ trên ruộng lúa sau khi thu hoạch.

Ngoài bệnh thối thân, nông dân cũng cần chú ý sự xuất hiện và gây hại của bệnh khô vằn. Vì sau đợt nước dâng, hạch nấm sẽ trôi theo dòng nước lây lan mạnh. Bệnh do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Đối với bệnh khộ vằn nên quan sát kỹ phần gốc lúa vì bệnh bao giờ cũng phát triển từ những lá dưới, sau đó mới lan dần lên những lá trên. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ già ở

dưới gốc thường là nới phát sinh bệnh đầu tiên.

Vết bệnh loang lỗ màu xám xanh như da beo, nơi vết bệnh có những hạch nấm màu xám trắng và những sợi tơ nấm kết dính nhiều lá lại. Hạch nấm dễ

dàng rời khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng. Gieo sạ dày làm cho ẩm độ

không khí bên trong tán lúa tăng cao, góp phần làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bệnh xuất hiện thành từng ổ, từng chòm, sau đó có thể lan rộng ra. Bệnh nặng toàn bộ cây lúa bị héo khô; hạt bị lép lửng; giảm năng suất.

Phòng trừ bệnh khô vằn chủ yếu là áp dụng các biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh ở trong đất và kỹ thuật canh tác thích hợp. Tiêu diệt nguồn bệnh tồn tại trong đất tiến hành ngay sau khi thu hoạch, cày sâu để vùi lấp hạch nấm. Sạ thưa hợp lý, bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, tăng cường bón thêm kali để tăng cường tính chống chịu của cây. Chủ động tưới tiêu, không

để mực nước quá cao trong trường hợp bệnh đang lây lan mạnh.

Trong trường hợp ngập nước, sau khi nước rút quan sát có bệnh xuất hiện nên phun thuốc kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị như: Anvil 5SC, Validacin 3L, Opus 75EC ,...

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊU CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu bệnh thối thân lúa (sclerotium oryzae) và biện pháp phòng trừ tại xã ái quốc, thành phố hải dương, tỉnh hải dương vụ mùa năm 2014 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)